Khi cả thế giới đua nhau trở thành công ty công nghệ thì Tim Cook lại nói Apple không còn là công ty công nghệ
Ông tin rằng, công nghệ không phải là thứ làm nên sản phẩm của Apple, mà là người dùng.
Sáng nay, trong cuộc họp mặt của các cổ đông của Berkshire Hathaway, CEO của Apple – Tim Cook, đã tỏ ra vô cùng phấn chấn và hào hứng với việc tỷ phú Warren Buffett giờ đã là một trong những cổ đông lớn nhất của Táo khuyết.
Cook cũng xuất hiện trong video mở đầu của Apple và sau đó đã tham gia cuộc phỏng vấn của tờ CNBC để bật mí về mối quan hệ của ông với Warren, và chia sẻ suy nghĩ của ông về “văn hoá” của Apple cũng như về chính sách về quyền riêng tư và nhiều vấn đề khác.
Trang CNBC cũng đã công bố buổi phỏng vấn với Tim Cook trong show truyền hình thời sự Squawk Box. Với độ dài tới hơn 20 phút, vị giám đốc điều hành này đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của quyền lợi khách hàng đối với mọi nhân viên Apple, ví dụ như việc họ không bao giờ bán dữ liệu cá nhân của người dùng, nâng cao sức khoẻ của họ với Apple Watch cũng như có cả một hệ thống chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp. Tuy nhiên, thú vị hơn cả là đoạn mà người dẫn chương trình Rebecca Quick hỏi cảm nghĩ của Cook về việc được Buffett “chống lưng” và nói về ý nghĩa của khoản đầu tư này.
Warren Buffett không phải là người thích “đổ tiền” vào các công ty công nghệ hoặc những lĩnh vực mà ông không nắm rõ. Tuy nhiên, với việc tập đoàn của ông giờ đang nắm trong tay số cổ phiếu Apple lớn nhất cho thấy rằng ông coi Quả táo cắn dở không chỉ là một công ty công nghệ đơn thuần. Cả Cook lẫn Buffett đều có tầm nhìn rằng Apple là một công ty phục vụ khách hàng.
Video đang HOT
“Quả đúng là chúng tôi làm việc trong lĩnh vực công nghệ. Tuy nhiên, thực tế thì những sản phẩm mà Apple tạo ra không chỉ có công nghệ, mà còn là sự kết hợp giữa nghệ thuật và con người,” Cook nói với CNBC. Chính vì vậy, tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi ông ấy nhìn nhận Apple như vậy, bởi điều đó có nghĩa là Warren muốn công chúng cũng thấy được phương diện ấy của chúng tôi.
Chúng tôi tin rằng, công nghệ không phải là thứ làm nên sản phẩm của mình, mà chính là khách hàng. Các thiết bị sẽ đóng vai trò làm công cụ để giúp người dùng thực hiện những điều không thể. Nếu bị dán mác là “đồ công nghệ,” thì chúng sẽ không thực sự được sử dụng rộng rãi. Như kiểu, chúng là dành cho dân chuyên nghiệp, chứ không phải dành cho mọi người. Đó là lý do tại sao tôi rất vui khi Warren Buffett đã đầu tư vào Apple.”
Cook cũng chia sẻ rằng việc Buffett về với đội của ông là một “vinh dự và quả là một đặc ân.” Mặc dù nhà tiên tri xứ Omaha đã bán bớt cổ phiếu của Apple hồi đầu năm nay, thế nhưng ông vẫn tỏ ra rất lạc quan về gã khổng lồ công nghệ xứ Cupertino. Sau khi Apple công bố báo cáo tài chính Q2/2019 với mức doanh thu cao hơn kỳ vọng, Buffett nói rằng “đây chính là lý do tại sao tôi vẫn nắm giữ số cổ phiếu trị giá 50 tỷ USD của họ.”
Theo Cult of Mac
Tim Cook không tin công ty công nghệ cần dữ liệu
Giám đốc điều hành Apple Tim Cook đã lên tiếng phản đối việc các công ty công nghệ nói cần nhiều dữ liệu khách hàng hơn để phát triển các các sản phẩm cao cấp.
CEO của Apple Tim Cook phát biểu tại sự kiện WWDC 2018 vào ngày 4/6/18 tại San Jose, California
Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với chương trình Vice News Tonight phát sóng hôm thứ Ba, ông Cook không nêu bất cứ tên cụ thể nào nhưng lại đề cập đến những người khổng lồ về quảng cáo Facebook và Google chia sẻ dữ liệu với bên thứ ba.
Ông Cook nói: "Một vài công ty sẽ cố gắng khiến bạn tin là: Tôi phải lấy tất cả dữ liệu của bạn để có thể cung cấp dịch vụ cho bạn tốt hơn. Các bạn chớ tin vào điều đó".
Apple từ lâu đã đưa ra một cách tiếp cận riêng biệt có tính bảo mật cao và tiếp tục tung ra phần cứng mới khiến cho các bên khác (và kể cả Apple) gặp khó khăn hơn khi truy cập thông tin người dùng. Tính đến ngày 3 tháng 10 năm 2018, công ty 1 nghìn tỷ đô la này đã điều chỉnh kế hoạch của mình, thực thi chính sách bảo mật mới yêu cầu tất cả các ứng dụng phải báo cho người dùng biết dữ liệu cá nhân của họ được sử dụng như thế nào.
Trong khi đó, Facebook và Google đang phải chịu áp lực xử lý các bê bối liên quan đến dữ liệu khách hàng. Đáng chú ý nhất là vụ bê bối Cambridge Analytica liên quan đến Facebook về cuộc bầu cử năm 2016 của Hoa Kỳ.
Một số người cho rằng cách tiếp cận thận trọng hơn của Apple sẽ gây tổn hại cho sự phát triển của các sản phẩm cốt lõi như Siri, đặc biệt khi đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ Alexa của Amazon. Nhưng ông Cook vẫn giữ vững lập trường rằng Apple sẽ "thu thập dữ liệu ít nhất có thể", vì ông đánh giá sự riêng tư là "một trong những vấn đề quan trọng nhất của thế kỷ 21."
Ông Tim Cook nói thêm rằng ông sẵn sàng làm việc với các nhà lập pháp để chia sẻ thêm về quan điểm và đảm bảo rằng các công ty công nghệ tạo ra các sản phẩm "tuyệt vời cho xã hội".
Không vi phạm quyền riêng tư ở Trung Quốc
Bản thân Apple vào đầu năm nay cũng vướng rắc rối về các cam kết bảo mật quyền riêng tư của người dùng sau quyết định bắt đầu lưu trữ tài khoản iCloud của người dùng Trung Quốc tại một trung tâm dữ liệu mới trong lãnh thổ Trung Quốc.
Các nhà bình luận cho rằng động thái này sẽ cho phép các nhà chức trách Trung Quốc truy cập dễ dàng hơn vào các tin nhắn văn bản, email và các dữ liệu khác được lưu trữ trên đám mây, gây ảnh hưởng đến tự do ngôn luận của người dùng.
Tuy nhiên, ông Cook nhấn mạnh rằng các chính sách mã hóa của Apple là "giống nhau ở mọi quốc gia" và công ty tiếp tục giữ quyền kiểm soát cao nhất.
Không có sự phối hợp trong việc loại bỏ Alex Jones
Cuộc phỏng vấn của Tim Cook với Vice cũng đã đề cập đến quyết định của Apple vào tháng 8 về xóa các nội dung liên quan đến "ông trùm thuyết âm mưu" Alex Jones khỏi nền tảng của mình. Facebook và Youtube sau đó cũng đã có động thái tương tự, mặc dù ông Cook cho biết không có sự phối hợp giữa các bên về vấn đề này. Ông chia sẻ: "Chúng tôi đưa ra quyết định độc lập".
Giám đốc điều hành của Apple nói thêm rằng hãng này "không khoan nhượng thông tin kích động, thù địch. Chúng tôi có những hướng dẫn rất rõ ràng rằng những người tạo ra hay phát triển (thông tin) phải tuân thủ (các quy định) để đảm bảo một môi trường an toàn cho tất cả người dùng của chúng tôi".
Nguồn: Một Thế Giới
Trung bình 2 - 3 tuần, Apple thâu tóm một công ty khác Hãng công nghệ Mỹ đã mua lại hơn 20 công ty trong vòng 6 tháng qua... Trong một cuộc phỏng vấn với CNBC vào ngày 6/5, giám đốc điều hành (CEO) của Apple - Tim Cook cho biết công ty này đã mua từ 20 - 25 công ty trong vòng 6 tháng qua, tuy nhiên, phần lớn không được truyền thông biết...