Khi đi massage em có oral sex, giờ trong miệng em mọc cục thịt dư, em lo quá!
Xung quanh dương vật bình thường, đi toilet bình thường, vậy em có nguy cơ mắc bệnh lây qua đường tình dục không?
Bác sĩ ơi,
Tình hình là 2 tuần trước em có đi massage và có oral sex. Hôm nay tự nhiên trong miệng em nổi lên 1 cục mụn (như 1 cục thịt dư vậy) không đau rát kèm theo là đau bụng, cứ lâu lâu là nhói lên đau (cách đây 2 ngày em có ăn tôm sống tái chanh). Xung quanh dương vật bình thường, đi toilet bình thường. Vậy em có nguy cơ mắc bệnh lây qua đường tình dục không???
Mong các bác sĩ tư vấn giúp em sớm.
(Bạn đọc)
Ảnh minh họa
Trả lời:
Chào em trai,
Quan hệ tình dục không dùng biện pháp bảo vệ rất dễ lây bệnh. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục bao gồm sùi mào gà, giang mai, lậu, viêm nhiễm sinh dục (do vi trùng , virut, nấm).
Trong đó, sùi mào gà và giang mai có thể biểu hiện bằng những tổn thương ở cơ quan sinh dục và niêm mạc miệng.
Video đang HOT
Sùi mào gà hay còn gọi là mụn cóc sinh dục do virus HPV gây ra. Đây là một bệnh lây truyền qua đường tình dục là chính, ngoài ra nó cũng có thể lây qua đường tiếp xúc như khi massage, dùng chung quần lót khi chưa được giặt sạch…
Virus HPV có thể gây bệnh u nhú trên da và niêm mạc trên cơ thể người như ở niêm mạc miệng, gan bàn tay, gan bàn chân, ở da mặt. Sùi mào gà là những mụn mọc thành cục nhỏ, không đau, hồng hoặc hơi nâu, bề mặt xù xì, hình thù như hoa lơ, đôi khi thấy ngứa.
Giang mai biểu hiện đầu tiên là săng giang mai. Săng giang mai giống như mụn hoặc vết loét mờ, bờ của nốt loét nhẵn nhụi và có cảm giác chắc như sụn, xuất hiện ở vùng sinh dục, đôi khi ở miệng, môi, ở ngón tay hoặc ở hậu môn.
Chỉ có khám trực tiếp và làm thêm xét nghiệm mới chẩn đoán chính xác được. Em nên đi khám chuyên khoa da liễu nhé.
Em đau nhói bụng nhưng không nói rõ vị trí nào trên bụng. Nếu em đau vùng trên rốn, đi tiêu bình thường, có kèm đầy hơi khó tiêu… thì có thể bị bệnh lý dạ dày tá tràng. Tuy nhiên, đau bụng cần phải khám trực tiếp, làm thêm siêu âm, nội soi, xét nghiệm máu… Có một số đau bụng cần phải mổ như viêm ruột thừa không thể uống thuốc mà hết được. Vì vậy, em cũng nên đi khám chuyên khoa tiêu hóa sớm nhé.
Thân ái!
Theo Alo
Làm sao để biết mình mắc bệnh tình dục?
Bệnh tình dục không chỉ là HIV, còn rất nhiều điều bạn cần biết để bảo vệ chính mình.
Thông thường, các bệnh lây truyền qua đường tình dục ban đầu thường không có biểu hiện rõ ràng, vì thế nhiều người không biết mình đã mắc bệnh nên không đi khám và điều trị sớm khiến bệnh diễn biến nặng hơn gây khó khăn và tốn kém cho việc điều trị hoặc làm lây bệnh cho người khác, có thể dẫn đến tử vong khi mắc các bệnh giang mai, viêm gan B,C, HIV,...
Các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục là tình trạng nhiễm trùng hoặc bệnh tật được truyền từ người nọ sang người kia qua hoạt động tình dục (giao hợp qua đường âm đạo, đường miệng hoặc đường hậu môn). Ngoài ra còn lây qua mẹ truyền cho con khi có thai, khi cho con bú và các dụng cụ tiêm, chích vào da. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Cho đến nay người ta đã tìm thấy hơn 20 bệnh lây truyền qua đường tình dục. Các tác nhân gây bệnh rất đa dạng và dễ lây bao gồm:
Vi khuẩn: gây bệnh lậu, giang mai, hạ cam, liên cầu B, lỵ trực trùng...
Vi rút: gây bệnh viêm gan B, viêm gan C, HIV, herper, sùi mào gà,...
Liên thể vi khuẩn và vi rut: gây bệnh Chlammydia, ureaplasma,...
Ký sinh trùng: gây bệnh trùng roi, rận mu, nấm men....
Tình dục ẩn chứa những nguy hại (Ảnh minh họa)
Mức độ nguy hiểm như thể nào?
Hầu hết các bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục đều làm cơ thể giảm sức đề kháng và làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm HIV lên hàng chục, hàng trăm lần so với người bình thường. Hoặc khi đã mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục lại bị nhiễm HIV thì bệnh LTQĐTD sẽ thúc đẩy HIV phát triển rất nhanh chóng trong cơ thể và thời gian tiến triển thành AIDS nhanh hơn.
Một số bệnh LTQĐTD có thể gây tử vong như HIV hoặc viêm gan siêu vi B, C... Với những trường hợp mắc lậu hoặc giang mai, nếu không biết bị mắc bệnh hoặc biết mà ngại ngần không đi khám điều trị sớm sẽ dẫn đến biến chứng là vô sinh, hủy hoại các cơ quan nội tạng.
Ngoài ra những bệnh như mụn rộp, sùi mào gà, giang mai,... có thể gây sẩy thai, ung thư tử cung , truyền bệnh từ mẹ sang con...
Một số dấu hiệu cần đi khám?
Có một số bệnh LTQĐTD chỉ cho thấy triệu chứng sau khi đã nhiễm bệnh một thời gian dài. Ví dụ, trong bệnh do Chlamydia có tới 70% trường hợp không có biểu hiện rõ ràng hoặc ở người nhiễm vi rút viêm gan B, C, HIV, thường bệnh tiến triển âm thầm hàng tháng, thậm chí hàng năm, đến khi có những triệu chứng rõ ràng thì bệnh đã ở giai đoạn nặng. Để phát hiện Chỉ có làm xét nghiệm mới biết được mình có bị nhiễm bệnh hay không. Tuy nhiên, nếu bạn đã quan hệ tình dục với một người mà bạn không biết chắc là không có bệnh, hoặc sau khi có quan hệ tình dục không an toàn mà cơ quan sinh dục của bạn có những biểu hiện bất thường, bạn nên nghi ngờ tới khả năng là mình mắc bệnh.
Cần biết cách bảo vệ chính mình và bạn đời trước những căn bệnh lây qua đường tình dục (Ảnh minh họa)
Những triệu chứng cơ bản của một số bệnh LTQĐTD:
- Có dịch bất thường chảy ra từ âm đạo hoặc đầu dương vật.
- Hậu môn hoặc cơ quan sinh dục bị ngứa, đau, đỏ, rát hoặc có các nốt, các vết loét bất thường. Các tổn thương này có thể đau hoặc không đau.
- Tiểu đau, buốt hoặc rát, hoặc tiểu nhiều hơn bình thường.
- Đau bất thường ở vùng bụng dưới mà không liên quan gì tới việc hành kinh.
- Trên da có nhiều mụn cóc, hoặc các mụn phỏng rộp đau, chảy nước, hoặc có lốm đốm đỏ, hay các u nhọt quanh miệng hoặc cơ quan sinh dục hoặc nổi hạch ở vùng bẹn...
- Đau nhiều khi giao hợp ở các thiếu nữ hoặc có ra máu sau quan hệ tình dục.
Do đó khi thấy có một trong những biểu hiện trên người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được khám, xét nghiệm chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị đúng. Một số bệnh LTQĐTD có triệu trứng gần giống nhau, người bệnh không thể tự phân biệt được mà cần được khám và xét nghiệm bởi các bác sĩ chuyên khoa. Vì vậy người bệnh không được tự ý dùng thuốc để chữa bệnh, nếu dùng thuốc không đúng, bệnh có thể trở nên nặng hơn, gây khó khăn và tốn kém cho việc điều trị hoặc không chữa được. Và điều quan trọng nữa là người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ là dùng thuốc đúng liều, đủ thời gian, không bỏ thuốc khi thấy đỡ triệu chứng. Khi dùng hết thuốc cần nên đi khám lại để được biết bệnh đã khỏi hay cần điều trị tiếp.
Theo Eva
Lây sùi mào gà dù chỉ "yêu" bên ngoài "Cháu đã quan hệ thực sự đâu, làm sao mà cháu bị bệnh được", vừa nói, Xuân vừa khóc nức nở khi bác sĩ thông báo cô bị sùi mào gà. Xuân (25 tuổi, Phú Thọ) và bạn trai yêu nhau đã gần một năm. Vì muốn giữ gìn đến ngày cưới nên cả hai chỉ âu yếm nhau bên ngoài. Gần đây,...