Khi bị chó tấn công, làm ngay những việc này để cứu mạng bản thân
Đây cũng là những kĩ năng tự vệ vô cùng quan trọng mà cha mẹ cần hướng dẫn cho con cái của mình để trẻ biết cách bảo vệ mình trước sự tấn công của một hay nhiều con chó.
Hãy tưởng tượng rằng bạn đang vui vẻ chạy bộ trong công viên hay đạp xe quanh khu phố thì bất ngờ một con chó lạ chạy tới nhe nanh và chuẩn bị tấn công bạn. Vậy nên làm gì khi bị chó tấn công? Cách xử lý của bạn chính là thứ giúp bạn an toàn trước sự tấn công của con chó này hoặc là khiến bạn bị thương nặng. Bạn cần bảo vệ an toàn cho bản thân bằng cách giữ bình tĩnh và sử dụng một số biện pháp để xử lý tình huống.
Đây cũng là những kĩ năng tự vệ vô cùng quan trọng mà cha mẹ cần hướng dẫn cho con để trẻ biết cách bảo vệ mình trước sự tấn công của chó.
1. Ngăn chặn cuộc tấn công
- Không được hoảng loạn
Khi gặp 1 con chó, nếu bạn bị kích động, thét lên và bỏ chạy sẽ làm cho nó tưởng rằng bạn đang đe dọa nó. Từ đó, nó trở nên liều lĩnh và có ý định tấn công. Vì vậy, tốt nhất là hãy bình tĩnh.
- Đứng yên và bất động
Khi con chó tiến đến, bạn hãy đứng yên với tư thế giống như một cái cây, và nhìn lảng đi chỗ khác chứ đừng nhìn nó. Tốt nhất là đừng đứng đối diện và nhìn vào mắt chó. Trong nhiều trường hợp, con chó sẽ mất hứng thú hoặc là cảm thấy bạn an toàn, vậy nên nó sẽ bỏ đi.
Trong lúc này, tuyệt đối không được có những hành động khiến con chó hiểu lầm là bạn đang đe dọa nó như sau:
- Vùng vẫy tay hoặc đá chân.
- Giơ cánh tay lên cao vì nó có thể nghĩ là bạn định đánh nó.
Hành động bỏ chạy có thể đánh thức bản năng săn mồi của chó. Nó có thể hung hãn đuổi theo bạn dù thoạt đầu chỉ định vui đùa. Hơn nữa, bạn không thể chạy nhanh hơn chó nếu đang chạy bộ, thậm chí nhiều con chó có thể đuổi kịp ngay cả khi bạn đi xe đạp.
- Đánh lạc hướng chó bằng một vật khác
Video đang HOT
Nếu con chó vẫn tiếp tục đe dọa, hãy cho nó một thứ gì đó để nhai, chẳng hạn như chiếc ba lô, chai nước hay bất cứ thứ gì bạn có. Việc này có thể đánh lạc hướng con chó trong một thời gian đủ để bạn chạy thoát.
Vậy nên, lưu ý, nếu phải đi qua những khu vực thường có chó, đặc biệt chó dữ, nên mang theo đồ chơi hoặc đồ ăn. Nếu có con chó nào hung dữ xông đến, ném thức ăn hoặc đồ chơi ra xa để con chó đuổi theo những món đó và không đụng đến bạn.
2. Đề phòng và tự vệ
Nếu như những cách làm trên không khiến cho con chó “chán” bạn mà vẫn nhất định tấn công thì lúc này bạn cần biết đến những kĩ năng để tự vệ, tránh nguy hiểm khi nó nhào tới.
- Đối mặt với chó và ra lệnh “Lùi lại”
Nếu con chó vẫn tỏ ra hung hãn, đồng thời thái độ phớt lờ hoặc xoa dịu không có hiệu quả, bạn phải đối mặt với nó và nghiêm khắc ra lệnh cho nó rút lui. Hãy dùng giọng nói trầm, mạnh mẽ và quyết đoán nhưng cũng đừng quên là “không được nhìn vào mắt nó”.
- Chống trả khi chó tấn công
Nếu con chó bắt đầu cắn bạn, bạn phải tự vệ. Nếu có gậy hoặc một vũ khí nào đó, bạn có thể (và nên) dùng để đánh con chó. Tuy nhiên bạn đừng đánh trên đầu chó vì sọ nó rất dày, việc này chỉ khiến nó thêm giận dữ. Đánh hoặc đá vào cổ họng, mũi và gáy của chó làm nó choáng và bạn có thời gian chạy thoát.
Lúc này bạn có thể kêu lên để tìm người hỗ trợ nhưng tránh kêu thét vì điều này có thể khiến con chó tăng cường tấn công.
Có thể dùng toàn bộ trọng lượng cơ thể đè lên con vật, đặc biệt dùng những điểm cứng như đầu gối và khuỷu tay ấn mạnh xuống. Chó là loài vật cắn rất khỏe, nhưng nó không thể chống cự, do đó bạn hãy cố gắng tận dụng lợi thế về vị trí và nhanh chóng hạ gục chúng.
- Bảo vệ mặt, ngực và cổ họng
Đầu, cổ, mặt, ngực là những điểm quan trọng nhất trên cơ thể mà bạn cần bảo vệ, vì những vết cắn ở những chỗ này gây tổn thương nặng nhất và có nguy cơ gây tử vong cao nhất.
Bảo vệ những bộ phận quan trọng bằng cách úp sấp người, co đầu gối lại và đưa tay lên tai (tay nắm lại). Cố gắng không kêu la hoặc lăn lộn ra xa, vì những hành động này có thể khiến chó bị kích động thêm.
- Từ từ và cẩn thận rời khỏi nơi đó
Khi con chó bớt chú ý đến bạn, bạn cần rời khỏi nơi đó bằng cách chầm chậm lùi ra xa mà không cử động đột ngột.
3. Đề phòng bị chó tấn công
- Chú ý phân biệt chó hung hăng hay chỉ đang chơi đùa:
Những con chó nguy hiểm thường có biểu hiện: Nhe nanh, gầm gừ, trợn mắt, 2 tai cụp về sau và sát vào đầu… Nếu tiếp cận bạn mà thân hình chó căng thằng, cứng nhắc (đầu, vai và hông thẳng hàng) hoặc chạy đều đều thì tức là nó sẽ nguy hiểm.
- Tránh trêu tức chó
Theo lẽ thông thường thì bạn đừng trêu tức bất kì con vật nào. Đặc biệt, với loài chó thì đừng bao giờ làm phiền một con chó đang ăn hoặc đang chăm sóc con của nó. Những lúc như vậy chó sẽ có thái độ phòng vệ cao. Tránh cười với chó vì một con chó hung hăng sẽ cho rằng bạn đang nhe răng chuẩn bị đánh nhau.
Nguồn: WikiHow
Sau loạt vụ trẻ bị chó cắn gây thương tích nặng và tử vong: Đây là những việc cần làm để tránh bị bệnh dại
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nhiều cha mẹ thấy con bị chó cắn vô cùng hoảng hốt, làm chuyện thêm rối. Trong trường hợp đó, bạn cần làm ngay điều này để con an toàn.
Liên tiếp những vụ trẻ bị chó cắn vô cùng thương tâm, không chỉ chó ngoài đường mà ngay cả chó nhà
Ngày 21/4, bé T.H.K. (4 tuổi, ở Hà Nam) được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) trong tình trạng vết thương dập nát vùng má, từ góc mép đến sát tai, lộ tổ chức mỡ. Bé bị chính con chó nuôi trong nhà cắn. Tại phòng bệnh, hiện tại dù sức khỏe đã ổn định nhưng bé K. vẫn còn sợ hãi sau sự việc. Bé liên tục ôm bố, mẹ và sợ khi có người tiếp xúc.
Trươc đo, ngày 19/4/2019, khoa Cấp cứu Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cấp cứu cho bé trai 7 tuổi do bị chó lai cắn. Khi chuyển tư BV TW Thai Nguyên xuống đến BV Việt Đức, các bác sĩ đành phải trả bé về nhà vì tình trạng quá nguy kịch, không thể cứu chữa.
Bé trai 7 tuổi bị chó cắn đến nỗi tử vong làm nhiều người hoảng sợ.
Sơ cứu đúng cách khi bị chó cắn, tránh nguy cơ mắc bệnh dại
Liên tiếp những vụ chó cắn thương tâm xảy ra, dù là chó nhà nuôi hay chó ngoài đường cũng không tránh khỏi nguy cơ bị tấn công bất ngờ. Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), nhiều cha mẹ thấy con bị chó cắn thường rất hoang mang.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng
Trong trường hợp đó, chúng ta không nên hốt hoảng quá mà cần nhanh chóng rửa vết thương do chó cắn. Sau đó chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để làm sạch vết thương, rồi chuyển lên bệnh viện chuyên khoa để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm như bệnh dại
Cụ thể:
Nhiều cha mẹ thấy con bị chó cắn thường rất hoang mang.
- Làm sạch vết thương: Rửa vết thương dưới vòi nước chảy để loại bỏ mầm bệnh, thao tác rửa nhẹ nhàng, tỉ mỉ, dùng nước và bông làm sạch, không chạm trực tiếp vào vết thương.
- Lau khô vết thương bằng bông, sau đó sử dụng thuốc sát trùng như cồn hoặc oxy già: Lưu ý chỉ dùng lượng nhỏ để sát trùng, thổi nhẹ vào vết thương khi thoa thuốc vì rất xót.
- Kê vùng bị thương ở vị trí cao sau khi bôi thuốc sát trùng: Điều này sẽ giúp bạn cầm máu hiệu quả hơn.
- Cầm máu: Nếu vết thương do chó cắn ra máu trong vòng 10-15 phút thì bạn không nên cầm máu trong quá trình rửa vết thương. Bạn chỉ cần cầm máu sau 15 phút nếu máu vẫn tiếp tục chảy.
Nngười dân nuôi chó phải có trách nhiệm với gia đình mình, với mọi người, làm đúng quy định của pháp luật.
Sử dụng 3 miếng gạc y tế đặt lên vết thương, chờ trong vòng 7 phút mà máu vẫn tiếp tục ra nhiều thì tiếp tục đặt gạc thêm vào vết thương. Không gỡ miếng gạc trước đó để đặt gạc sau vì có thể khiến máu chảy nhiều hơn. Và chờ cho đến khi máu ngừng chảy thì băng lại vết thương. Sau đó nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.
- Đối với trường hợp bị chó cắn sâu và ra nhiều máu, máu phun thành tia, bạn dùng dây thun để garô xung quanh vết thương và chi. Nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, tránh mất máu quá nhiều.
Bác sĩ khuyến cáo người dân nuôi chó phải có trách nhiệm với gia đình mình, với mọi người, làm đúng quy định của pháp luật.
Muốn nuôi chó phải đầy đủ điều kiện để nuôi dưỡng, kiếm soát, quản lý tốt chó, để khỏi phiền hà, nguy hiểm cho người khác. Họ cần có cũi, dây xích, nhà cửa có hàng rào tốt, ngoài cổng phải có biển cảnh báo nhà có nuôi chó. Khi ra ngoài đường, chó cần được đeo xích, đeo rọ mõm, tuyệt đối không thả rông. Nếu không đảm bảo được những tiêu chí ấy dù chỉ trong giây phút, tốt nhất nên dừng ngay hành động nuôi chó để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân.
Theo Helino
Bé trai 4 tuổi bị chó nhà cắn rách đầu Chơi trước sân nhà, bé trai 4 tuổi đụng phải con chó becgie nhà nuôi và bị tấn công đa chấn thương. Hình minh họa Chiều 18/4, tin từ Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh cho biết vào tối 17/4, bệnh viện này có tiếp nhận bệnh nhân là bé trai 4 tuổi, được bố mẹ đưa tới trong tình trạng có nhiều...