Khi cơ thể không tạo được kháng thể ngừa viêm gan siêu vi B
Con gái tôi năm nay được 10 tuổi, tôi đã cho cháu chích ngừa viêm gan siêu vi B 3 lần rồi nhưng khi xét nghiệm kháng thể đều âm tính. Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi phải làm cách nào để con tôi có kháng thể ngừa viêm gan siêu vi B.
(Trần Minh Mẫn, 38 tuổi, thumua@…)
Ảnh minh họa
Trả lời:
Bạn không nêu rõ đã chích ngừa với loại văcxin gì. Tuy nhiên từ câu hỏi của bạn, tôi xin giải thích một số điểm như sau:
– Nồng độ kháng thể (anti-HBs) đủ để bảo vệ chúng ta là trên 10mUI/ml. Nếu trên ngưỡng này là văcxin đã có hiệu quả rồi, không cần quá cao đâu. Do đó bạn nên tư vấn bác sĩ để được biết nồng độ kháng thể của bé đã đủ chưa.
Video đang HOT
– Bạn nên đến BV Đại học Y dược, Viện Pasteur để được xét nghiệm lại xem có bị nhiễm virut viêm gan B chưa, rồi mới chủng ngừa đúng phác đồ với loại văcxin tái tổ hợp mới nhất (Engerix B chẳng hạn) được bảo quản đúng cách và con bạn phải đi tiêm ngừa đúng ngày hẹn (thường một đợt chủng ngừa sẽ phải chích 3 lần, lần 2 cách lần thứ nhất 1 tháng, lần 3 cách lần thứ 2 là 6 tháng). Sau khi tiêm ngừa đủ phác đồ, 6 tháng và 1 năm sau con bạn phải kiểm tra lại kháng thể xem có đủ hay chưa.
– Tuy nhiên dù thực hiện đúng như thế thì tối đa cũng chỉ có 95% số người tạo được kháng thể ngừa bệnh. Nếu con bạn kém may mắn rơi vào 5% không tạo được kháng thể thì bạn nên áp dụng các phương pháp phòng ngừa khác như tình dục an toàn (khi bé đã đủ tuổi trưởng thành), thận trọng khi dùng các vật sắc nhọn như dao lam, dao cạo râu, dụng cụ làm móng tay móng chân, kim châm cứu… vì siêu vi viêm gan B lây qua đường máu và đường quan hệ tình dục không an toàn.
BS TRẦN NGỌC LƯU PHƯƠNG
(Phó khoa nội tiêu hóa – BV Nguyễn Tri Phương)
Theo VNE
Giữ sữa nuôi con
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá dành cho bé mà không sản phẩm nào có thể thay thế được. Thế nhưng, ngoài những người không thể dùng sữa nuôi con vì nhiều lý do như: bận đi làm sớm, sợ xấu vòng 1... còn có những trường hợp muốn cho con dòng sữa ngọt ngào mà không được...
Mất sữa
Sau khi sổ thai khoảng một ngày, người mẹ bắt đầu tiết sữa do sự thay đổi nội tiết sau sinh. Sau đó, việc sản xuất sữa phụ thuộc vào bé. Động tác mút vú của bé sẽ kích thích các đầu dây thần kinh ở quầng vú, truyền tín hiệu về não bộ để tiết ra nội tiết tố prolactin và oxytocin kích thích tạo sữa. Vì vậy, "không có sữa" có thể do nhiều nguyên nhân, có khi là không tạo được sữa trong vú hoặc tạo được sữa nhưng vì tắc các ống dẫn, sữa không thể thoát ra ngoài. Cụ thể:
- Sữa non thường chứa nhiều kháng thể có màu vàng sậm, đặc và sánh, nếu không cho trẻ bú sớm và bú hết, lượng sữa này tồn đọng sẽ gây tắc tuyến sữa khiến bầu vú mẹ rất đau.
- Mẹ cho con bú nhưng không cho bú hết sữa trong bầu vú, hoặc không vắt hết sữa thừa, hoặc vắt sữa không đúng cách cũng làm mất sữa...
- Kiêng khem tắm gội sau sinh, lại không vệ sinh kỹ đầu núm vú, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập từ ngoài vào. Sự viêm nhiễm này khiến ống dẫn sữa bị tắc.
- Chế độ dinh dưỡng của người mẹ không đầy đủ, hoặc mẹ ít uống nước cũng ảnh hưởng đến việc tạo sữa trong bầu vú.
-Tham công tiếc việc, hoặc tâm trạng căng thẳng cũng là nguyên nhân khiến tắc sữa.
- Mẹ bị ốm phải chích thuốc kháng sinh.
Tìm lại nguồn sữa
ThS-BS Nguyễn Hữu Trung - Trưởng Phòng khám Phụ sản Eva Hoàng Gia TP.HCM hướng dẫn: "Tắc tia sữa thường xảy ra trong những ngày đầu đến vài tuần sau sinh. Người mẹ cảm thấy căng tức một hoặc hai vú, có thể kèm theo sốt 38-39oC, lạnh run. Tắc tia sữa có thể dẫn đến biến chứng như áp-xe vú. Lúc này, vú một bên sẽ căng to, đau, ửng đỏ nhiều. Đây là trường hợp nặng, cần dùng kháng sinh liều cao và phẫu thuật vú để dẫn lưu ổ mủ nhiễm trùng này...".
Để đề phòng việc tắc tia sữa, người phụ nữ ngay từ lúc mang thai cần tìm hiểu về cách cho con bú đúng cách. BS Lưu Thị Thanh Loan - BV Từ Dũ TP.HCM tư vấn: "Ngay sau sinh, người mẹ cần cho con bú sớm. Nên cho trẻ ngậm hết núm và hết quầng vú. Trẻ ngậm núm không ngậm quầng vú khiến sữa không chảy ra được gây cương tức tuyến vú (do sữa ứ lại trong tuyến vú). Núm vú nứt nẻ, dẫn đến đau vú. Cho trẻ mút vú thường xuyên, càng lâu càng tốt, tùy thuộc vào trẻ."
Nỗi lo không đủ sữa cho con cùng một số sai lầm đã dẫn đến sữa ít dần. BS Nguyễn Thị Hoa - BV Nhi Đồng 1 TP.HCM giải thích: "Các bà mẹ thường lo không đủ sữa nuôi con vì thế hay cho bé bú thêm sữa bình. Chính điều này làm cho sữa sản xuất ít. Bé bú bình sẽ thích núm bình hơn núm mẹ nên càng ít bú mẹ. Sữa mẹ sản xuất theo quy luật cung - cầu nên bú ít sẽ ít sữa. Để giữ sữa cho con, trước khi cho bé bú nên uống một ly nước ấm, tốt nhất là sữa, ăn thêm một bữa trước khi đi ngủ. Cho bé bú đêm nếu bé có nhu cầu vì bú đêm sẽ tiết nhiều sữa (nội tiết tố kích thích có nhiều vào ban đêm).
Trong trường hợp bú mẹ xong bé vẫn khóc thì cho uống sữa công thức bằng muỗng chứ không cho mút bình!".
Dân gian có một số thức ăn có lợi cho sữa mẹ, Lương y Đinh Công Bảy - Hội Dược liệu TP.HCM hướng dẫn: "Để có sữa cho con, người mẹ cần ăn nhiều canh: móng giò hầm với đậu phộng, xương heo hầm với thông thảo (mua tại tiệm thuốc Bắc), móng giò hầm với đậu đen; gà ác hầm hạt sen; rau lang nấu với thịt bò; cháo ếch nấu đậu xanh; cơm nếp thịt gà, đu đủ xanh hầm móng giò, mít non hầm móng giò, canh tôm nấu mít non, canh mực nấu thơm, cháo mực... Muốn đủ sữa mẹ cần ngủ ngon nên ăn thêm các món có hạt sen".
Phương Nam
Theo PNO
Một số quan niệm sai lầm về sữa mẹ Sự phát triển não bộ của trẻ trong 2 năm đầu đời mang ý nghĩa rất quan trọng. Trẻ cần phải nhận đầy đủ hỗ trợ cho việc phát triển não bộ trong thời gian này. Sữa mẹ là sản phẩm của tự nhiên cung cấp hàng trăm dưỡng chất chẳng hạn như các acid béo thiết yếu, DHA, ARA v..v... Các bà...