Khi các thương hiệu thời trang dính “phốt” phân biệt chủng tộc
Không ít thương hiệu thời trang dính tới vấn đề nhạy cảm là phân biệt chủng tộc.
Phân biệt chủng tộc là vấn đề nhạy cảm nhưng thời trang lại thường xuyên vấp phải
Nổi tiếng khắp thế giới, doanh thu cả tỷ đô, song không ít thương hiệu thời trang vẫn lao đao vì dính tới vấn đề cực kỳ nhạy cảm: phân biệt chủng tộc.
Dưới đây là những vụ lùm xùm liên quan tới vấn đề phân biệt chủng tộc mà một vài thương hiệu thời trang, không biết do vô tình hay cố ý, đã dính dáng tới trong thời gian vài năm trở lại đây:
H&M và chiếc áo nỉ tai tiếng
Thương hiệu thời trang nhanh được hàng triệu người tin dùng H&M vừa gây nên làn sóng phẫn nộ sau khi hãng cho đăng tải hình ảnh về sản phẩm mới trên trang bán lẻ dành cho khu vực Anh quốc.
Cụ thể, sản phẩm khiến dư luận dậy sóng là một chiếc áo nỉ dành cho bé trai có in dòng chữ “Coolest Monkey In The Jungle” (Tạm dịch: Chú khỉ ngầu nhất trong rừng) với người mẫu là một bé trai da đen. Trong khi với sản phẩm tương tự là chiếc áo màu cam cùng dòng chữ “Survival Expert” – Chuyên gia sinh vật học, người mẫu lại là một bé trai da trắng.
Video đang HOT
Không ít người cho rằng H&M đã động chạm đến mảng tối đau thương trong lịch sử nhân loại, khi mà những người da đen luôn bị khinh miệt và bị so sánh với loài khỉ. Dù người đại diện của H&M đã lên tiếng xin lỗi song vẫn chưa đủ khiến những cơn giận nguôi ngoai.
GAP để bé gái da da trắng tì tay lên đầu bé gái da màu
Cách đây hơn 1 năm, thương hiệu GAP phải gửi lời xin lỗi tới toàn thể người hâm mộ sau khi quảng cáo dành cho dòng sản phẩm mới của hãng bị nhiều người chỉ ra rằng đang thể hiện sự coi thường thấy rõ đối với người da màu.
Trong bức hình quảng cáo sản phẩm gồm 4 bé gái với slogan “Meet the kids who are proving that girls can do anything” (Tạm dịch: Gặp nhứng đứa trẻ chứng minh các bé gái có thể làm được mọi thứ), không rõ vô tình hay hữu ý, GAP lại để một bé gái da màu nhỏ bé đứng giữa một dàn mẫu là các bé gái da trắng.
Trong khi các bé gái da trắng bên cạnh làm đủ động tác thể hiện sự năng động, cười đùa vui vẻ, thì bé gái da màu lại chỉ đứng im, để một bé gái da trắng tì tay lên đầu. Nhiều người còn nói rằng họ có cảm giác ánh mắt của bé gái da màu thật tội nghiệp và đầy cam chịu.
Hàng loạt nhà mốt bị chỉ trích vì chỉ sử dụng mẫu da trắng
Naomi Campbell – một trong những siêu mẫu da màu hiếm hoi đạt đến đỉnh cao thành công trong làng thời trang thế giới từng công khai bày tỏ việc các cô người mẫu “tóc vàng, mắt xanh” luôn được ưu ái hơn những người như cô.
Năm 2013, nhà mốt Dior nhận không ít chỉ trích sau khi James Scully – giám đốc chuyên casting cho show diễn của các thương hiệu lừng danh lên tiếng về việc phân biệt chủng tộc rõ rệt trong làng mẫu. Cụ thể, các nhà mốt như Dior, Saint Laurent, Louis Vuitton hay Chanel không bao giờ sử dụng mẫu da màu để trình diễn cho các bộ sưu tập của họ. Hoặc nếu có, họ cũng chỉ làm cho có với số lượng mẫu da màu chỉ từ 1-2 người.
Và nếu bạn để ý, thì danh sách các siêu mẫu kiếm tiền nhiều nhất hàng năm cũng chẳng bao giờ có sự xuất hiện của một chân dài không-phải-da-trắng nào, bất kể là mẫu gầy hay mẫu ngoại cỡ đi chăng nữa.
Trung úy cảnh sát Mỹ chia sẻ về vấn nạn tội phạm do sự thù ghét
Trung úy Brett Parson, một chuyên gia trong lĩnh vực điều tra tội phạm do định kiến và kỳ thị, đã có những chia sẻ về vấn nạn tội phạm do sự thù ghét và phân tích các nguyên nhân khiến trình trạng này đang gia tăng.
Trung úy Brett Parson (Ảnh: Đức Hoàng)
Ngày 22/9, tại Trung tâm Mỹ, Hà Nội đã diễn ra buổi trò chuyện giữa Trung úy Brett Parson thuộc Sở cảnh sát Washington (Mỹ) với các thanh niên Việt Nam về vấn nạn tội phạm do thành kiến, kỳ thị và thù ghét. Ông Parson đã phục vụ tại Sở Cảnh sát Washington trong hơn 20 năm và là chuyên gia về điều tra tội phạm hình sự do các cá nhân của cộng đồng LGBT gây ra hoặc chống lại cộng đồng này.
Tại buổi trò chuyện, ông đã chia sẻ về những câu chuyện và kinh nghiệm liên quan tới loại tội phạm này. Tội phạm thù ghét là là tội phạm xúc phạm, đe dọa, làm bị thương, phá hoại tài sản mang tính chất chủ ý và có động cơ xuất phát từ sự ghét bỏ và định kiến dựa vào địa vị xã hội, màu da, tôn giáo, niềm tin, giới tính, xu hướng tình dục, chủng tộc, đảng phái...
Theo ông Parson, dù nước Mỹ là một quốc gia văn minh, tôn trọng quyền tự do cá nhân và tự do ngôn luận nhưng tình trạng tội phạm do định kiến, thù ghét và kỳ thị vẫn còn tồn tại nhiều. Điển hình như vụ đụng độ đẫm máu ở Charlottesville, bang Virginia vừa qua do mâu thuẫn từ hệ tư tưởng da trắng thượng đẳng hay những vụ xả súng vào quán bar của người đồng tính, song tính, chuyển giới (LGBT) vì thành kiến về giới tính. Những vụ án nêu trên phản ánh phần nào đặc điểm của xã hội Mỹ.
Theo ông Parson, với dân số 300 triệu người và đặc thù đa tôn giáo, đa nền tảng, đa sắc tộc, chính sự khác biệt và đa dạng đã làm nên nước Mỹ ở thời điểm hiện tại. Tuy vậy, chính vì những sự khác biệt kể trên đôi khi lại mang lại nhiều xung đột và dẫn tới tình trạng tội phạm.
Ông Parson đã dẫn ra nhiều ví dụ và những mốc quan trọng mà nước Mỹ đã trải qua trên con đường tạo nên sự bình đẳng, công bằng và tôn trọng sự đa dạng. Theo ông, tuy Mỹ đã có nhiều thành tựu, song con đường loại bỏ hoàn toàn loại tội phạm nguy hiểm này vẫn còn nhiều khó khăn và không thể làm được trong ngày một ngày hai.
Vì sao gia tăng tội phạm do sự thành kiến?
Ông Parson đã chỉ ra những nguyên nhân cốt lõi dẫn tới tình trạng trên. Ngoài sự khác biệt và đa dạng trong cuộc sống và văn hóa Mỹ, ông cho rằng sự kém hiểu biết và thiếu sự giáo dục cần thiết về bình đẳng và tinh thần tôn trọng sự khác biệt của người khác là điểm cốt lõi gây nên lòng thù ghét.
Ngoài ra, với kinh nghiệm 30 năm trong nghề, Parson ông cho rằng các tệ nạn xã hội như rượu chè, ma túy cũng góp phần khiến loại tội phạm này gia tăng. Ngoài ra, sự bùng nổ của mạng Internet, của công nghệ cũng đã góp phần khiến cho sự thù ghét lan tỏa đi dễ dàng hơn.
Để giải quyết loại tội phạm do định kiến, ông Parson khẳng định giáo dục là điều quan trọng nhất. Mỗi một công dân có tư tưởng đúng đắn về kỳ thị và tội phạm ghét bỏ, có nhận thức và hiểu biết sẽ tạo nên một xã hội tốt đẹp hơn.
Với cương vị là một cảnh sát, ông cho biết chính người dân phải tự bảo vệ lấy mình trước vì cảnh sát thường chỉ giải quyết khi có vụ án xảy ra. Để không trở thành nạn nhân của tội phạm do sự thù ghét, hãy luôn tỉnh táo, cẩn trọng với những hoàn cảnh xung quanh, và hãy lên tiếng khi cần thiết.
Ông Parson khẳng định thế giới này là tập hợp của những sự khác biệt. Con người dù cùng quốc tịch, màu da, tôn giáo nhưng đều là những cá thể riêng biệt, không ai giống ai. Vì vậy, mỗi cá nhân hãy học cách chấp nhận sự khác biệt và không lấy đó làm cái cớ để phạm tội.
Theo Dân Trí
Cuộc chiến quanh các tượng đài Liên minh miền Nam ở Mỹ Hơn 150 năm trôi qua từ khi cuộc nội chiến Mỹ kết thúc nhưng tranh cãi về cách lịch sử tưởng nhớ bên thua cuộc thế nào vẫn chưa nguôi. Cảnh sát đứng canh gác trước bức tượng đại tướng Robert E. Lee của Liên minh miền Nam ở Charlottesville, Virginia. Ảnh: Reuters. Hàng trăm bức tượng tôn vinh Liên minh miền Nam,...