Khi công nhân lên mạng kiếm triệu view: Tan ca, đi chợ, nấu ăn… hút view
Thời buổi khó khăn, một số công nhân tìm hướng đi tích cực, truyền động lực cho mọi người bằng các kênh mạng của mình. Họ học hỏi cách quay dựng clip, thậm chí kiếm tiền khỏe từ mạng và thay đổi cuộc sống.
Bữa cơm rộn tiếng cười của gia đình anh Ngọc Bảnh thu hút nhiều người xem và đã kiếm được tiền từ một hãng nước mắm – Ảnh: AN VI
“Chào mọi người, em là Trang – cô công nhân đây. Chiều nay mọi người ăn cơm với gì, còn em sẽ ăn cơm canh chua…”, Trang về phòng và bắt đầu nấu ăn. Trong khi đó, chị cô là Thu Hiền quay cận cảnh bữa cơm đời công nhân.
Hơn 16h, tan ca, Trần Thị Thu Trang (23 tuổi, huyện Càng Long, Trà Vinh) ghé chợ mua cá. Đó là một ngày bình thường của hai cô gái trẻ: đi làm, đi chợ, quay cảnh nấu ăn, chỉnh sửa và vài ngày đăng clip một lần.
“Trước đó, chúng tôi có một clip thu hút hơn 1,5 triệu lượt xem về món bắp nhồi thịt và tâm sự mức lương 5 triệu đồng cố gắng xoay xở ra sao”, Trang kể.
Kể đời công nhân bằng điện thoại
Trên kênh TikTok Hiền Trang TV, những clip dài khoảng 2 phút của hai chị em đa số theo các chủ đề: đời công nhân, bữa cơm, chia sẻ yêu thương… Chúng luôn thu hút từ hàng chục ngàn lượt xem bởi lối dẫn chuyện dí dỏm “Lại là em đây” cùng cảnh quay đơn giản, bắt mắt.
Họ thường nấu những món dân dã: cá bống kho tiêu, canh cua đồng, mắm cá lóc chưng… Có clip còn gợi mở “Để xem 50.000 đồng chúng ta mua được gì nè?” với cảnh lựa tép nấu canh đu đủ.
Trang chia sẻ cùng người xem: “Dù bận đến đâu, chúng tôi cũng nấu cho bản thân một bữa ăn theo ý mình. Còn cuối tuần hai đứa thường về thăm gia đình và làm những món ngon cho ba mẹ”. Xen kẽ những clip nấu ăn là khung cảnh miền quê, cảnh leo cây thọt xoài xanh với lời dẫn vui nhộn, lạc quan.
Với hơn 52.000 người theo dõi, Phương Nhi (25 tuổi, quê Đắk Lắk) được nhiều người biết đến cũng bởi những clip về cuộc sống công nhân. “Tôi xem video người ta quay cảnh đi làm về rồi nấu ăn, thấy hay hay nên muốn thử. Tôi tìm hiểu cách chỉnh sửa clip, mấy tháng sau mới quay cái đầu tiên”, cô bày tỏ.
Video đang HOT
Đặc biệt, cô gái đang trọ tại huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) thích làm mấy món ăn vặt như kem, mứt chùm ruột… Cô vui vẻ nói: “Tôi tự làm không phải vì tiếc tiền, có khi tiền mua nguyên liệu còn mắc hơn tiền mình mua kem luôn. Nhưng mình tự làm thì hợp vệ sinh, hợp khẩu vị”.
Riêng mứt chùm ruột, do ở quê có trồng nên cô tận dụng và “hồi đó tôi hay làm cho mẹ với mấy đứa em ăn”.
Trần Thị Thu Trang với những clip tích cực, hài hước thu hút từ hàng chục ngàn lượt xem
Mày mò học quay, dựng
Hiện nay xuất hiện nhiều kênh TikTok, Facebook mà chủ nhân là công nhân với lượng theo dõi khá cao. Ngoài nội dung giải trí, hát lại các ca khúc phổ biến, gần đây những kênh chia sẻ về cuộc sống thường ngày được yêu thích.
Nét mộc mạc và gần gũi tạo sự thu hút cho những clip này. Nói về cách làm, Nhi bộc bạch: “Tôi tự đặt điện thoại quay rồi ghép lại. Công đoạn chỉnh sửa khá nhanh nhưng chèn nhạc hơi mất thời gian. Tôi thường ghép nhạc về gia đình, cha mẹ hoặc những bài hát thời 8X, 9X”.
Làm ca đêm 22h đến 6h sáng nên khi về, cô lụi cụi nấu nướng, tắm giặt rồi tranh thủ ngủ lấy sức. Thường thì vài ngày cô ra video một lần. Riêng với clip 2,8 triệu lượt xem về cuộc sống xa nhà đăng hồi tháng 5, cô kể: “Lúc đó video này mới lên được vài ngày thì một bạn chia sẻ lại trên nhóm làm việc. Đến khoảng 5h, cuối ca, tôi vô TikTok thấy lượng theo dõi quá trời. Tôi bất ngờ luôn”.
Tương tự, các clip của Hiền Trang TV hầu như không có hiệu ứng gì đặc biệt, giọng nói không qua chỉnh sửa. Với lối thể hiện hài hước trong đồng phục áo hồng của công ty, Trang luôn xuất hiện với nụ cười tươi tắn.
Còn với Nguyễn Đức Hòa (quê Đồng Tháp, ngụ TP Thuận An, Bình Dương), vài tháng nay anh trở nên tỉ mỉ khi đi chợ sau giờ làm, thay vì ưu tiên mua đồ rẻ và ngon như trước. Bởi không chỉ ăn cho mình, anh còn quay clip cho hơn 16.000 người theo dõi trên TikTok xem.
Gia công giày không phải là công việc nhẹ, thế nhưng anh vẫn đều đặn ra clip. Về tới cửa, mệt nhưng anh luôn đặt điện thoại vào trước để ghi lại cảnh chàng trai 33 tuổi với bịch rau, miếng thịt lủng lẳng theo sau. Những cảnh lặt rau, cắt thịt, nấu cơm… đều được anh quay bằng chiếc điện thoại “dỏm” đã xài hơn bốn năm.
Từ đợt dịch COVID-19, anh kẹt lại Bình Dương nên thời gian rảnh hay làm clip chia sẻ cuộc sống. Vài tháng nay, lượng người theo dõi tăng khá nhiều nên anh rất vui.
Đức Hòa tất bật công việc vẫn dành thời gian quay clip kể chuyện đời công nhân – Ảnh: NVCC
Hình ảnh có thể mờ, âm thanh chưa sống động nhưng những câu chuyện anh chia sẻ trên bàn ăn rất chân thật. Đôi lần những câu chuyện ấy còn đẫm nước mắt đời công nhân.
“Mình làm công nhân, học mới hết lớp 9, đâu thể nào viết được kịch bản hay dàn dựng. Tất cả những gì mình chia sẻ đều là những chuyện mình đã trải qua, đôi khi là hoạt động thường ngày. Được chia sẻ, được lắng nghe đã là hạnh phúc với những người tha phương cầu thực như mình”, anh thổ lộ.
Thử tìm lối đi mới
Tập tành quay clip hai năm trước, những gì anh Huỳnh Ngọc Bảnh (ngụ Bình Dương) chia sẻ khi đó là tâm sự một công nhân trước cuộc sống bộn bề, đôi khi bế tắc. Có con trai 7 tuổi, hai vợ chồng dù miệt mài với chiếc máy may, đôi giày chưa thành phẩm nhưng chỉ đắp đổi qua ngày.
“Mấy tháng nay bị cắt giờ làm, gia đình đang lao đao với chuyện áo cơm. Cũng muốn tìm một hướng đi mới, nhưng do ít học, ngoài công nhân tui cũng chẳng thể làm gì hơn”, anh trải lòng.
Khi những clip trên Facebook được đón nhận, anh ý thức đây là một cơ hội. Anh bắt đầu xem cách những người sáng tạo nội dung khác đang làm và học cách quay dựng hình, thu âm…
Anh cho biết đang hướng tới tận dụng mạng xã hội cải thiện cuộc sống. Trong phòng trọ chật hẹp, hai vợ chồng dù mệt lử sau ngày dài nhưng vẫn đều đặn nấu bữa chiều. Bữa cơm rộn rã tiếng nói cười cứ thế truyền tải tới nhiều người hơn.
“Ít ra đây cũng là một trong những lối đi mới mà tôi có thể làm trong thời điểm khó khăn hiện tại. Biết là khó, nhưng cứ thử xem sao. Không thành công thì xem như là một cách lưu giữ kỷ niệm của gia đình”, anh bộc bạch.
Thu Trang chuẩn bị cho clip bữa cơm chiều đăng TikTok – Ảnh: NVCC
Lên mạng tìm tình một đêm, gặp ngay bạn gái của bạn thân
Lên mạng tìm tình một đêm, chàng trai gặp ngay người yêu của cậu bạn thân. Anh bối rối vì muốn vạch mặt cô gái này nhưng lại sợ bạn thân không tin mình.
Anh Lưu, người Phúc Kiến, Trung Quốc, mới đây đã có một trải nghiệm khó quên khi tìm tình một đêm trên mạng xã hội. Theo anh Lưu, anh vốn là người độc thân, vì cảm thấy chuyện yêu đương quá phức tạp, tốn thời gian, tốn tiền nên anh không nghiêm túc, thi thoảng để giải quyết nhu cầu tâm sinh lý, anh Lưu sẽ hẹn hò, tìm niềm vui thông qua các phần mềm hẹn hò, tình một đêm với các cô gái trẻ.
Mới đây, trong lúc lang thang trên trang mạng hẹn hò, anh Lưu lại bắt gặp một cô gái nhìn rất giống người yêu của bạn thân anh, biệt danh và ảnh cũng y hệt. Mới đầu, anh tưởng cô gái trên mạng lấy cắp ảnh và thông tin của người khác nên nhắn tin tán gẫu, tìm hiểu.
Ảnh minh hoạ.
Nào ngờ, sau khi tán gẫu, anh Lưu choáng váng khi thấy rằng nơi cư trú, trường học và các thông tin khác đều giống với người yêu của bạn thân anh. Sau đó, anh Lưu cố tình hỏi: "Em đã có bạn trai chưa?" và nhận được câu trả lời: "Em không có bạn trai, vừa chia tay cách đây không lâu". Trong khi đó, mới hai ngày trước, anh Lưu vẫn thấy bạn thân và người yêu tình cảm với nhau.
Anh Lưu cảm thấy vô cùng bối rối vì bạn thân anh và người yêu đã bên nhau được 3 năm, hai người còn tính đến chuyện kết hôn, Tết năm nay sẽ ra mắt hai bên gia đình. Trong 3 năm này, cô bạn gái tỏ ra là một người điềm tĩnh nho nhã, dịu dàng ít nói. Anh Lưu sợ rằng bạn thân anh sẽ không tin anh.
"Mặc dù tôi không muốn liên quan đến mối quan hệ giữa hai người họ, nhưng tôi thực sự không muốn cậu bạn tôi tiếp tục bị loại phụ nữ này lừa, xin mọi người giúp tôi, làm sao để vạch trần cô bạn gái này", anh Lưu nói.
Sau khi chia sẻ của anh Lưu được đăng tải, nhiều người cho rằng anh Lưu nên nói thẳng ra, thậm chí nên hẹn gặp rồi thông báo cho bạn thân, đưa ra toàn bộ bằng chứng, đoạn chat, tin nhắn, để cậu bạn thân tự quyết định.
Bạn có bị 'infobesity' khi lên mạng? Trong thời đại thông tin, infobesity khiến nhiều người mệt mỏi, uể oải và không thể tập trung. Định nghĩa: Infobesity (hay còn gọi là information overload) được định nghĩa là tình trạng liên tục tiếp nhận lượng lớn thông tin. Đặc biệt, điều này ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng tập trung của con người. Thuật ngữ quá tải thông...