Khi đang uống thuốc, nên tuyệt đối tránh xa những loại nước này
Khi bị bệnh phải uống thuốc, nhiều người vẫn giữ thói quen uống một số loại nước ưa thích, nhưng chúng có thể làm giảm tác dụng thuốc thậm chí gây hại.
Dưới đây là một số loại nước chúng ta nên tránh khi đang phải uống thuốc.
Bình thường nước ép bưởi rất tốt cho sức khỏe bởi nó chứa hàm lượng rất cao vitamin cũng nhiều khoáng chất hữu ích. Nhưng khi bạn đang phải uống thuốc thì nước ép bưởi không đem đến lợi ích, thậm chí nó còn làm mất tác dụng của thuốc, khiến bạn uống thuốc mãi mà không khỏi. Nước ép bưởi gây phản ứng tiêu cực với hơn 50 loại thuốc. Do đó, nếu đang phải uống thuốc bạn nên tránh uống loại nước ép này.
Nước ép cam hoặc nước chanh
Trong nước ép cam và nước chanh chứa hàm lượng vitamin C cao cùng lượng đáng kể axit. Nếu bạn sử dụng 2 loại nước này khi đang uống thuốc sẽ khiến thuốc bị mất gần hết tác dụng.
Rượu
Uống nhiều rượu vốn dĩ có hại cho sức khỏe và tác hại của nó càng tăng lên nhiều lần nếu bạn uống chung với thuốc. Rượu sẽ làm mất tác dụng của thuốc Đặc biệt nếu bạn uống rượu khi đang sử dụng thuốc thần kinh trầm cảm nó có thể gây ra chứng đau đầu tăng nhịp tim và dễ đột tử
Nước ép lựu rất thơm ngon, bổ dưỡng và là món đồ uống ưa thích của nhiều người. Dù vậy nhưng nếu đang dùng các loại thuốc trị cao huyết áp thì bạn nên dừng uống nước ép lựu. Bởi trong loại nước này có chứa enzyme làm giảm tác dụng của thuốc.
Video đang HOT
Rất nhiều người có thói quen uống sữa cùng với thuốc hoặc uống sữa ngay sau khi vừa uống thuốc. Điều này không tốt một chút nào. Bởi các chất dinh dưỡng của sữa khi kết hợp với thành phần thuốc sẽ gây phản ứng không tốt, làm giảm tác dụng của thuốc. Chính vì thế, bạn chỉ nên uống sữa sau khi uống thuốc từ 3 – 4 tiếng. Với trẻ nhỏ, cũng nên đợi ít nhất 2 tiếng sau khi uống thuốc mới sử dụng sữa.
Cà phê, nước trà, coca-cola
Một số người lại có thói quen uống thuốc bằng nước trà hoặc cà phê. Điều này cũng làm giảm hầu hết tác dụng của thuốc, khiến bệnh lâu khỏi. Không những vậy uống cà phê cùng thuốc sẽ gây hại cho dạ dày nhất là khi dùng các loại thuốc kháng viêm
Trong các loại nước uống thể thao có nồng độ kali cao. Nếu bạn đang uống thuốc chống suy tim hoặc thuốc hạ huyết áp mà uống loại nước này sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Những thuốc và thực phẩm không dùng chung
Bưởi và thuốc giảm mỡ máu statin
Ăn bưởi khi uống statin sẽ trở nên nguy hiểm thuốc bị enzim trong nước bưởi phá vỡ và lưu lại trong gan ruột non Nồng độ thuốc trong máu tăng lên khiến các tác dụng phụ như đau cơ trở nên nặng nề. Tốt nhất là bạn không ăn bưởi nếu đang dùng statin.
Cam và thuốc kháng histamin điều trị dị ứng
Các loại quả họ cam chanh khiến cơ thể không thể hấp thụ thuốc kháng histamin Nước cam ngăn chặn hoạt động của các protein có nhiệm vụ vận chuyển thuốc đi khắp cơ thể khiến thuốc không còn tác dụng. Để vẫn thưởng thức nước cam trong thời gian sử dụng thuốc, bạn hãy uống hai thứ này cách xa nhau, ví dụ nước cam vào buổi sáng và thuốc vào ban đêm.
Cải xoăn, cam thảo và thuốc làm loãng máu
Cải xoăn rau chân vịt, súp lơ xanh và cải brussel đều có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nếu ăn khi uống thuốc làm loãng máu như coumadin hay warfarin. Vitamin K trong các loại rau lá xanh này là chất đông máu tự nhiên sẽ vô hiệu hóa thuốc. Cam thảo cũng dẫn đến tình trạng tương tự, đặc biệt là khi dùng với coumadin. Tốt nhất, nếu đang phải uống thuốc làm loãng máu, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về những thực phẩm cần tránh.
Thức ăn mặn và thuốc giảm huyết áp
Người đang uống thuốc giảm huyết áp nên hạn chế muối vì ăn mặn sẽ khiến huyết áp tăng trở lại và thuốc mất hiệu quả. Trong trường hợp ăn rau củ đóng hộp, bạn hãy rửa qua với nước sạch để nhạt bớt.
Lý do chúng ta nên nằm nghiêng bên phải khi uống thuốc
Một thử nghiệm cho thấy nằm nghiêng về bên phải là tư thế tốt nhất để uống thuốc vì nó cho phép thuốc di chuyển vào phần sâu nhất của dạ dày.
Khi uống thuốc, chúng ta thường nghĩ về những yếu tố có thể tác động tới khả năng hoạt động hiệu quả của thuốc - chẳng hạn uống thuốc mà không kèm thức ăn hoặc uống trong bữa ăn hoặc luôn uống thuốc vào thời gian nhất định trong ngày.
Nhưng bạn đã bao giờ nghĩ về cách vị trí cơ thể của bạn có thể ảnh hưởng đến thuốc mà bạn uống? Khi uống thuốc, bạn vẫn thường nằm trên giường, ngồi vào bàn ăn sáng hay đứng ở quầy chờ pha cà phê?
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Johns Hopkins phát hiện khi con người uống thuốc, tư thế và vị trí của cơ thể có thể ảnh hưởng lớn đến tốc độ hấp thụ thuốc, theo Verywell Health.
"Nếu bạn đang đứng thẳng hoặc bạn đang nằm và nghiêng về bên phải, viên thuốc sẽ rơi đến rất gần vùng cuối của dạ dày. Kết quả, nó tan khá nhanh. Tuy nhiên, nếu bạn nằm xuống và nghiêng cơ thể sang trái, đó là vị trí tồi tệ nhất để làm tan viên thuốc một cách nhanh chóng", tiến sĩ Rajat Mittal, giáo sư bộ tại Đại học Johns Hopkins, trưởng nhóm nghiên cứu, phát biểu.
Tư thế và vị trí của cơ thể có thể ảnh hưởng lớn đến tốc độ hấp thụ thuốc. (Ảnh: The Globe and Mail)
Để thực hiện nghiên cứu, TS Mittal và cộng sự sử dụng mô hình dựa trên cấu trúc và giải phẫu thực tế của dạ dày. Thông qua cơ chế vật lý và cơ sinh học, mô hình có thể bắt chước các diễn biến bên trong dạ dày người khi nó tiêu hóa thức ăn hoặc thuốc. Nhóm nghiên cứu thử nghiệm 4 tư thế và vị trí cơ thể để uống thuốc - bao gồm đứng hoặc ngồi thẳng, nằm ngửa, nằm quay sang bên phải, nằm quay sang bên trái.
Kết quả mô phỏng cho thấy nằm nghiêng về bên phải là tư thế tốt nhất để uống thuốc vì nó cho phép thuốc di chuyển vào phần sâu nhất của dạ dày. Ở đó, thuốc tan nhanh gấp đôi so với khi chúng ta uống nó với tư thế ngồi thẳng lưng.
Mặt khác, nằm nghiêng về bên trái hoặc ngồi nghiêng về bên trái là tư thế tồi tệ nhất, bởi thời gian hấp thụ thuốc lâu hơn tới 5 lần so với khi chúng ta uống thuốc với tư thế đứng thẳng hoặc ngồi thẳng.
Theo Mittal, tư thế ảnh hưởng lớn đến cách viên thuốc tan vì dạ dày không đối xứng. Nó uốn cong từ bên trái sang bên phải của cơ thể (nó giống như một hạt đậu). Một viên thuốc cũng nặng hơn một chút so với chất trong dạ dày.
Jason Gallagher, giáo sư bộ môn Y học lâm sàng của trường Dược thuộc Đại học Temple (Mỹ), nói rằng hầu hết viên thuốc chỉ bắt đầu hoạt động khi dạ dày đẩy các chất bên trong viên nang vào ruột.
Theo Gallagher, nếu viên thuốc tiếp xúc rất gần phần thấp nhất (tức là lối ra) của dạ dày, nó sẽ hòa tan và xâm nhập vào đầu ruột non càng nhanh.
"Bên trong dạ dày, thuốc thường bị pha loãng thành chất lỏng và sau đó tiếp tục di chuyển qua đường tiêu hóa. Đa số thuốc được hấp thụ ở ruột non. Thời gian chúng ở các bộ phận khác nhau của đường tiêu hóa có thể ảnh hưởng đến mức hấp thụ của chúng", ông nói.
Nhóm nghiên cứu của Đại học Johns Hopkins công bố kết quả trên tạp chí Physics of Fluids.
2 nguyên tắc vàng khi ăn giúp giảm 73% tình trạng đường huyết tăng vọt Bệnh tiểu đường là bệnh dai dẳng suốt đời. Mặc dù có thể uống thuốc, nhưng vẫn có những cách khác để giúp kiểm soát bệnh. Vì bệnh tiểu đường dẫn đến mức đường trong máu trở nên quá cao, nên thực phẩm đóng vai trò rất lớn trong việc kiểm soát bệnh. Và người bệnh tiểu đường thường được khuyên ăn một...