Khi dì ghẻ ra tay hại con chồng
Chỉ sau vài giây, nạn nhân lên cơn co giật kinh hoàng, sùi bọt mép và tử vong.
Xác chết dưới mương
Trưa 25/8/2010, khi đi qua đoạn đường ngang nối từ Quốc lộ 2 sang Quốc lộ 3, hai bên toàn núi, thường gọi là dốc Cây Diều, người dân xã Nam Sơn phát hiện xác một người đàn ông nằm ngửa dưới mương thoát nước bên vệ đường, trên bụng có chiếc giày liền cấp báo lên chính quyền xã. Công an xã Nam Sơn nhanh chóng có mặt tại hiện trường, xác định nạn nhân có dấu hiệu bị sát hại và báo cáo lên Công an huyện Sóc Sơn, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (CSĐTTP về TTXH) Công an TP. Hà Nội. Đại tá Nguyễn Đức Chung (lúc đó là Trưởng phòng, hiện là Giám đốc Công an TP. Hà Nội) lập tức chỉ huy đội trọng án vào cuộc. Trên người nạn nhân vẫn còn đầy đủ giấy tờ tùy thân và không có thương tích gì bên ngoài. Xét nghiệm mẫu máu, kết quả âm tính với ma túy nên khả năng chết do sốc loại độc dược này được loại trừ.
Nguyễn Thị Chinh
Người chết được xác định là Nguyễn Văn Nhường, SN 1977, quê Thái Nguyên, hộ khẩu thường trú tại nhà riêng ở phố Bùi Xương Trạch, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Tấm thẻ nhân viên trên người cho biết anh là cán bộ Phòng Pháp chế Ngân hàng Techcombank (trụ sở tại Hà Nội). Kết quả giám định pháp y thấy hai lá phổi bị xung huyết và có dấu hiệu chết do ngộ độc. Giám định mẫu phẩm thu được cho thấy trong người nạn nhân có chất kịch độc cyanua.
Trinh sát đội trọng án và Công an huyện Sóc Sơn chia thành nhiều tổ xác minh. Được biết anh Nhường đã ly dị vợ, không còn ở tại phố Bùi Xương Trạch từ tháng 4/2010, nhưng cả gia đình vợ cũ không biết chính xác nơi anh ở hiện tại. Lãnh đạo và đồng nghiệp cho biết anh Nhường là người sống rất chan hòa, không có mâu thuẫn với ai trong cơ quan, một cán bộ có năng lực và đang được đào tạo để đề bạt lên cấp cao hơn, chỉ có điều anh rất kín tiếng về chuyện đời tư.
Bằng biện pháp nghiệp vụ, trinh sát xác định được cuộc gọi cuối cùng từ điện thoại di động của anh Nhường vào đầu giờ hành chính ngày 24/8/2010. Cùng với kết quả xác minh tại nơi làm việc của nạn nhân được biết khoảng 8 giờ ngày 24/8/2010, anh Nhường đi xe máy đến gửi ở phố Trần Hưng Đạo rồi đi bộ tới quán cà phê quen ở góc phố Ngô Văn Sở gần cơ quan và ngồi uống nước với hai đồng nghiệp cùng phòng. Khoảng gần 9 giờ, ba người rời quán vừa đi được mấy bước thì có ba đối tượng bám theo. Một người vỗ vai anh Nhường hỏi: “Anh có phải là Nhường không?”. Khi anh vừa gật đầu thì lập tức ba người ép anh lên chiếc taxi đã chờ sẵn phóng đi. Hai đồng nghiệp nghi ngờ nên đã ghi lại biển số xe và gọi điện hỏi thì nghe anh Nhường trả lời: “Không có vấn đề gì, đi chút việc riêng”. Khoảng hơn 9 giờ anh Nhường lại điện về cho lãnh đạo phòng xin nghỉ làm ngày hôm đó. Không yên tâm, gần trưa hai đồng nghiệp lại gọi vào máy di động của anh nhưng không thấy trả lời dù chuông vẫn đổ, đến chiều tối thì mất hẳn liên lạc. Sáng hôm sau không thấy anh Nhường đến làm việc, mọi người tá hỏa đi tìm và điện thoại cho vợ cũ của anh nhưng cũng chẳng biết thêm tin tức gì.
Đến lúc này, các trinh sát có thể sơ bộ khẳng định nhóm người bắt anh Nhường lên taxi có liên quan đến cái chết của anh. Nhưng nguyên nhân và phương tiện gây án vẫn là câu hỏi chưa có lời giải. Căn cứ vào số xe taxi mà hai đồng nghiệp của anh Nhường ghi lại, trinh sát đã triệu tập người tài xế hôm ấy. Lời khai cho thấy khoảng 7 giờ ngày 24/8/2010, có bốn người đứng bên đường vẫy xe nhưng chỉ ba người bước lên còn một người đi xe máy phía trước. Đến đường Trần Hưng Đạo, thấy anh Nhường gửi xe máy đi bộ, các đối tượng yêu cầu tài xế taxi bám theo, đỗ ở góc phố Ngô Văn Sở. Chờ một lúc khá lâu, họ bước ra và áp tải anh Nhường vào xe. Đến ngã ba Phạm Văn Đồng – Hoàng Quốc Việt sau khi nhận cái lọ nhỏ do một người khoảng 50 tuổi đi xe máy áp sát taxi đưa cho, các đối tượng yêu cầu tài xế chạy theo hướng đường cao tốc về phía huyện Sóc Sơn.
Các đối tượng trong băng côn đồ được thuê để sát hại anh Nhường.
Trên đường, anh Nhường kêu khát, họ đưa cho anh một chai nước. Trước đó, qua kính chiếu hậu, tài xế phát hiện một tên đã cho chất gì đó vào chai. Anh Nhường nhấp một ngụm và kêu mặn không uống nữa. Đến lối rẽ đi Thái Nguyên, tài xế được yêu cầu tạt vào dốc Cây Diều và dừng lại, các đối tượng cho thêm chất đó vào chai nước rồi giữ tay chân, bóp miệng anh Nhường đổ hết vào. Chỉ sau vài giây, nạn nhân lên cơn co giật, sùi bọt mép và bất động. Các đối tượng mở cửa xe, khiêng anh vứt xuống vệ đường rồi lên xe taxi ra Quốc lộ 3 sau khi cấm tài xế mở miệng về việc này. Ngay lúc ấy, một chiếc xe con Gentra màu đen đến đón các đối tượng. Người tài xế lúc đó rất hoảng hốt nên đã đem xe đi rửa và trả về công ty. Cơ quan điều tra tạm giữ chiếc taxi khám nghiệm kỹ để tìm các mẫu phẩm, chất độc có khả năng rơi rớt lại nhưng không thu được kết quả.
Theo lời khai của tài xế taxi, trên xe các đối tượng có hỏi anh Nhường: “Tại sao chị xinh và ngoan thế mà anh lại bỏ chị?” rồi bảo: “Bây giờ đưa anh về Thái Nguyên trao đổi công việc”. Anh Nhường hỏi lại: “Việc gì đến nỗi gia đình tôi không điện thoại mà phải nhờ các anh?”. Đối tượng không trả lời mà chỉ bảo: “Dạo này trông anh khác thế, hôm trước thấy anh về quê đeo kính đen trông ra dáng lắm”. Anh Nhường lấy vợ ở Hà Nội và ở rể, nhưng về sau anh nảy sinh tình cảm với người phụ nữ khác và lơ là vợ con. Dù phía vợ anh Nhường và gia đình người phụ nữ đó hết lời khuyên ngăn nhưng cả hai vẫn quyết tâm đến với nhau và đỉnh điểm là việc anh Nhường ly dị vợ. Điều trớ trêu là cùng lúc yêu anh Nhường, người phụ nữ kia cũng có quan hệ tình cảm với nhiều người đàn ông khác. Điều này đặt ra giả thuyết về việc có thể anh Nhường bị giết do mâu thuẫn tình cảm nhưng hướng điều tra này không thu được chứng cứ nào.
Video đang HOT
Mũi trinh sát xác minh tại Thái Nguyên được biết anh Nhường có hai anh em trai, mẹ anh đã mất từ lâu, người bố lấy vợ hai là Nguyễn Thị Chinh (SN 1968) và mua được mấy mảnh đất ở thành phố Thái Nguyên. Năm 2007, bố anh Nhường chết dẫn đến mâu thuẫn trong việc chia tài sản thừa kế. Khi bà Chinh làm đơn yêu cầu Tòa án thành phố Thái Nguyên giải quyết cho bà được thừa kế toàn bộ tài sản do bố anh Nhường để lại, anh Nhường đã xuất trình bản di chúc người bố ký trước lúc mất về việc để lại tài sản cho ba con trai của ông mà không chia cho bà Chinh bởi đó là tài sản có trước hôn nhân. Các trinh sát cũng xác định được sau khi ly dị, anh Nhường cần tiền để mua nhà nên đã bàn với các em bán đất của bố để lại và đã thỏa thuận được với bà Chinh về việc chia thừa kế. Ngày 22/8/2010, anh Nhường về quê giải quyết việc này, lúc đó bà Chinh cũng tỏ ra hài lòng với việc tài sản chia làm bốn, trong đó mẹ con bà được hưởng một phần.
Lúc này, trinh sát nhận định nạn nhân tử vong do bị ép uống thuốc độc và việc giết anh Nhường là do mâu thuẫn liên quan đến vấn đề thừa kế tài sản, đối tượng chủ mưu có quan hệ gần gũi với nạn nhân.
Giải quyết mâu thuẫn bằng độc dược
Căn cứ lời khai nhân chứng, trinh sát phác thảo tương đối rõ nét nhân dạng của các đối tượng ép anh Nhường lên taxi. Tại cơ quan công an, chủ chiếc xe Gentra màu đen đón các đối tượng trên đường khai đã cho một người thuê trước ngày xảy ra vụ án. Tài liệu khác cho thấy nhóm này đã lái chiếc xe lên nghỉ qua đêm tại một nhà trọ ở Vĩnh Yên. Bằng biện pháp nghiệp vụ, trinh sát đã dựng được chính xác nhân thân, lai lịch của nhóm đối tượng khả nghi và tổ chức truy bắt nhanh để tránh đánh động kẻ chủ mưu, trong số đó có Dương Quang Thái (40 tuổi) ở xóm Đồi, Tân Quang, Sông Công, Thái Nguyên, gia đình rất khá giả. Sau khi xuất khẩu lao động ở nước ngoài về, Thái có quan hệ khá sâu đậm với Chinh, khi đó đang bán hàng nước. Chinh cho biết có mâu thuẫn trong việc phân chia tài sản với anh Nhường và nhờ tìm người giết. Thái nhận lời rồi liên hệ và được Nguyễn Duy Niêm (31 tuổi, ở Hải Phòng) đồng ý ra tay với số tiền Chinh thuê 100 triệu đồng. Niêm móc nối với các tên còn lại để hành sự. Chính Thái là kẻ cầm cyanua đưa. Chinh chuyển tiền, ảnh nhận dạng, số điện thoại và thông báo về thời gian đi lại của anh Nhường cho bọn sát thủ. Lời khai của các đối tượng cho thấy ngày 22-8-2010 chúng đã bám theo anh Nhường từ Thái Nguyên về Hà Nội, định giết trên đường đi nhưng vì xe đông khách nên không dám manh động. Qua theo dõi, biết nơi anh Nhường thuê trọ, sáng sớm 24-8 cả bọn đến phục trước ngõ để bám theo con mồi.
Sau khi có đủ tài liệu, chứng cứ, ngày 20/9/2010 trinh sát quyết định bắt Nguyễn Thị Chinh. Trung tá Nguyễn Ngọc Hà – Đội trưởng Đội trọng án – cho biết, sau khi bị di lý từ Thái Nguyên về trụ sở Phòng CSĐTTP về TTXH (số 7 phố Thiền Quang, Hà Nội), Chinh tỏ ra rất lỳ lợm và ngoan cố, các điều tra viên phải mất rất nhiều thời gian đấu tranh mới buộc đối tượng cúi đầu nhận tội.
Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, lần đầu tiên kẻ chủ mưu thuê người khác dùng chất độc cyanua giết người nhằm giải quyết mâu thuẫn. Lãnh đạo lực lượng cảnh sát hình sự CA Hà Nội cũng đánh giá đây là vụ án kinh điển cả về cách phá án của cơ quan điều tra lẫn tính chất và âm mưu, thủ đoạn phạm tội của các đối tượng.
Trong các ngày 25, 26 và 27/5/2011, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên sơ thẩm xét xử vụ án nghiêm trọng này. Ngoài người mẹ kế chủ mưu trong vụ giết con chồng và hai đồng phạm Nguyễn Duy Niêm, Đặng Anh Cương (25 tuổi, cùng ngụ Hải Phòng) lãnh án chung thân thì các bị cáo khác cũng bị truy tố về tội “giết người” gồm Dương Quang Thái, Nguyễn Sỹ Bắc (39 tuổi, ở Vĩnh Phúc), Lê Nguyên Trưởng (25 tuổi, ở Bắc Ninh), Bùi Văn Ninh (53 tuổi) và Trần Quốc Việt (22 tuổi, cùng ở Hải Phòng) nhận mức án cao nhất từ 18 năm 6 tháng đến 12 năm tù giam. Riêng bị cáo Nguyễn Trọng Minh (26 tuổi, trú Quảng Ninh) bị truy tố về tội “không tố giác tội phạm” phạt 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Tại tòa, người mẹ kế độc ác vẫn gây khó khăn cho hội đồng xét xử khi tìm cách chối tội, khai báo quanh co, phản cung và trơ tráo đổ lỗi cho người khác. Trước những chứng cứ không thể chối cãi, cuối cùng thị cũng phải nhận tội trước vành móng ngựa. Lẽ ra với tội ác tày trời, Nguyễn Thị Chinh phải bị loại bỏ khỏi đời sống xã hội với bản án cao nhất, nhưng do bị cáo có nhân thân tốt, đặc biệt là thời điểm phạm tội đang nuôi con nhỏ (dưới 36 tháng tuổi) nên pháp luật đã mở lượng khoan hồng.
Vụ án đã khép lại nhưng nỗi đau về tình đời, tình người vẫn còn đó. Hơn một năm sau ngày xét xử, dư luận tại Thái Nguyên vẫn lên án người mẹ kế nhẫn tâm đầu độc con chồng. Đây cũng là bài học sâu sắc cho những ai đang manh nha tội ác.
Theo 24h
Dì ghẻ sát hại con chồng rồi chôn xác xuống cánh đồng hoang
Cho rằng đứa con riêng của chồng là nguyên nhân dẫn đến sự nguội lạnh tình cảm đôi bên, Sâm đã tìm cách sát hại cháu bé rồi phi tang thi thể...
Cái rét đầu đông dễ làm cho những phạm nhân đang sống ở Trại giam số 5, Bộ Công an, cảm thấy trong lòng tràn ngập nỗi tê tái, buồn tủi. Nhưng có lẽ, người đàn bà mang tên Nguyễn Thị Sâm (SN 1967, ở Tam Thuất, Phúc Thọ, Hà Nội) thấm thía sự cô đơn hơn cả. Với Sâm, ngoài mức án chung thân, cô còn phải chịu một bản án lương tâm khó xóa khi chính tay cô đã sát hại một đứa trẻ không có khả năng tự bảo vệ bản thân.
Nguyễn Thị Sâm
Cuộc sống bị kịch của cô gái ế
Trong cuộc tiếp xúc hiếm hoi với phóng viên trong trại giam, Sâm kể rằng cuộc đời cô dường như có lẽ đã được sắp đặt sẵn để rơi vào những chuỗi ngày khổ sở, nhục nhã, ác độc và ân hận. Sâm là chị cả trong gia đình có năm chị em ở cái huyện nghèo của tỉnh Hà Tây (cũ), khiến cho cuộc sống của cô thua kém rất nhiều so với bạn bè cùng trang lứa.
Nhà đông con, nhưng bố mẹ Sâm chỉ có thu nhập duy nhất vào những sào ruộng khoán, năm thì được mùa, năm lại mất trắng, khiến cho mấy anh chị em phải ăn những bữa cơm độn khoai sắn nhiều hơn cơm trắng. Cuộc sống khó khăn, gia đình không đủ tiền cho đi học, Sâm đành nghỉ giữa chừng khi mới chạm tới ngưỡng cửa lớp 7.
Sau khi bỏ học, hằng ngày, Sâm xiêu vẹo theo mẹ ra đồng cấy lúa, trồng khoai, giúp nuôi đàn em lóc nhóc theo nhau ra đời. Thời gian thấm thoát trôi, Sâm bước vào tuổi 20. Khi những đứa bạn cùng trang lứa đều đã lấy chồng và yên phận, Sâm vẫn "ế ẩm", chẳng có ai hỏi han đến.
Thế rồi, nhờ sự giới thiệu của những người thân, cô gái ế đành cắn răng theo về làm vợ lẽ người đàn ông tên Nhân. Anh Nhân cũng có vợ và một cậu con trai mới vài tuổi. Nhưng vì cuộc sống kém may mắn, người vợ mới sinh con được ít ngày đã bỏ anh và con ra đi về bên kia thế giới. Khi nỗi đau mất vợ nguôi ngoai, Nhân đã quyết định đi bước nữa với hy vọng sẽ hàn gắn lại gia đình nhỏ của anh. Nhân tưởng rằng Sâm, một người phụ nữ chân lấm, tay bùn, gắn liền với đồng ruộng sẽ dễ cảm thông, chia sẻ với những mất mát mà bố con anh phải gánh chịu. Nhưng thực tế không phải vậy.
Từ khi về làm dâu, Sâm đã sớm lộ rõ những điểm yếu của mình. Cô sống vụng về, không được lòng cha mẹ và gia đình nhà chồng. Bản thân Sâm thừa nhận không ít lần cô bị cha mẹ chồng đuổi đi vì dám cãi lại các cụ và đánh con riêng của chồng. Biết chuyện, nhiều lần Nhân cũng đã thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với cô.
Sâm cứ ngỡ rằng tình hình sẽ được cải thiện, khi đứa con gái chung của cả hai ra đời. Cô tin rằng đứa trẻ ấy sẽ là sợi dây gắn kết hạnh phúc giữa cô với chồng và gia đình nhà chồng. Nào ngờ, cuộc sống khổ sở của cô không những chẳng chấm dứt, lại còn có thêm nhiều "cung bậc" mới.
Giai đoạn năm 1988, gia đình nhà chồng Sâm nhận gia công những đoạn thừng để buộc đồ dùng. Khi về làm dâu, cô cũng phải quay cuồng theo áp lực của công việc ấy để kiếm thêm thu nhập. Vì vừa sinh con nhỏ, sức khỏe Sâm đã giảm sút đi rõ rệt. Nhưng do đã đến hạn phải trả hàng đặt ngoài chợ nên đã không ít lần, Sâm phải vắt sức mình làm đêm cho kịp lô hàng mang ra chợ bán vào sáng hôm sau.
Sâm kể rằng nhiều lúc buồn ngủ, gục xuống nền nhà, nếu chẳng may bị chồng bắt gặp, cô sẽ phải "ăn đòn". Có hôm, Sâm bị chồng cầm con dao nhọn dùng để làm thừng, dọa sẽ cắt tai nếu cô tiếp tục ngủ gật. Liên tục bị mọi người trong gia đình nhà chồng coi thường và ép uổng, Sâm mang lòng bực tức, muốn trả thù.
"Mấy đời bánh đúc có xương?"
Thật không may, nạn nhân lãnh trọn oán thù của Sâm lại là cháu Nguyễn Văn Hợp (SN 1983), con riêng của anh Nhân. Trưa ngày 19/5/1988, những người thân trong gia đình anh Nhân không thấy cháu Hợp về nhà nên đã tá hỏa đi tìm. Nhưng họ tìm mãi, nhờ cả loa phóng thanh xã tìm kiếm cháu bé mà không thấy. Ba ngày sau, khi cả gia đình như ngồi trên đống lửa thì họ phát hiện xác cháu bé bị ai đó chôn sơ sài xuống dưới cánh đồng hoang. Thông tin ngay lập tức được chuyển đến cơ quan CA huyện Phúc Thọ và CA tỉnh Hà Tây (cũ).
Ngay sau khi xuống hiện trường, khám nghiệm sơ bộ, cảnh sát đã nhận định đây là một vụ giết người man rợ và giấu xác cháu bé xuống cánh đồng. Ngay lập tức, các trinh sát dày dạn kinh nghiệm được tung vào để điều tra và họ nhanh chóng nhận ra điểm bất thường trong vụ án. Trong khi tiến hành triệu tập các nhân vật nghi vấn, họ đã không thấy dì ghẻ của cháu bé và đứa con của cô này đâu. Tập trung xác minh, điều tra, loại bỏ đối tượng nghi vấn, cơ quan CA tin rằng người gây ra cái chết cho cháu bé chính là Sâm. Tuy nhiên, lúc đó, Sâm đã lẩn trốn khiến cơ quan cảnh sát điều tra phải ra lệnh truy nã.
17 năm trốn chạy, Sâm đã thay tên, lấy chồng mới, sinh thêm ba đứa con khác. Nhưng Sâm không ngờ rằng cơ quan CA vẫn kiên trì điều tra và lần theo dấu vết của mình, khiến cô ta phải tra tay vào còng số 8 hồi năm 2005. Tới lúc đó, Sâm mới khai đầy đủ về tội ác của mình đã gây ra. Theo đó, khoảng 8 giờ sáng ngày 19/5/1988, Sâm mang phân kali đi bón lạc ở cánh đồng thôn Yên Dục. Ra đến cổng làng, Sâm gặp con riêng của chồng là cháu Nguyễn Văn Hợp (SN 1983) đang chơi tha thẩn. Thấy Sâm, cháu bé đòi theo đi làm. Sâm bèn quát mắng, nhưng cháu Hợp không chịu về, nên cô ta giang tay tát đứa trẻ một cái.
Bị dì ghẻ tát đau, Hợp đã òa khóc. Thấy vậy, Sâm móc trong túi áo một nắm ngô rang và dỗ dành Hợp nín rồi về, nhưng cháu vẫn khóc. Bực tức vì Hợp không nghe lời, lại sẵn ghét con riêng của chồng, Sâm bèn lấy tay bịt mồm cháu rồi kéo vào căn bếp bỏ không của nhà chị Tuyết gần đó. Vào đến nơi, Sâm dùng khăn bông đội đầu quấn vào cổ Hợp và xiết mạnh, đồng thời đập đầu cháu xuống nền bếp. Khoảng mấy phút sau, thấy Hợp đã chết, Sâm để xác cháu bé ở bếp rồi đi ra ngõ.
Tại đây, Sâm gặp em ruột là Nguyễn Văn Cường đang bế đứa con chung của cô ta với anh Nhân là cháu Nguyễn Thị Nhung, bèn bảo Cường về nhà lấy bao tải dứa để đi vơ lá tre. Có bao tải trong tay, đợi Cường đi khỏi, Sâm quay lại bếp cho xác cháu Hợp vào bao.
Tiếp đó, Sâm đên nhà bà Nguyễn Thị Gái ở cùng thôn mượn chiếc cuốc, rồi quay về nhà mình lấy đôi quang và hai rổ tre mang đến nơi gây án. Sâm đặt bao tải đựng xác cháu Hợp một bên, còn bên kia, cô ta đặt mấy viên gạch vỡ, rá đựng phân, chiếc cuốc và bình thản gánh ra cánh đồng ngô khu vực bãi Giảng, xã Hiệp Thuận. Tại đây, cô ta đào hố, chôn xác cháu Hợp, xong xuôi mới lại mang đôi quang gánh về ruộng lạc của nhà mình ở cánh đồng thôn Yên Dục để làm cỏ lạc.
Trên đường quay lại ruộng, Sâm gặp chị Nguyễn Thị Yên (em chồng) đang trên đường sang thăm mẹ đẻ. Giữ thái độ bình thản như không có chuyện gì xảy ra, Sâm rủ chị Yên ở lại đợi mình vun lạc xong rồi cùng về. Đến khoảng 11 giờ trưa cùng ngày, mọi người đổ xô đi tìm cháu Hợp nhưng Sâm vẫn trả lời không biết cháu ở đâu.
Tra tay vào còng sau 17 năm trốn chạy
Sáng ngày 22/5/1988, nghe tin chị Nguyễn Thị Rõ ở thôn Quế Lâm cùng xã đi cắt cỏ phát hiện ra xác cháu Hợp, biết mình bị lộ, Sâm lấy tư trang và mang con trốn vào ấp 1A, Kỉnh Nhượng, xã Vình Hòa, huyện Phú Giao (Bình Dương). Tại đây, cô ta đổi tên là Thanh và kiếm sống bằng cách làm thuê. Trong cuộc sống chui lủi, chạy trốn sự trừng phạt của pháp luật, Sâm vô tình gặp một người đàn ông khác ở xã Vĩnh Hòa, Phú Giao, Bình Dương và đã nhanh chóng trở thành vợ anh này.
Với bản chất hiền lành, người đàn ông trên không hề nhận ra mình đang yêu thương và sống cùng một đối tượng phạm tội nguy hiểm. Trong 6 năm làm vợ, Sâm sinh thêm ba đứa trẻ khác, điều là con trai. Nhưng có lẽ, cuộc sống của cô phải trả giá, khi vừa sinh đứa con út, Sâm đã phải chứng kiến cảnh chồng vĩnh viễn ra đi do một căn bệnh quái ác.
Trong lúc đau đớn, Sâm muốn rũ bỏ tất cả để định đi đầu thú. Nhiều đêm, Sâm gặp ác mộng, mơ thấy cháu Hợp về đòi mạng sống. Rồi trong những đêm thức trắng tư lự chờ trời sáng, cô tự đặt câu hỏi không hiểu sao mình lại có hành động tàn ác như vậy. Càng nghĩ, Sâm lại càng thương những đứa con của mình. Nếu như cô biết dừng lại thì chúng đã không phải khổ.
Sâm cứ sống dặt vặt như thế trong 17 năm dài. Thế rồi, cái gì tới sẽ phải tới, vào này 18/5/2005, các chiến sĩ cảnh sát hình sự mặc thường phục đã nhanh chóng áp sát, bắt giữ Sâm. Trong buổi tiếp xúc với phóng viên, Sâm kể rằng trước lúc bị bắt, cô thấy rờn rợn sau lưng như ai đang nhìn mình và linh cảm thấy sự trừng phạt cho tội ác của mình đã đến.
Lúc bị bắt, Sâm ngoan ngoãn như một đứa trẻ biết lỗi và đành líu ríu theo chân các chiến sĩ công an ra Bắc. Thấy mẹ tra tay vào còng, những đứa con của Sâm sững sờ đứng nhìn vì chẳng hiểu ngọn nguồn. Nhưng chỉ ít phút sau, khi được cơ quan công an giải thích, chúng đã hiểu ra tất cả và càng đau đớn hơn khi nhận thấy bộ mặt thật độc ác của mẹ đẻ...
Vài tháng sau ngày bị bắt, Sâm bị TAND tỉnh Hà Tây (cũ) kết án chung thân cho hành vi độc ác cách đó gần hai thập kỷ. Ngày Sâm bị đưa ra tòa xét xử, anh Nhân cũng xuất hiện trong vai trò phía người bị hại. Thời gian đã biến đổi khá nhiều con người Nhân và anh không một lời trách móc tội lỗi của cô. Nhưng anh cũng không xin giảm nhẹ hình phạt, bởi anh nghĩ án chung thân là cái giá thích đáng mà Sâm phải chịu cho hành vi mất nhân tính của cô. Rời khỏi phòng xử, Sâm cố ngoái lại nhìn bóng dáng người thân thuộc, nhưng với cô lúc đó, mọi thứ thật xa lạ, và rồi Sâm cô đơn, lẻ bóng một mình bước lên chiếc xe bít bùng để lên đường vào trại giam...
Theo Giáo Dục VN
Vụ dì ghẻ giết con chồng: Đồng phạm cuối cùng Trần Quốc Việt đang viết lời khai tại cơ quan công an Sau gần nửa tháng có lệnh truy nã toàn quốc, chiều 13/10, Trần Quốc Việt, 22 tuổi, quê ở Hải Phòng, kẻ cuối cùng trong vụ mẹ kế thuê người giết con chồng đã bị bắt khi đang lẩn trốn ở Quảng Ninh. Lúc bị bắt giữ, Việt đang lấm lem...