Khẩu phần ăn của 9 con hổ ở Nghệ An có gì mà tốn hết 20 triệu đồng/ngày?
Một con hổ có kích thước trung bình có thể ăn tới 27kg thịt mỗi bữa. Riêng hổ Bengal có thể ăn tới khoảng 30kg thịt một ngày.
9 con hổ còn sống hiện được chăm sóc tại Khu sinh thái Mường Thanh Diễn Lâm.
Liên quan đến vụ giải cứu 17 con hổ nuôi bị nhốt trái phép tại xã Đô Thành, huyện Yên Thành ( Nghệ An) vào ngày 4/8, theo lãnh đạo Công an tỉnh Nghệ An, hiện kinh phí phải chi trả cho đơn vị nuôi 9 con hổ còn sống là rất cao.
Cụ thể, chi phí nuôi dưỡng đối với 9 con hổ ở Khu sinh thái Mường Thanh Diễn Lâm bao gồm tiền ăn, công chăm sóc khoảng 20 triệu đồng/ngày, tức mỗi con hổ cần chi phí trung bình là 2,2 triệu đồng/ngày.
Số tiền này có thể khiến nhiều người cảm thấy “choáng váng”, vì không biết một con hổ ăn những gì mà tốn nhiều như vậy.
Theo chia sẻ của ông Hoàng Nghĩa Hiếu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, 9 con hổ còn sống hiện đang được chăm sóc theo đúng chế độ về duy trì, chăn nuôi động vật hoang dã tại vườn thú, khu sinh thái, dựa theo Quyết định số 29/2008/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Quyết định này nêu rõ một con Hổ Amur (hay còn gọi là hổ Siberi) được đáp ứng trung bình 6kg thịt bò loại 1, 1kg sườn lợn, 0.5kg tim gan cùng các khẩu phần đi kèm như muối, nước, thuốc thú y…
Trong trường hợp không có thịt bò loại 1, người nuôi có thể thay thế bằng thịt gà, thỏ, dê, cừu, lợn… theo đúng tỷ lệ đã quy định của mỗi loại thức ăn.
Những con hổ này sẽ có số ngày ăn trong tuần là 6 ngày. Trong khi đó, thú non dưới 6 tháng có khẩu phần bằng 1/4 định mức, thú non từ 6 tháng đến 12 tháng có khẩu phần bằng 1/2 định mức.
Video đang HOT
Trong thế giới tự nhiên, hổ cũng là loài ăn khỏe nhất trong họ nhà mèo và là loài động có nhu cầu tiêu thụ thức ăn hàng ngày rất lớn. Ước tính cho thấy, trung bình mỗi năm, một con hổ cần săn được 50 con hươu hoặc lợn rừng để cung cấp đủ nguồn thực phẩm cho sự tồn tại của chúng.
Trong đó, một con hổ có kích thước trung bình có thể ăn tới 27kg thịt mỗi bữa. Riêng hổ Bengal có thể ăn tới khoảng 30kg thịt một ngày.
Phàm ăn cũng chính là nhược điểm của loài hổ khi chúng phải đối mặt với tình trạng nguồn thức ăn trong tự nhiên bị đe dọa hoặc suy giảm. Hổ được liệt kê là loài có nguy cơ tuyệt chủng trong Sách đỏ IUCN kể từ năm 1986.
Tính đến năm 2015, quần thể hổ hoang dã toàn cầu được ước tính có khoảng từ 3.062 đến 3.948 cá thể trưởng thành, giảm khoảng 100.000 (95%) so với đầu thế kỷ 20.
Lý do chính dẫn tới sự suy giảm số lượng quần thể hổ bao gồm việc chúng bị phá hủy/phân mảnh môi trường sống, và nạn săn bắt trộm. Theo đó, hổ thường xuyên bị săn bắt trái phép để lấy da, xương, hay các bộ phận khác.
Ngoài ra, hổ cũng thường phân bố ở những khu vực đông dân cư trên Trái đất, nên đã gây ra những xung đột đáng kể với đời sống con người.
Vụ "giải cứu" 17 con hổ, 8 con chết: Ai chịu trách nhiệm?
Trước thông tin đàn hổ 17 con do dân nuôi nhốt trái phép đang khỏe mạnh, sau khi được "giải cứu" thì chết mất 8 con, nhiều bạn đọc Dân trí chung câu hỏi thắc mắc: Ai phải chịu trách nhiệm về việc này?
Như Dân trí đã thông tin, sáng 4/8, lực lượng cảnh sát đã ập vào một nhà dân tại xã Đô Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An), bắt giữ một vụ nuôi nhốt hổ trái phép lớn chưa từng có tại xã này.
Công an đã thu giữ khoảng 17 cá thể hổ trưởng thành, có trọng lượng khoảng hơn 200 kg/con, còn sống, được nuôi nhốt trái phép trong chuồng trại của 2 nhà dân.
Sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết, cơ quan chức năng đã điều nhiều xe cẩu đưa 17 cá thể hổ này đến Khu sinh thái Mường Thanh Diễn Lâm, huyện Diễn Châu (Nghệ An) để nhờ chăm sóc hộ trong thời gian chờ phục vụ công tác điều tra, làm rõ.
Tuy nhiên, đến sáng 6/8, Thượng tá Trần Phúc Thịnh - Trưởng Phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Nghệ An cho biết: "Đã có 8/17 con hổ bị chết chưa rõ nguyên nhân. Hiện số hổ chết này đang được cấp đông để phục vụ công tác điều tra theo quy định của pháp luật".
Trước thông tin này, nhiều bạn đọc Dân trí gửi về câu hỏi thắc mắc, đàn hổ khi được phát hiện đều đang khỏe mạnh, sau khi được "giải cứu" thì lại chết bất thường? Ai, đơn vị nào sẽ phải chịu trách nhiệm về việc này?
Cảnh sát điều xe cẩu đến đưa 17 cá thể hổ đi nơi khác chăm sóc (Ảnh: Nguyễn Duy).
Nhìn nhận sự việc dưới góc độ pháp lý, Luật sư Quách Thành Lực - Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng:
Nghị định 06/2019 quy định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp có ban hành danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Theo danh mục nêu trên, hổ được xếp vào lớp thú, bộ ăn thịt, thuộc nhóm IB.
Hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ là hành có dấu hiệu cấu thành Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm theo điều 244 Bộ luật hình sự.
Với số lượng nuôi nhốt trên 12 con hổ thì hành vi phạm tội đó thuộc khoản 3 điều 244, Bộ luật hình sự.
Theo đó: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: a) Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 08 cá thể lớp thú trở lên, 11 cá thể lớp chim, bò sát trở lên hoặc 16 cá thể động vật lớp khác trở lên quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Như vậy có thể nhận thấy rằng quy trình bắt, niêm phong, quản lý các cá thể hổ này được cơ quan chức năng thực hiện theo quy trình tố tụng của một vụ án hình sự.
8/17 con hổ sau khi được đưa đi đã chết (Ảnh: Nguyễn Duy).
Nghị định số 127/2017/NĐ-CP, ngày 16 tháng 11 năm 2017, quy định chi tiết việc niêm phong, mở niêm phong vật chứng đã nêu rất rõ như sau:
Niêm phong vật chứng là việc bảo đảm tính nguyên vẹn của vật chứng bằng cách: a) Đưa vật chứng vào trạng thái được bảo vệ an toàn, bao gồm gói, đóng hộp, đưa vào thùng, chai, lọ và các hình thức khác (gọi là đóng gói, đóng kín) và dán giấy niêm phong đè lên những phần có thể mở để lấy, đổi vật chứng hoặc có thể tác động làm thay đổi tính nguyên vẹn của vật chứng; b) Đối với vật chứng có khối lượng, kích thước lớn hoặc không thể di chuyển được thì dán giấy niêm phong lên từng phần hoặc trên những bộ phận quan trọng của vật chứng. (Khoản 1 điều 3, Nghị định số 127/2017/NĐ-CP)
Pháp luật cũng nêu nguyên tắc niêm phong vật chứng như sau:
Chỉ thực hiện niêm phong, mở niêm phong vật chứng khi có yêu cầu phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Bảo đảm đúng trình tự, thủ tục, hình thức, thẩm quyền theo quy định của pháp luật và quy định của Nghị định này. Bảo đảm nhanh chóng, kịp thời; bảo đảm tôn trọng lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Bảo đảm tính nguyên vẹn của vật chứng.
Như vậy, Quy định pháp luật đã quy định rất rõ yêu cầu, nguyên tắc của quản lý vật chứng là đưa "vật chứng vào trạng thái được bảo vệ an toàn"; "Bảo đảm tính nguyên vẹn của vật chứng". Các cá thể hổ được nuôi nhốt còn hoàn toàn khỏe mạnh, chúng chỉ chết khi cơ quan chức năng thực hiện niêm phong quản lý vật chứng.
Rõ ràng trong vụ việc này, hổ là động vật nguy hiểm, có kích thước lớn, đang được nuôi nhốt dù trái phép nhưng cũng ở nơi an toàn, đủ điều kiện để cơ quan chức năng giám sát.
"Tôi đánh giá rằng những người thực thi pháp luật hoàn toàn có thể vận dụng quy định pháp luật xử lý "với vật chứng có khối lượng, kích thước lớn hoặc không thể di chuyển được thì dán giấy niêm phong lên từng phần hoặc trên những bộ phận quan trọng của vật chứng" quy định tại điểm b, khoản 1 điều 3, Nghị định số 127/2017/NĐ-CP để xử lý", Luật sư Lực chia sẻ.
Theo đó, cơ quan chức năng hoàn toàn có thể dán niêm phong lên cửa khóa của chuồng nuôi nhốt, tổ chức lực lượng 2-3 chiến sĩ túc trực bảo vệ là đã hoàn toàn có thể đạt được mục đích bảo quản vật chứng phục vụ hoạt động điều tra.
Chi phí dán giấy niêm phong có thể chỉ vài chục nghìn đồng đã đạt được mục đích chứ không phải huy động, chi trả chi phí có thể lên tới cả trăm triệu đồng rồi đi đến hậu quả vật chứng chết gần nửa.
Ở đây chúng ta không phải niêm phong lên Vật chứng là động vật, thực vật sống mà là niêm phong tại lồng, ổ khóa hiện đang quản lý vật chứng. Điều này là hoàn toàn phù hợp với quy định tại điều 5, Nghị định số 127/2017/NĐ-CP.
Luật sư Lực cho rằng, cơ quan chức năng song song với việc xử lý trách nhiệm của cá nhân nuôi nhốt trái phép hổ về Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm theo điều 244 Bộ luật hình sự thì cũng cần điều tra nguyên nhân gây ra cái chết của 8 cá thể hổ trong hoạt động thu giữ, niêm phong, bảo quản.
Không loại trừ khả năng phải xem xét xử lý trách nhiệm các cá nhân về Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng do đã thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Xót xa cảnh cà chua chín đỏ rụng thối đầy đồng Giá rớt đến mức thê thảm nhưng vẫn không có ai mua, nông dân đành để cà chua chín đỏ ngoài ruộng hoặc hái về cho lợn ăn. Thời gian qua, tại những cánh đồng trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An cà chua đã vào vụ chín đỏ nhưng nông dân không mặn mà thu hoạch. Thậm chí họ đành để...