Khi con người gắn bó với hệ sinh thái rừng

Theo dõi VGT trên

Sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát, các nhà khoa học đã cảnh báo rằng đây là hệ lụy của tình trạng phá rừng – môi trường sống của các loài động, thực vật hoang dã.

Khi con người gắn bó với hệ sinh thái rừng - Hình 1
Một khoảng rừng Amazon ở bang Rondonia, miền Bắc Brazil bị tàn phá, ngày 23/8/2019. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên hoang dã (WWF) cho biết khoảng 70% các bệnh mới xuất hiện ở người kể từ năm 1990 xuất phát từ động vật hoang dã. Cũng trong khoảng thời gian đó, 178 triệu ha rừng đã bị chặt phá, tương đương với hơn 7 lần diện tích của Vương quốc Anh.

Rừng bao phủ 1/3 diện tích đất liền trên Trái Đất, cũng là nơi cư trú của 80% các loài động, thực vật hoang dã trên cạn. Rừng và các sinh vật rừng cung cấp những dịch vụ hệ sinh thái và các nguồn tài nguyên cần thiết cho nền kinh tế toàn cầu và có thể được định giá hàng nghìn tỷ USD.

Hơn 28% đất đai trên thế giới, bao gồm một số khu rừng nguyên vẹn nhất hành tinh là do những người bản địa và các cộng đồng địa phương quản lý. Khoảng 240 – 350 triệu người trên thế giới sống trong hoặc liền kề các khu vực có rừng, phụ thuộc vào các tài nguyên rừng để trang trải các nhu cầu cơ bản nhất, như thực phẩm, nơi ở, năng lượng, thuốc men…

Theo số liệu của Liên hợp quốc (LHQ), gỗ và lâm sản ngoài gỗ chiếm 1/5 thu nhập của các hộ gia đình nông thôn ở các nền kinh tế đang phát triển có khả năng tiếp cận tài nguyên rừng và ngành lâm nghiệp, tạo ra hơn 80 triệu việc làm trên toàn cầu. Dịch vụ hệ sinh thái rừng ước tính mang lại giá trị kinh tế ước tính 16,1 nghìn tỷ USD mỗi năm cho hành tinh, tương đương 11% GDP toàn cầu. Những người dân bản địa và các cộng đồng địa phương là điển hình cho mối quan hệ cộng sinh giữa con người với rừng, các loài động vật hoang dã sống trong rừng và các hệ sinh thái mà chúng cung cấp. Có thể nói, rừng là trụ cột vững chắc cho sinh kế và lợi ích của con người.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn đang hoành hành trên toàn cầu, LHQ đã lựa chọn chủ đề “Rừng và sinh kế: Nuôi sống con người và hành tinh” cho “Ngày bảo vệ động thực vật hoang dã thế giới” 3/3 năm nay như một cách nhấn mạnh vai trò trung tâm của rừng, các sinh vật rừng và các dịch vụ hệ sinh thái trong việc duy trì sinh kế của hàng trăm triệu người trên toàn cầu.

Video đang HOT

Bốn năm trước, anh Vikas Kumar Ujjwal được cử làm cán bộ kiểm lâm tại Lohardaga, bang Jharkhand, miền Đông Ấn Độ. Lần đầu tiên đi khảo sát, Ujjwal sửng sốt khi phát hiện hàng trăm người dân làng mang lậu gỗ từ một cánh rừng ra. Những người dân địa phương nói rằng họ mang số gỗ này ra chợ bán để làm củi và đây cũng là cách kiếm sống duy nhất của họ. Trao đổi với các cán bộ kiểm lâm khác, Ujjwal nhận ra rằng nạn phá rừng Salgi trong dãy Kuru của phân khu rừng Lohardaga chính là “nút thắt” cần được tháo gỡ.

Rừng Salgi, nơi thượng nguồn của ba con sông Damodar, Sankh và Auranga, hầu như không còn bất kỳ mảng che phủ nào, lực lượng kiểm lâm cũng ngại vào rừng tuần tra vì lo ngại các phần tử chống phá ẩn náu trong rừng. Mật độ phủ xanh của khu rừng Salgi đã giảm đáng kể, các dòng nước tự nhiên đều khô cạn.

Ujjwal quyết định xây dựng kế hoạch hài hòa giữa bảo tồn rừng với đảm bảo sinh kế của người dân bằng cách kêu gọi chính những người dân bản địa giúp sức. Anh tổ chức các cuộc họp với người dân, thống nhất cách bảo vệ những khoảnh rừng giáp ranh với làng. Để đảm bảo sinh kế cho họ, anh hướng dẫn người dân các biện pháp bảo tồn độ ẩm đất ở lưu vực thác Namodag, hướng dẫn nuôi ong và phân phát bộ dụng cụ cho dân làng, tổ chức các chương trình đào tạo làm nghề thủ công bằng tre.

Để gia tăng thu nhập cho người dân, Ujjwal đưa ra sáng kiến phát triển khu du lịch sinh thái Namodag dưới sự quản lý chặt chẽ của Ủy ban Quản lý rừng chung (JFMC). Khách tham quan sẽ trả một khoản phí nhỏ, đổi lại sẽ được đáp ứng đầy đủ các dịch vụ như bãi đậu xe, đi bộ xuyên rừng, hướng dẫn viên… Sự hỗ trợ tích cực của các cấp chính quyền cùng sự tham gia của người dân địa phương đã đảm bảo sinh kế trực tiếp cho ít nhất 40 người làm việc tại khu du lịch. Sau 3 năm thực hiện kế hoạch, số lượng khách đăng ký tham quan khu du lịch Namodag đã tăng hơn 25.000 người, mang về nguồn thu lớn, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng địa phương.

Anh Ujjwal còn tổ chức chương trình nâng cao nhận thức về bảo tồn rừng cho người dân. Dần dần, việc chặt hạ cây trái phép đã giảm 80 – 85%, mật độ rừng cũng bắt đầu được cải thiện đáng kể. Một điều đáng mừng nữa chính là sự xuất hiện trở lại của các loài động vật hoang dã như gấu lười, hươu, nai, nhím, cáo cùng nhiều loài khác. Riêng năm 2017, 30.000 cây giống đã được trồng trên đất rừng, gần 20 đập và ao nhân tạo được xây dựng. Một số đập còn cung cấp nước uống cho các loài động vật hoang dã. Khu rừng bị tàn phá ngày nào đã có tên trên bản đồ du lịch của Jharkhand. Mô hình “tạo sinh kế bền vững để giữ rừng” tại Namodag đã truyền cảm hứng cho nhiều địa phương khác ở Ấn Độ.

Cũng giống như những người dân ở Lohardaga trước khi anh Ujjwal xuất hiện, nhiều cộng đồng địa phương trên thế giới đều khai thác rừng quá mức. Theo một nghiên cứu được thực hiện tại vùng rừng East Mau của Kenya, tới 90,3% số hộ gia đình bản địa chặt cây rừng làm củi và tiền bán gỗ củi chiếm 50% thu nhập của các hộ dân này. 33% thu nhập trung bình hằng năm của các hộ gia đình tại East Mau được tạo ra từ việc tiêu thụ và bán lâm sản.

Trong thông điệp nhân “Ngày bảo vệ động thực vật hoang dã thế giới” 3/3 năm nay, Tổng Thư ký LHQ Guterres nhấn mạnh: “Mỗi năm, chúng ta mất 4,7 triệu ha rừng – lớn hơn cả diện tích Đan Mạch. Nông nghiệp không bền vững là một nguyên nhân chính. Tình trạng buôn bán gỗ trên toàn cầu cũng vậy, chiếm tới 90% vụ phá rừng nhiệt đới ở một số quốc gia và thu hút các nhóm tội phạm có tổ chức lớn nhất thế giới”.

Diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp đe dọa số lượng của các loài dựa vào môi trường sống này, làm trầm trọng thêm tình trạng biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học cũng như làm tăng khả năng các bệnh lây truyền từ động vật như COVID-19 có thể lây sang người. Sự suy giảm của rừng cũng đe dọa an ninh lương thực và nước toàn cầu, gia tăng tình trạng bất bình đẳng toàn cầu và ảnh hưởng đến lợi ích và sinh kế của hàng tỷ người từ Amazon đến lưu vực sông Mekong.

Theo các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Emory, Hội Động vật học London, Đại học Princeton, và Đại học Chicago, nạn phá rừng tại các vùng nhiệt đới, chủ yếu do sản xuất nông nghiệp, đang thúc đẩy gia tăng tỷ lệ mầm bệnh từ động vật hoang dã sang người. Trong một thế kỷ qua, mỗi năm trung bình có hai loại virus mới có khả năng lây nhiễm sang người. Nhiều loại trong số này xuất phát từ động vật hoang dã. Khi rừng càng bị thu hẹp, động vật hoang dã phải tiếp xúc gần và thường xuyên hơn với con người, thì số lượng virus càng tăng. Nguy cơ này lại càng trầm trọng hơn khi nạn buôn bán trái phép các loài động vật hoang dã vẫn chưa được kiểm soát.

Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres nêu rõ khoảng 90% những người nghèo nhất thế giới phụ thuộc vào tài nguyên rừng theo một cách nào đó. Điều này đặc biệt đúng đối với các cộng đồng bản địa sống trong hoặc gần rừng. Thông qua chủ đề của Ngày động vật hoang dã thế giới năm nay, LHQ muốn thúc đẩy các mô hình và biện pháp quản lý rừng và động thực vật hoang dã phù hợp với con người, bảo tồn lâu dài rừng, các loài động, thực vật hoang dã và các hệ sinh thái, đồng thời phát huy giá trị của các biện pháp và kiến thức truyền thống đã góp phần hình thành một mối quan hệ bền vững hơn với hệ thống tự nhiên vô cùng quan trọng này.

Khi con người gắn bó với hệ sinh thái rừng - Hình 2

Đoàn viên, thanh niên tỉnh Hòa Bình (Việt Nam) trồng cây hưởng ứng Tết trồng cây chiến dịch trồng mới 1 tỉ cây xanh trên cả nước do Thủ tướng Chính phủ phát động. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN

Tại Việt Nam, nơi có khoảng 27% dân số sống dựa vào rừng, cùng với các biện pháp tăng cường bảo tồn, bảo vệ và phát triển bền vững rừng cũng như các loài hoang dã, ngăn chặn nạn buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã…, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với sinh kế của người đã và đang được chú trọng. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã định hướng các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021 -2025, trong đó có chỉ tiêu giữ tỷ lệ che phủ rừng ổn định 42%. Cuối năm ngoái, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Chỉ thị số 45/CT-TTg về tổ chức phong trào “Tết trồng cây” và tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng ngay từ đầu năm 2021, với mục tiêu trồng mới 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021 – 2025.

Tổng Thư ký Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) Ivonne Higuero khẳng định: “Rừng có vai trò môi trường quan trọng và cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho hàng triệu người. Rừng duy trì các nguồn tài nguyên này, bởi vậy, nhiều cộng đồng trên thế giới dựa vào rừng để kiếm kế sinh nhai, cũng như đảm bảo an ninh lương thực rộng lớn, điều hòa khí hậu và ổn định nền kinh tế toàn cầu”. Tuy nhiên, nếu không có kế hoạch giúp hài hòa giữa bảo vệ rừng, bảo tồn sinh cảnh của động thực vật hoang dã với mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội cao hơn cho người dân, mọi nỗ lực sẽ trở nên vô nghĩa.

8% diện tích rừng Amazon bị tàn phá trong 18 năm qua

Theo kết quả nghiên cứu do Mạng lưới thông tin môi trường - xã hội tham chiếu địa lý vùng Amazon (RAISG) công bố ngày 8/12, khoảng 8% diện tích rừng Amazon đã bị tàn phá từ năm 2000-2018, lớn hơn cả diện tích lãnh thổ của Tây Ban Nha.

8% diện tích rừng Amazon bị tàn phá trong 18 năm qua - Hình 1
Một khoảng rừng Amazon ở bang Rondonia, miền Bắc Brazil bị tàn phá, ngày 23/8/2019. Ảnh: AFP/TTXVN

Được ví như "lá phổi xanh" của Trái Đất và đóng vai trò quan trọng trong công cuộc chống biến đổi khí hậu, Amazon là rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới nhưng đang bị tàn phá ngày càng nghiêm trọng thời gian gần đây.

Theo bản đồ đầu tiên của RAISG cập nhật về Amazon, từ năm 2012 đến nay, khoảng 513.000 km2 rừng này đã bị tàn phá. Trước đó vào năm 2003, RAISG cũng ghi nhận diện tích bị tàn phá ở mức cao kỷ lục là 49.240 km2 và giảm xuống 17.674 km2 vào năm 2010.

RAISG cảnh báo rừng Amazon đang bị tàn phá nghiêm trọng so với cách đây 8 năm, đồng thời chỉ ra sự gia tăng nhanh chóng của nạn phá rừng kể từ năm 2012. Theo đó, diện tích rừng bị tàn phá hằng năm tăng gấp 3 lần trong giai đoạn 2015-2018. Trong đó, tính riêng năm 2018 là 31.269 km2, mức tàn phá nghiêm trọng nhất kể từ năm 2003.

Rừng Amazon trải dài trên 8 quốc gia Nam Mỹ gồm Brazil, Colombia, Peru, Bolivia, Ecuador, Venezuela, Suriname và Guyana (lãnh thổ hải ngoại của Pháp). Trong đó, có tới 60% tổng diện tích rừng nằm trong lãnh thổ Brazil. Tuy nhiên, nước này đang vấp phải nhiều chỉ trích nhất khi có tới 425.051 km2 rừng bị tàn phá trong giai đoạn từ năm 2000-2018.

Trước đó, theo số liệu của Dự án theo dõi thảm thực vật Amazon bằng vệ tinh (PRODES) thuộc Viện Nghiên cứu Vũ trụ quốc gia Brazil (INPE), nạn phá rừng tại quốc gia Nam Mỹ này đã tăng lên 11.088 km2, mức cao nhất trong 12 năm qua tính từ tháng 7/2019 - 7/2020, tăng 9,5% so với năm trước đó. Nạn phá rừng tại Brazil bắt đầu tăng lên khi Tổng thống Jair Bolsonaro cắt giảm tài trợ cho các chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới, cũng như thúc đẩy mở rộng khai khoáng và nông nghiệp tại các vùng đất vốn được bảo vệ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi WHOTổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi WHO
14:09:58 21/01/2025
Tỉ phú Musk gây tranh cãi với cử chỉ 'chào Hitler' trong lễ nhậm chức của Tổng thống TrumpTỉ phú Musk gây tranh cãi với cử chỉ 'chào Hitler' trong lễ nhậm chức của Tổng thống Trump
08:16:19 22/01/2025
Tổng thống Trump sa thải nhiều nhân sự trong chính quyền tiền nhiệmTổng thống Trump sa thải nhiều nhân sự trong chính quyền tiền nhiệm
20:52:11 21/01/2025
Tổng thống Mỹ D. Trump chỉ định tỷ phú E. Musk phụ trách Bộ Hiệu quả Chính phủTổng thống Mỹ D. Trump chỉ định tỷ phú E. Musk phụ trách Bộ Hiệu quả Chính phủ
19:34:01 21/01/2025
'Cậu ấm' nhà Trump đã lớn nhưng có người yêu chưa?'Cậu ấm' nhà Trump đã lớn nhưng có người yêu chưa?
07:32:30 22/01/2025
Ông Trump ký sắc lệnh hoãn lệnh cấm TikTok 75 ngàyÔng Trump ký sắc lệnh hoãn lệnh cấm TikTok 75 ngày
15:12:30 21/01/2025
Tại sao ông Trump không nhắc đến Ukraine và thuế quan trong phát biểu nhậm chức?Tại sao ông Trump không nhắc đến Ukraine và thuế quan trong phát biểu nhậm chức?
14:28:08 21/01/2025
Lãnh đạo các nước nói gì về việc ông Trump nhậm chức tổng thống Mỹ?Lãnh đạo các nước nói gì về việc ông Trump nhậm chức tổng thống Mỹ?
22:07:32 21/01/2025

Tin đang nóng

Chuyến bay delay 3 tiếng khiến người phụ nữ tình cờ chứng kiến cảnh tượng kì lạ: Đây là ông bố bà mẹ hiếm có!Chuyến bay delay 3 tiếng khiến người phụ nữ tình cờ chứng kiến cảnh tượng kì lạ: Đây là ông bố bà mẹ hiếm có!
08:37:32 23/01/2025
Camera ghi cảnh đôi vợ chồng làm ngân hàng ngã ra sàn nhà sau khi nhận thưởng Tết, biết con số mà thèmCamera ghi cảnh đôi vợ chồng làm ngân hàng ngã ra sàn nhà sau khi nhận thưởng Tết, biết con số mà thèm
06:44:12 23/01/2025
Ngày mẹ chồng nhập viện, em dâu vẫn bận rộn đi du lịch nhưng chỉ một câu nói của cậu con trai 16 tuổi, em ấy liền tỉnh ngộNgày mẹ chồng nhập viện, em dâu vẫn bận rộn đi du lịch nhưng chỉ một câu nói của cậu con trai 16 tuổi, em ấy liền tỉnh ngộ
09:51:07 23/01/2025
Hà Nội: Đường dây mua bán bộ phận cơ thể người bị triệt phá như thế nào?Hà Nội: Đường dây mua bán bộ phận cơ thể người bị triệt phá như thế nào?
05:58:55 23/01/2025
Lý do hoa hậu Ngô Mỹ Uyên bất ngờ bán villa 1.000m2 trước TếtLý do hoa hậu Ngô Mỹ Uyên bất ngờ bán villa 1.000m2 trước Tết
07:32:26 23/01/2025
Giáp Tết Lý Hùng vào thăm Trung tâm Dưỡng lão, lặng đi trước những mất mátGiáp Tết Lý Hùng vào thăm Trung tâm Dưỡng lão, lặng đi trước những mất mát
07:27:24 23/01/2025
Uyên Linh: Tôi và Quốc Thiên chưa một lần cãi vãUyên Linh: Tôi và Quốc Thiên chưa một lần cãi vã
05:59:52 23/01/2025
Viral nhất MXH: Trấn Thành nói 1 câu về Minh Hằng làm Hồ Ngọc Hà "sượng trân đứng hình"Viral nhất MXH: Trấn Thành nói 1 câu về Minh Hằng làm Hồ Ngọc Hà "sượng trân đứng hình"
07:46:53 23/01/2025

Tin mới nhất

EU: Giá năng lượng cao ngất ngưởng là cái giá phải trả cho sự tự do

EU: Giá năng lượng cao ngất ngưởng là cái giá phải trả cho sự tự do

12:02:43 23/01/2025
EU thừa nhận giá năng lượng của khối tăng vọt trong thời gian qua do đoạn tuyệt với nguồn cung giá rẻ của Nga, song nhấn mạnh đó là cái giá châu Âu phải trả cho sự tự do.
Ukraine chào đón ông Trump vì đang rất "khao khát hòa bình"

Ukraine chào đón ông Trump vì đang rất "khao khát hòa bình"

12:00:09 23/01/2025
Nhiều người dân ở Ukraine đang đặt hy vọng vào Tổng thống mới của nước Mỹ bởi họ tin rằng ông Trump sẽ giúp chấm dứt cuộc chiến hiện nay và mang lại hòa bình cho Kiev.
Bí ẩn "túi quà" Hamas tặng cho con tin Israel được trả tự do

Bí ẩn "túi quà" Hamas tặng cho con tin Israel được trả tự do

11:57:53 23/01/2025
Hamas đã tặng cho 3 con tin Israel những túi quà có chứa một số thứ bên trong khi trả tự do cho họ vào cuối tuần qua.
Tây Ban Nha bối rối khi ông Trump dọa áp thuế 100% vì là "thành viên BRICS"

Tây Ban Nha bối rối khi ông Trump dọa áp thuế 100% vì là "thành viên BRICS"

11:54:00 23/01/2025
Tây Ban Nha lên tiếng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gọi nước này là thành viên của nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS).
Nghị sĩ Ukraine giải thích lý do đề cử ông Trump cho giải Nobel Hòa bình

Nghị sĩ Ukraine giải thích lý do đề cử ông Trump cho giải Nobel Hòa bình

11:51:17 23/01/2025
Nghị sĩ Ukraine Oleksandr Merezhko lý giải vì sao ông đề cử Tổng thống Mỹ Donald Trump cho giải Nobel Hòa bình năm nay.
Nga soạn luật mới để tịch thu tài sản phương Tây

Nga soạn luật mới để tịch thu tài sản phương Tây

11:46:33 23/01/2025
Chính phủ Nga đang soạn thảo một dự luật mới cho phép tịch thu tài sản của các quốc gia phương Tây đã tịch thu bất hợp pháp tài sản và quỹ của Moscow, báo Izvestia đưa tin hôm 21/1.
22 bang kiện ông Trump vì bỏ quy định "sinh ra ở Mỹ mang quốc tịch Mỹ"

22 bang kiện ông Trump vì bỏ quy định "sinh ra ở Mỹ mang quốc tịch Mỹ"

11:36:24 23/01/2025
22 bang của Mỹ đệ đơn kiện nhằm ngăn chặn nỗ lực của Tổng thống Donald Trump trong việc chấm dứt quyền công dân theo nơi sinh tại Mỹ, vốn đã tồn tại gần một thế kỷ qua.
Đan Mạch bác tin phi công F-16 bị Nga bắn rơi ở Ukraine

Đan Mạch bác tin phi công F-16 bị Nga bắn rơi ở Ukraine

11:33:40 23/01/2025
Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch bác bỏ thông tin cho rằng một phi công hướng dẫn lái máy bay F-16 của họ đã thiệt mạng ở Ukraine.
Israel đề xuất chuyển vũ khí do Nga sản xuất cho Ukraine

Israel đề xuất chuyển vũ khí do Nga sản xuất cho Ukraine

11:31:40 23/01/2025
Ukraine nói rằng Israel đã đề xuất kế hoạch chuyển vũ khí do Nga sản xuất mà Tel Aviv thu giữ được từ đối thủ cho phía Kiev.
Mỹ sơ tán hơn 19.000 người do đám cháy rừng mới lan rộng ở Los Angeles

Mỹ sơ tán hơn 19.000 người do đám cháy rừng mới lan rộng ở Los Angeles

11:07:39 23/01/2025
Sở cứu hỏa Los Angeles cho biết chính quyền đã ban bố lệnh sơ tán bắt buộc đối với khoảng 19.000 người, gần bằng toàn bộ dân số của cộng đồng Castaic. Trong khi đó, khuyến cáo sơ tán cũng được áp dụng đối với khoảng 16.000 người khác.
Trung Quốc khẳng định bảo vệ lợi ích quốc gia trong vấn đề thuế quan với Mỹ

Trung Quốc khẳng định bảo vệ lợi ích quốc gia trong vấn đề thuế quan với Mỹ

09:04:53 23/01/2025
Cũng theo người phát ngôn này, Trung Quốc sẵn sàng duy trì liên lạc với Mỹ nhằm giải quyết các khác biệt, mở rộng hợp tác cùng có lợi, cũng như thúc đẩy sự phát triển ổn định và bền vững trong mối quan hệ giữa hai nước.
Syria hủy thỏa thuận cho Nga hiện diện tại quân cảng Tartus?

Syria hủy thỏa thuận cho Nga hiện diện tại quân cảng Tartus?

06:24:34 23/01/2025
Truyền thông Syria đưa tin chính quyền mới ở Damascus đã hủy thỏa thuận cho phép Nga duy trì hiện diện quân sự dài hạn ở Địa Trung Hải, vốn được ký kết khi ông Bashar al-Assad còn là Tổng thống Syria.

Có thể bạn quan tâm

Cháu ngoại gây sốt ở lễ nhậm chức của ông Donald Trump: Có ông nội là tỷ phú

Cháu ngoại gây sốt ở lễ nhậm chức của ông Donald Trump: Có ông nội là tỷ phú

Netizen

12:07:19 23/01/2025
Mới đây, trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump ngày 20/1 vừa qua, cháu ngoại Arabella Kushner của ông đã thu hút ống kính phóng viên với phong cách thời trang được đánh giá cao.
Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/1/2025: Sửu nóng vội, Dậu ổn định

Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/1/2025: Sửu nóng vội, Dậu ổn định

Trắc nghiệm

12:06:28 23/01/2025
Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/1/2025, Sửu hãy chú ý kiểm soát cảm xúc, Dậu cần xác định rõ các mục tiêu.Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/1/2025 cho thấy người tuổi
Bắt 6 nghi phạm hành hạ ngư phủ đến chết rồi ném xác xuống biển

Bắt 6 nghi phạm hành hạ ngư phủ đến chết rồi ném xác xuống biển

Pháp luật

11:43:35 23/01/2025
Ngày 23-1, Phòng Cảnh sát hình sự thuộc Công an tỉnh Kiên Giang cho biết đơn vị này đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh tạm giam 6 bị can gồm: Hồ Văn Hải (37 tuổi); Danh Lưng (28 tuổi, đều ngụ xã Phi Thông, TP Rạch Giá);
Đi về miền có nắng - Tập 13: Đeo bám thái quá, Vân bị Phong đuổi về

Đi về miền có nắng - Tập 13: Đeo bám thái quá, Vân bị Phong đuổi về

Phim việt

11:43:00 23/01/2025
Mặc dù không muốn cho Vân hy vọng về tương lai mối quan hệ giữa cả hai nhưng có vẻ như cách xử lý của Phong không quyết liệt.
Jisoo (BLACKPINK) bị tấn công, vội lên tiếng xin lỗi cư dân mạng

Jisoo (BLACKPINK) bị tấn công, vội lên tiếng xin lỗi cư dân mạng

Sao châu á

11:40:21 23/01/2025
Sáng 23/1, tờ Koreaboo đưa tin, Jisoo (BLACKPINK) bất ngờ bị 1 bộ phận khán giả phàn nàn, chỉ trích vì thiếu sót trong khâu quảng bá cho sản phẩm âm nhạc sắp ra mắt.
Vợ Văn Hậu khoe mâm cỗ đẹp ngày ông Công ông Táo, nói 1 câu về mẹ chồng thể hiện EQ cao vút

Vợ Văn Hậu khoe mâm cỗ đẹp ngày ông Công ông Táo, nói 1 câu về mẹ chồng thể hiện EQ cao vút

Sao thể thao

11:19:07 23/01/2025
Chiều ngày 23 tháng Chạp (tức 22/1 dương lịch), nàng WAG Doãn Hải My - vợ hậu vệ nổi tiếng Đoàn Văn Hậu - hào hứng chia sẻ lên trang cá nhân hình ảnh mâm cỗ khi gia đình cô cúng ông Công ông Táo.
Khán giả yêu cầu "phong sát" huyền thoại LPL sau màn "gáy khét"

Khán giả yêu cầu "phong sát" huyền thoại LPL sau màn "gáy khét"

Mọt game

11:17:10 23/01/2025
Một huyền thoại LPL và LMHT thế giới đang nhận về những ý kiến trái chiều sau màn trashtalk cực căng. Huyền thoại LPL lại gây tranh cãi
Hiện trường vụ xe khách đâm sập cổng nhà dân lúc nửa đêm

Hiện trường vụ xe khách đâm sập cổng nhà dân lúc nửa đêm

Tin nổi bật

11:05:29 23/01/2025
Cú tông mạnh đã khiến phần đầu xe khách kính vỡ tan tành, các bộ phận khác móp méo, hư hỏng nặng, tài xế và 1 hành khách bị thương đang được cấp cứu tại bệnh viện.
Bí quyết để diện áo dài thật đẹp trong ngày tết

Bí quyết để diện áo dài thật đẹp trong ngày tết

Thời trang

11:00:54 23/01/2025
Áo dài luôn là một trong những điểm nhấn ấn tượng để nàng lên đồ vào dịp đầu năm. Không chỉ dừng lại ở kiểu dáng bắt mắt, hội sao Việt còn có bí quyết để diện mạo thật hoàn hảo khi du xuân.
Dọn nhà đón Tết: Mẹ đảm chia sẻ cách lau nhà sạch bong sáng bóng chỉ với 1 thứ mà ai cũng có!

Dọn nhà đón Tết: Mẹ đảm chia sẻ cách lau nhà sạch bong sáng bóng chỉ với 1 thứ mà ai cũng có!

Sáng tạo

10:29:55 23/01/2025
Lau nhà - công việc quen thuộc và cơ bản mà bất cứ ai cũng cần biết, phải biết. Hiện nay, chúng ta có nhiều dụng cụ và sản phẩm hỗ trợ cho việc nhà này trở nên đơn giản, dễ dàng.
Sao nữ Vbiz bị chỉ trích vì làm 1 hành động cực nguy hiểm khiến Trường Giang sững người, dàn sao giật mình

Sao nữ Vbiz bị chỉ trích vì làm 1 hành động cực nguy hiểm khiến Trường Giang sững người, dàn sao giật mình

Tv show

10:25:22 23/01/2025
Hành động của Han Sara được cho là vô cùng nguy hiểm, thiếu an toàn cho bản thân cô lẫn Tiểu Vy, Huỳnh Lập và Trường Giang đang đứng bên cạnh.