Khi bị táo bón, bạn nên làm gì?
Những lời khuyên chế độ ăn uống đơn giản và thay đổi lối sống có thể giải thoát bạn khỏi chứng táo bón.
Táo bón là biểu hiện của tình trạng đại tiện khó và khoảng cách giữa các lần đại tiện kéo dài hơn bình thường.
Táo bón được tính khi bạn đi đại tiện ít hơn 3 lần trong một tuần và thường tự hết nếu bạn thay đổi lối sống, nhưng nếu bị mãn tính thì sẽ khó điều trị hơn vì có liên quan tới những bệnh khác.
Táo bón không phải là một bệnh mà là triệu chứng của các bệnh ở đại trực tràng (ruột già và ruột kết) khác. Nếu bị táo bọn kéo dài sẽ dẫn tới bị pô-líp và nghiêm trọng hơn là ung thư đại trực tràng.
Một số nguyên nhân phổ biến khiến bạn có thể bị táo bón, đó là: Cơ thể thiếu chất xơ; bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của một số loại thuốc đã uống; Tiểu đường, suy giáp, hoặc mắc các chứng về thần kinh như bệnh đa xơ cứng hoặc bệnh Parkinson… cũng có thể khiến bạn bị táo bón.
Ít phổ biến hơn, nhưng tắc nghẽn ruột có thể ngăn không cho phân truyền bình thường.
Nếu bạn trên 50 tuổi và chưa được kiểm tra ung thư ruột già, hoặc nếu bạn bị chảy máu trực tràng, thiếu máu, giảm cân không rõ nguyên nhân, hãy đi kiểm tra y tế ngay để loại trừ ung thư đại tràng.
Uống nhiều nước, ăn thêm chất xơ là một trong những biện pháp đơn giản giúp cải thiện tình trạng bị táo bón. (Nguồn ảnh minh họa: Theo Health)
Một số cách điều trị hiệu quả
1. Uống nhiều nước:
Bạn cần phải vận động ruột lâu hơn, lượng ruột kết của bạn sẽ hấp thụ từ phân. Vì vậy, nếu cơ thể bạn bị thiếu hydrat hóa, bạn sẽ bị phân cứng và khô.
Bạn nên uống bao nhiêu nước là hợp lý?
Chuyên gia sức khỏe tiêu hóa cho biết: Phụ nữ nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày, trong khi nam giới có thể cần đến khoảng 3 lít.
Nên uống nhiều nước vào buổi sáng, nhấm nháp vào buổi trưa và phần còn lại vào buổi tối. Không được uống cùng lúc tất cả số nước nói trên.
2. Ăn nhiều chất xơ:
Video đang HOT
Michael Komar – Giám đốc bộ phận hệ tiêu hóa tại Geisinger ở Danville, Pennsylvania (Mỹ), chia sẻ: Để giúp hệ tiêu hóa hoạt động bình thường nên tăng cường uống nước và ăn thêm một số thực phẩm giàu chất xơ.
Để cải thiện hệ tiêu hóa thì cơ thể cần 20-35 gam chất xơ mỗi ngày. Các thực phẩm như: Ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau và hạt đậu trong nước uống.
3. Tập thể dục:
Khi bị táo bón bạn nên thường xuyên đi bộ (Nguồn ảnh minh họa: Theo Health).
Thiếu hoạt động thể chất được coi là một trong những yếu tố dẫn tới táo bón, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Tập thể dục thường xuyên sẽ góp phần cải thiện tốt cho bộ máy tiêu hóa và nâng cao thể lực.
Đã có những nghiên cứu thực hiện trên hai nhóm bị mắc chứng táo bón và đều thực hiện chế độ ăn kiêng như nhau, nhưng nhóm duy trì tập thể dục 12 tuần liên tiếp đã có những chuyển biến tốt hơn rõ rệt.
4. Lựa chọn những thực phẩm chứa vi khuẩn có ích:
Các chất bổ sung probiotic và các loại thực phẩm như sữa chua, kefir và kimchi có chứa vi khuẩn tốt cho vi khuẩn có thể giúp bạn dễ dàng táo bón.
Tiến sĩ Burkhart cho biết: “Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng probiotic có thể giúp làm mềm phân và tăng số lần đi tiêu”, nhưng nó không phải là một phương thuốc chữa bệnh.
Trong khi đó Tiến sĩ Komar chia sẻ kinh nghiệm của bản thân: “Kể từ khi tôi bắt đầu dùng probiotic, tình trạng táo bón của tôi đã giảm đi rất nhiều”.
5. Ăn hoặc uống nước quả:
Lựa chọn các loại quả phù hợp với chế độ dinh dưỡng trong từng thời điểm phù hợp giúp bạn bổ sung thêm vitamin, bổ sung thêm chất xơ… giúp cơ thể khỏe mạnh, cải thiện tình trạng táo bón.
6. Giảm căng thẳng:
Stress là một yếu tố có thể gây ra táo bón, vì thế bạn cần phải chú ý đến vấn đề này. Stress kéo dài còn gây hại cho dạ dày, khiến tinh thần của bạn đi xuống, ảnh hưởng trực tiếp tới công việc và cuộc sống.
7. Không lạm dụng thuốc xổ:
Thuốc nhuận trường kích thích, làm việc bằng cách tăng lượng nước trong ruột và tăng hoạt động ruột, nhưng chuyên gia y tế thì khuyên rằng thuốc xổ ít được chỉ định và không phải giải pháp ưu tiên.
Chỉ sử dụng những thuốc này cho táo bón trầm trọng hoặc nếu các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.
Nếu bạn có thai, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc nhuận tràng, đặc biệt là thuốc nhuận tràng kích thích.
Theo giaoduc.net.vn
10 điều tuyệt đối bạn không được nói dối bác sĩ
Lịch sử bệnh tật, tuổi tác, chế độ ăn uống, tiền sử phá thai, tình trạng quan hệ tình dục... là những việc bạn cần thành thật với bác sĩ.
Ảnh minh họa
Trong quá trình kiểm tra sức khỏe, có thể bác sĩ sẽ hỏi bạn những vấn đề tế nhị hoặc khó trả lời. Thay vì giấu diếm hoặc nói dối vì cảm thấy xấu hổ thì tốt nhất bạn nên trung thực, vì lời nói dối lúc này có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của bạn, theo RD.
Lịch sử bệnh tật
Bác sĩ phẫu thuật David Manhattan ở Manhattan, nói rằng thành thật về quá khứ bệnh tật sẽ giúp làm giảm các biến chứng trong tương lai của bạn. Các bác sĩ cần phải biết những thông tin cơ bản để giảm thiểu nguy cơ trong điều trị. "Tôi gặp nhiều bệnh nhân nói với tôi rằng họ chưa bao giờ phẫu thuật, nhưng khi tôi kiểm tra thấy những vết rạch rõ ràng," ông chia sẻ.
Tuổi tác
Mặc dù có thể không phải là vấn đề lớn nhưng bác sĩ cần biết chính xác tuổi của bệnh nhân để phục vụ cho việc chẩn đoán, điều trị, kê đơn cho chính xác, phù hợp với từng độ tuổi. Tiến sĩ Shafer nói: "Tôi biết bệnh nhân không thích thừa nhận tuổi của họ, nhưng điều quan trọng là phải trung thực. Nhiều khi bệnh nhân nói với tôi rằng họ 49 tuổi, nhưng thẻ bảo hiểm cho thấy họ 57 tuổi".
Ăn uống
Bác sĩ Tania Dempsey ở New York cho biết, nhiều bệnh nhân không muốn thừa nhận những khó khăn mà họ gặp phải với việc tuân thủ chế độ ăn kiêng theo quy định. Điều này rất nguy hiểm, bởi bác sĩ khó xác định được nguyên nhân gây bệnh, thậm chí khó đưa ra lời khuyên nếu bạn đang cần phải tuân thủ bữa ăn nghiêm ngặt do bệnh tật.
Tình trạng uống rượu bia cũng vậy. Theo bác sĩ David Poulad tại bệnh viện Overlook, việc khai ra tình trạng uống rượu bia của bạn thực sự rất cần thiết nếu bạn cần phẫu thuật, vì lạm dụng rượu có thể gây tổn thương vĩnh viễn lên gan và gây ra các bệnh nghiêm trọng khác.
Sử dụng thuốc
Bác sĩ da liễu Joshua Zeichner ở Manhattan cho biết, ông thường xuyên gặp phải các trường hợp bệnh nhân tái khám nói dối về việc sử dụng thuốc được kê trước đó. Nhiều trường hợp bỏ dở khi dùng thuốc, không tuân thủ theo hướng dẫn... Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả điều trị. Một số bác sĩ lo ngại, bệnh nhân giấu diếm việc đang sử dụng một loại thuốc nào đó cũng sẽ gây khó khăn thậm chí nguy hiểm cho các bác sĩ kê đơn thuốc.
Hút thuốc
Bác sĩ Andrew J. Miller - một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ ở Manhattan, cho biết một trong những thói quen lớn nhất mà bệnh nhân thường không trung thực là hút thuốc. Nicotin rất nguy hiểm cho việc chữa bệnh và nhiều bác sĩ phẫu thuật sẽ không thực hiện một số cuộc giải phẫu vì bệnh nhân hút thuốc lá.
Dùng chất bổ sung
Tiến sĩ Dempsey nói rằng đôi khi bệnh nhân rất xấu hổ khi thừa nhận rằng họ đang dùng vitamin, chất bổ sung hoặc thảo mộc vì sợ bác sĩ sẽ la mắng. Tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo người bệnh đang dùng thuốc không do bác sĩ kê đơn cần phải thành thật thông báo. Bởi, các loại thuốc này có thể làm tăng hoặc giảm liều thuốc mà bác sĩ kê, thậm chí ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.
Sử dụng chất kích thích
Tiến sĩ Dempsey nói, ở nước này ngày càng có nhiều người sử dụng ma túy, và các bác sĩ đang bị bệnh nhân của họ lừa dối. Bởi họ không muốn thừa nhận việc sử dụng ma túy vì sợ hồ sơ bệnh án có thể ảnh hưởng đến chính sách bảo hiểm hoặc việc làm của họ.
Song, bác sĩ khuyến cáo, những bệnh nhân này cần thành thật với thầy thuốc bởi nó sẽ giúp các bác sĩ trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh chính xác. Ví dụ, nếu hút cần sa thường xuyên, bạn có thể gặp khó khăn trong tập trung và bộ nhớ. Khi bác sĩ biết điều này, họ có thể dễ dàng điều trị cho bạn mà không cần kê một đống thuốc về tâm thần không cần thiết.
Tiến sĩ giải thích: "Nếu bệnh nhân không trung thực với bác sĩ, họ có thể được điều trị không cần thiết bằng các loại thuốc thần kinh mạnh để chống lại những triệu chứng thần kinh tâm thần này. Hút cần sa và các loại thuốc kích thích khác có hại cho phổi, bác sĩ cần phải biết điều này để sàng lọc bệnh nhân một cách thích hợp".
Tiền sử phá thai
Phá thai không phải là chuyện dễ dàng để thảo luận, thậm chí với bác sĩ của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn có gia đình và đang phải vật lộn để có thai, chuyên gia về sinh sản Jane Frederick nói rằng, bác sĩ cần phải biết toàn bộ lịch sử y tế của bạn, trong đó có phá thai. "Có thể có các mô sẹo và tổn thương tử cung sau phá thai. Bác sĩ cần phải biết trước khi cấy phôi thai trong suốt quá trình thụ tinh ống nghiệm", bác sĩ nói.
Lịch sử quan hệ tình dục
Bạn đã có bao nhiêu bạn tình, quan hệ tình dục lần cuối khi nào, có dùng biện pháp phòng tránh nào không... là những câu hỏi mà đa số bệnh nhân ngại nói. Tiên sĩ Jaime M. Knopman, giám đốc về bảo tồn khả năng sinh sản tại CCRM-NY cho biết, đó là những thông tin cần thiết đối với các bác sĩ. Bác sĩ sẽ không phán xét bạn, họ đang cố gắng để giúp đỡ bạn mà thôi.
Cảm giác của bản thân
Bạn có thể trả lời "Tốt" với một người quen khi họ hỏi "Bạn cảm thấy thế nào?", nhưng hãy thẳng thắn với cảm giác của bạn với bác sĩ. Nếu bạn lo lắng, sợ hãi điều gì hãy nói cho họ biết. Một cuộc thảo luận chân thành sẽ giải phóng tâm trí của bạn khi nói chuyện với bác sĩ và sẽ giúp bạn xử lý thông tin một cách rõ ràng.
Thu Hiền
Theo vnexpress.net
Nên uống bao nhiêu nước mỗi ngày? Cơ thể chúng ta thường xuyên mất nước, chủ yếu qua đường tiểu và mồ hôi. Các cơ quan y tế thường khuyên, nên uống 2 lít nước mỗi ngày. Tuy nhiên, cũng có những chuyên gia y học lại cho rằng, cơ thể lúc nào cũng mất nước (ít hoặc nhiều), vì vậy dù không khát, cũng nên thường xuyên nhấm nháp...