Khen thưởng lại về tay quan chức
Một lần nữa, danh sách đề nghị phong tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc năm 2013 lại chủ yếu là quan chức và cán bộ quản lý, số lao động trực tiếp chỉ lác đác.
Danh sách đề nghị phong tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc đợt 3 năm 2013 đang được Ban Thi đua – Khen thưởng trung ương (Bộ Nội vụ) đưa ra lấy ý kiến tại website http://banthiduakhenthuongtw.gov.vn có 83 cá nhân, trong đó 55 người thuộc khối bộ, ngành và 28 người thuộc khối địa phương.
Vẫn như cu
Theo danh sách đề nghị, cá nhân duy nhất thuộc khối bộ, ngành trực tiếp lao động sản xuất có lẽ là ông Chu Văn Giỏi (công nhân sửa chữa xưởng cơ khí Công ty Xi măng Vicem Hoàng Thạch thuộc Tổng Công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam – Bộ Xây dựng).
Cân co thêm hinh thưc vinh danh ngươi lao đông trưc tiêp. Trong anh: Công nhân Tông Công ty Dêt May Gia Đinh san xuât hang xuât khâu Anh: Tân Thanh
Ngoài ra, 2 “nhân viên” khác là bà Trần Thị Cúc Hòa (nghiên cứu viên chính Viện Lúa ĐBSCL thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và ông Đỗ Xuân Bình (chuyên viên chính Vụ Khoa học và Công nghệ – Bộ Thông tin và Truyền thông).
Video đang HOT
Những người còn lại đều đang nắm giữ các vị trí lãnh đạo tại cơ quan, như phó chánh án TAND, cục trưởng, phó viện trưởng, tổng giám đốc, giám đốc, trưởng phòng, chánh văn phòng…
Khối địa phương cũng chủ yếu là những người “quyền cao, chức trọng” như giám đốc và phó giám đốc sở, phó chủ tịch UBND, trưởng ban tuyên giáo… Trong đó, chỉ có bà Võ Thị Hạnh (giáo viên Trường THCS Ân Thạnh, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định) là người không nắm giữ chức vụ quản lý.
Nếu lật lại danh sách đợt 1 và đợt 2 đã được Ban Thi đua – Khen thưởng trung ương tổng hợp từ báo cáo của các bộ, ngành, địa phương gửi Thủ tướng đề nghị phong tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc năm 2013 với hơn 70 cá nhân, cũng khó tìm được cá nhân trực tiếp lao động sản xuất. Người duy nhất không nắm vị trí quản lý, lãnh đạo trong 2 đợt này có lẽ là bà Phạm Vĩnh Lộc (giáo viên Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tân Phú, TP HCM).
Như Báo Người Lao Động đã thông tin, Chiến sĩ thi đua toàn quốc năm 2012 cũng hầu hết là những người có chức sắc.
Chưa thể theo quy định mới
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động ngày 23/12, ông Kiều Sơn, Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu tổng hợp Ban Thi đua – Khen thưởng trung ương, cho biết danh sách đề nghị phong tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc đợt 3 năm 2013 vẫn đang trong giai đoạn lấy ý kiến.
Theo quy định hiện hành, cá nhân được đề nghị phải vượt qua rất nhiều khâu, cấp xét duyệt. Người được đề nghị trao tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc phải có 2 lần liên tục đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương hoặc có thành tích đột xuất được tặng bằng khen của Thủ tướng; có sáng kiến, giải pháp kỹ thuật trong công tác, lao động sản xuất được ghi nhận theo quy định của Tổng LĐLĐ Việt Nam…
Từ những điều kiện bắt buộc đó, cấp cơ sở sẽ lựa chọn ra những cá nhân đạt yêu cầu để tiến hành bỏ phiếu và gửi danh sách này tới bộ trưởng, chủ tịch UBND tỉnh hoặc cấp tương đương xem xét, phê duyệt trước khi gửi về Ban Thi đua – Khen thưởng trung ương. Tiếp đó, Ban Thi đua – Khen thưởng trung ương sẽ lựa chọn những người đáp ứng đủ các tiêu chí để có văn bản đề nghị Hội đồng Thi đua – Khen thưởng trung ương xem xét và trình Thủ tướng phê duyệt.
Lý giải nguyên nhân vắng các đối tượng lao động trực tiếp trong danh sách đề nghị Thủ tướng phong tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc năm 2013, ông Kiều Sơn cho rằng danh sách được các bộ, ngành, địa phương gửi về vẫn được áp dụng các tiêu chí, bình bầu như quy định cũ và còn nhiều vấn đề bất cập.
Quốc hội (QH) vừa thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng. Tuy nhiên, luật mới phải đến ngày 1/6/2014 mới có hiệu lực. Sau đó, Bộ Nội vụ phải giúp Chính phủ xây dựng nghị định và các thông tư hướng dẫn thực hiện nên chưa thể áp dụng quy định mới.
Theo ông Kiều Sơn, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng đã bổ sung nguyên tắc “Không tặng thưởng nhiều hình thức cho một thành tích đạt được”. Hiện Ban Thi đua – Khen thưởng trung ương đang xây dựng thông tư hướng dẫn nhằm khắc phục những vấn đề mà dư luận bức xúc thời gian qua theo hướng “giúp” người lao động trực tiếp có thể tiếp cận gần hơn với các danh hiệu thi đua, khen thưởng.
“Chúng tôi đang xây dựng quy định để nông dân, công nhân chỉ cần có sáng chế mang lại hiệu quả tốt cho cộng đồng thì cũng có thể được xem xét” – ông Sơn nói.
Tuy nhiên, theo ông Sơn, tiêu chuẩn để xem xét đề xuất Thủ tướng phong tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc trong luật mới vẫn phải bảo đảm 2 lần là Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành (trong thời gian 6 năm) như hiện hành.
Cần thêm danh hiệu cho người lao động Tại kỳ họp QH vừa rồi, dù đồng ý thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng nhưng nhiều đại biểu cho rằng những hạn chế trong khen thưởng vẫn chưa được khắc phục. Theo đại biểu Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam, luật cần có thêm sự ghi nhận thực sự đối với tổ chức, người lao động ngoài khu vực nhà nước; bổ sung danh hiệu lao động giỏi cho lao động vượt mức, lao động sáng tạo, lao động xuất sắc. Đại biểu Nguyễn Văn Minh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch TP HCM, cho rằng cần tôn vinh kịp thời các nghệ nhân vì đến nay, chưa có nghệ nhân nào được tôn vinh danh hiệu ưu tú, nhân dân, trong khi những nghệ nhân tuổi đã cao.
Theo Thế Kha
Xét trình phong tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc (2007-2012) thông qua ý kiến nhân dân
Để triển khai các thủ tục xét trình phong tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc giai đoạn 2007 - 2012 cho các cá nhân thuộc các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cho đăng báo cáo tóm tắt thành tích của 10 cá nhân để lấy ý kiến trong mục Lấy ý kiến nhân dân trên Website Bộ Thông tin và Truyền thông.
Việc đăng tải được thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng tại phiếu trình số 509/PTr-TCCB ngày 13/5/2013 của Vụ tổ chức cán bộ về việc triển khai các thủ tục xét trình phong tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc giai đoạn 2007 - 2012 cho các cá nhân thuộc các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Mười cá nhân được đề nghị lần này gồm:
1. Bà Phan Mỹ Hạnh, Phó Chánh văn phòng Bộ;
2. Bà Nguyễn Vũ Hồng Thanh, Phó Vụ trưởng Vụ Bưu chính;
3. Bà Nguyễn Thị Đào, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế;
4. Ông Phạm Văn Hải, Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng Công nghệ Thông tin;
5. Ông Lê Nam Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Internet;
6. Ông Trần Chí Đạt, Phó Giám đốc Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông;
7. Ông Bùi Mạnh Hà, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ truyền hình số, Phó giám đốc Công ty TNHH MTV Dịch vụ truyền hình số;
8. Ông Đỗ Xuân Bình, Chuyên viên Chính Vụ Khoa học và Công nghệ;
9. Ông Nguyễn Văn Hải, Giám đốc Công ty Điện toán và Truyền số liệu, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam;
10. Bà Phạm Thị Ngọc, Phó Giám đốc Bưu điện tỉnh Lâm Đồng, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam.
Thời gian đăng lấy ý kiến từ ngày 15 đến ngày 30 tháng 5 năm 2013.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ về địa chỉ email: hvthu@mic.gov.vn
Theo vietbao
Rút danh hiệu thi đua của giám đốc sở tự khen thưởng mình Chiều ngày 11/3, ông Nguyễn Tiến Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, cho biết, UBND tỉnh đã chỉ đạo rút lại danh hiệu chiến sĩ thi đua của ông Nguyễn Quốc Định và ông Trần Hồng Dân. Như Dân trí đã thông tin, ông Nguyễn Quốc Định - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Xây dựng Cà Mau kiêm Chủ tịch...