Khát vọng vươn tới ‘giấc mơ bảo mật’ Việt Nam
Tiến sĩ Nguyễn Duy Lân là cái tên đã ghi những dấu ấn riêng và tạo được tiếng vang trong cộng đồng công nghệ thông tin (IT) tại Mỹ cũng như Việt Nam, đặc biệt về lĩnh vực bảo mật.
Tiến sĩ Nguyễn Duy Lân (phải) trao đổi với phóng viên báo Tin tức. Ảnh: Thanh Tuấn
Đam mê toán tin từ thuở ngồi ghế nhà trường, chàng trai đất Hà thành quyết tâm vượt nửa vòng Trái đất “tầm sư học đạo”, để khởi nghiệp và nuôi dưỡng khát vọng cống hiến.
Khẳng định tên tuổi trong làng IT Mỹ
Những ngày cuối năm 2018, Tiến sĩ Nguyễn Duy Lân có mặt tại Việt Nam để triển khai các dự án phát triển của công ty. Nghe tiếng từ lâu nhưng tôi vẫn không khỏi bất ngờ trong lần gặp anh tại Hà Nội. Áo sơmi Navy giản dị bỏ ngoài quần Jean bụi bặm, ai nghĩ ngồi trước mặt tôi lại là một trong những chuyên gia IT và bảo mật đang “nổi đình nổi đám” tai Mỹ.
Nguyễn Duy Lân tốt nghiệp xuất sắc cử nhân chuyên ngành khoa học máy tính tại một trong những đại học hàng đầu của Australia là University of New South Wales và tiếp tục hoàn thành luận văn tiến sĩ chuyên ngành bảo mật tại Đại học Wollongong cũng ở Australia.
Với niềm đam mê cháy bỏng dành cho công nghệ thông tin, cùng với hành trang “kha khá” sau hơn 4 năm học tập tại Australia và làm việc ở Canada, Tiến sĩ Nguyễn Duy Lân đề ra cho mình đỉnh cao mới để chinh phục, đó là làng IT Mỹ. Thời điểm năm 2007, thế giới bắt đầu bước vào “cơn bão” công nghệ, với sự xuất hiện của các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Google hay Viber. Trong thế giới IT khi ấy, Microsoft đang ở thời hoàng kim và là “người khổng lồ” tiềm ẩn sức hấp dẫn ghê gớm đối với dân công nghệ.
Chàng trai trẻ Việt Nam Nguyễn Duy Lân không phải là ngoại lệ và anh đã quyết định dấn thân. Năm 2007, Tiến sĩ Nguyễn Duy Lân nộp đơn ứng cử và vượt qua nhiều vòng tuyển dụng tại Microsoft. Quyết định táo bạo đó mở ra mối lương duyên kéo dài gần 9 năm giữa Nguyễn Duy Lân và tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới.
Đầu quân vào Microsoft Research, bộ phận nghiên cứu có sự góp mặt của hàng loạt chuyên gia nổi tiếng thế giới, anh Nguyễn Duy Lân đã tham gia rất nhiều dự án khác nhau như phát triển phần mềm, các ứng dụng trên nền tảng Internet Service. “Distributed Key Management” là một trong những dự án đáng nhớ anh từng tham gia trong quãng thời gian làm cho Microsoft. Đây là dự án viết chìa khóa bảo mật cho các chương trình mã hóa và hiện nay đang được sử dụng trong sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm của Microsoft như Window, Office, Azure hay Xbox…
Giữa lúc con đường sự nghiệp đang thênh thang tại Microsoft Research, Tiến sĩ Nguyễn Duy Lân lại bất ngờ “bẻ lái” và nói lời tạm biệt với Microsoft. Năm 2016, anh và một số người bạn quyết định tách ra lập công ty riêng chuyên về lĩnh vực bảo mật – Veramine Inc.
Với 10 thành viên, Veramine Inc. gồm những con người tài năng và giàu kinh nghiệm đã từng bước khẳng định được tên tuổi trong làng IT Mỹ. Thành công đến nhanh chóng với Veramine, nơi anh Nguyễn Duy Lân giữ vai trò đồng sáng lập. Dù mới hoạt động 2 năm, song Veramine đang làm ăn với hàng loạt khách hàng thuộc diện “khủng và vô cùng khó tính” như Bộ An ninh Nội địa Mỹ, Không quân Mỹ, Bộ Quốc phòng Singapore hay Lầu Năm Góc.
Tiến sĩ Nguyễn Duy Lân chia sẻ đây đều là những đối tác đặt ra các điều kiện rất nghiêm ngặt. Theo anh, chính độ tin cậy và chất lượng kỹ thuật của những người sáng lập Veramine Inc. là yếu tố quyết định.
Video đang HOT
Giấc mơ bảo mật Việt Nam
Ngồi với tôi trên căn góc nhỏ, bên ly cà phê giữa tiết trời Hà Nội se lạnh đầu Đông, Tiến sĩ Nguyễn Duy Lân chia sẻ “giấc mơ trở về để làm điều gì đó cho quê hương Việt Nam, như góp sức xây dựng lĩnh vực bảo mật Việt Nam”.
Người kỹ sư IT quê gốc Hà Nội cho rằng sự cố kỹ thuật mạng của Vietnam Airlines năm 2016 chính là sự kiện làm thức tỉnh ý thức của các nhà quản lý mạng Việt Nam về tầm quan trọng của an toàn trên không gian mạng.
Tiến sĩ Nguyễn Duy Lân (thứ 5 từ phải sang) tham dự một cuộc hội thảo về công nghệ thông tin tại Việt Nam.
Tiến sĩ Nguyễn Duy Lân đánh giá dù đã cải thiện nhiều song Việt Nam vẫn chưa đầu tư tương xứng cho vấn đề bảo mật. Tại các nước phát triển, đầu tư cho bảo mật thường chiếm khoảng 20-30% tổng đầu tư cho an ninh mạng, trong khi tỷ lệ này tại Việt Nam thấp hơn nhiều.
Nguyễn Duy Lân cho biết cá nhân anh và công ty Veramine Inc. đánh giá Việt Nam là một thị trường bảo mật tiềm năng và đang trên đà đi lên. Trên thực tế, Veramine Inc. đã thực hiện một số chương trình thảo luận và đào tạo miễn phí tại Việt Nam. Anh chia sẻ mong muốn sẽ có những đóng góp, tham vấn và hợp tác với các cơ quan chức năng và đối tác tại Việt Nam trong thời gian tới liên quan tới lĩnh vực bảo mật.
Veramine Inc. cũng quyết định “toàn bộ thu nhập của công ty ở Vietnam sẽ chỉ được đầu tư tại Vietnam”. Điều đó có nghĩa các sản phẩm Veramine Inc., với những công nghệ bảo mật tiên tiến đã khẳng định được uy tín tại Mỹ, sẽ giúp tăng cường an ninh mạng của Việt Nam, không chỉ trong an ninh kinh tế mà còn cho cả lĩnh vực an ninh quốc phòng trên không gian mạng.
Tiến sĩ Nguyễn Duy Lân cũng “hiến kế” để có một nền an ninh mạng mạnh, Việt Nam nên đầu tư cho 3 yếu tố. Thứ nhất là con người. Chính phủ nên phổ cập giáo dục cho người dân hiểu hơn về công nghệ thông tin và kỹ năng tự bảo vệ mình khi tham gia không gian mạng. Đặc biệt, Việt Nam cần sớm đưa ra chiến lược xây dựng đội ngũ chuyên gia hàng đầu về an ninh mạng, trong đó có lĩnh vực bảo mật. Thứ hai là công nghệ. Việt Nam cần đầu tư phát triển, hoặc mua các công nghệ bảo mật và an ninh mạng chất lượng cao của nước ngoài. Yêu tố thứ ba để Việt Nam có được nền an ninh mạng tốt là chính sách.
Theo anh Nguyễn Duy Lân, cần sớm xây dựng các bộ qui tắc hay tiêu chuẩn nhất định về đảm bảo an ninh mạng mà tất cả đối tượng tham gia không gian mạng tại Việt Nam bắt buộc phải tuân thủ, đi kèm với đó là các cơ chế giám sát và xử lý sự cố.
Tiến sĩ Nguyễn Duy Lân là một trong 100 người Việt trẻ tài năng, đại diện cho lĩnh vực khoa học công nghệ đang làm việc tại nước ngoài được chính phủ mời về để tham gia đóng góp, xây dựng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Theo anh, bước đi này chứng tỏ Việt Nam ngày càng quan tâm tới an ninh mạng và bảo mật thông tin, đánh dấu sự thay đổi quan trọng trên lộ trình đưa Việt Nam vào hàng ngũ các nước có nền an ninh mạng vững mạnh.
Báo Tin tức
Cách giữ an toàn tài khoản Google
Google đã đưa ra các lời khuyên hữu ích để người dùng có thể bảo vệ hoạt động trực tuyến của họ an toàn hơn, cũng như cho các tài khoản Google.
Công cụ Password Checkup là nỗ lực mới nhất của Google nhằm bảo vệ thông tin cá nhân người dùng
Thiết lập số điện thoại hoặc email khôi phục tài khoản
Phần lớn những người được Google khảo sát cho biết họ có địa chỉ email phụ (87%) hoặc thiết bị di động (73%) được sử dụng cho mục đích khôi phục tài khoản và bảo mật. Và đây cũng chính là hai yếu tố cần thiết cho nhu cầu khôi phục tài khoản.
Cần sử dụng thêm địa chỉ dự phòng - Ảnh chụp màn hình
Nhiều dịch vụ web, trong đó có Google, có thể giúp cảnh báo nếu có hoạt động đáng ngờ trên tài khoản hay trong trường hợp người dùng cần chặn ai đó sử dụng tài khoản của mình mà không được phép. Và tất nhiên, việc thêm thông tin khôi phục vào tài khoản có thể giúp người dùng trở lại nhanh hơn nếu chẳng may bị mất quyền truy cập hoặc không thể đăng nhập.
Để thiết lập thông tin khôi phục trên Google, hãy truy cập phần Security của tài khoản và cuộn xuống phần Ways we can verify it's you.
Sử dụng mật khẩu duy nhất cho tài khoản
65% số người được Google khảo sát cho biết họ sử dụng lại cùng một mật khẩu cho nhiều tài khoản, và 60% cho biết có quá nhiều mật khẩu cần nhớ. Việc sử dụng chung mật khẩu có thể làm tăng rủi ro bảo mật, giống như sử dụng cùng một chìa khóa để khóa nhà, xe hơi và văn phòng và nếu ai đó có quyền truy cập vào một thứ, tất cả đều có thể bị xâm phạm.
Việc tạo mật khẩu duy nhất cho mỗi tài khoản có thể loại bỏ được rủi ro này. Hãy chắc chắn rằng mỗi mật khẩu khó đoán và tốt hơn, dài ít nhất tám ký tự. Hãy cân nhắc sử dụng các chương trình quản lý mật khẩu, như trình quản lý được tích hợp sẵn trong trình duyệt Chrome, để giúp tạo, bảo vệ và theo dõi tất cả mật khẩu.
Luôn cập nhật phần mềm mới nhất
Để giúp bảo vệ các hoạt động trực tuyến, hãy đảm bảo rằng bạn luôn sử dụng phiên bản phần mềm mới nhất trên tất cả các thiết bị. Kết quả khảo sát của Harris Poll chỉ ra rằng trong khi 79% số người được hỏi hiểu tầm quan trọng của việc cập nhật phần mềm nhưng lên đến một phần ba số người trong đó cho biết họ không thường xuyên cập nhật ứng dụng hoặc không chắc chắn có làm điều này hay không.
Một số phần mềm như Google Chrome sẽ tự động cập nhật, do đó người dùng không cần phải lo lắng về quá trình này. Đối với các dịch vụ khác gửi thông báo thời gian cập nhật, hãy ngay lập tức thực hiện hoặc chọn vào mục remind me later để nhắc nhở thời gian phù hợp cập nhật.
Kích hoạt xác thực hai bước (2FA)
Thiết lập xác thực hai yếu tố (2FA) cũng được gọi là "xác minh hai bước" giúp giảm đáng kể khả năng bị người khác truy cập trái phép vào tài khoản. Đối với đa số người dùng, Google tin rằng 2FA là một tùy chọn bổ sung để tăng cường bảo mật cho tài khoản. Tuy nhiên, khoảng 31% số lượng người dùng được Google khảo sát cho biết họ không sử dụng 2FA.
Kích hoạt hai lớp sẽ giúp tài khoản an toàn hơn - Ảnh chụp màn hình
2FA yêu cầu người dùng thực hiện thêm một bước thứ hai mỗi lần đăng nhập vào tài khoản sau khi điền tên người dùng và mật khẩu. Người dùng có thể lựa chọn các hình thức cho 2FA như tin nhắn văn bản SMS, mã sáu chữ số được tạo bởi ứng dụng như Google Authenticator, một thông bác xác nhận trên thiết bị đáng tin cậy hoặc sử dụng khóa bảo mật vật lý.
Người dùng có thể truy cập trang web g.co/2sv của Google để tiến hành xác thực hai bước cho tài khoản Google của mình.
Sử dụng công cụ Google Security Checkup
Công cụ kiểm tra bảo mật Google Security Checkup ( http://g.co/securitycheckup) cung cấp các đề xuất bảo mật được cá nhân hóa và có thể thực hiện các hành động giúp người dùng tăng cường bảo mật cho tài khoản Google. Quá trình thực hiện chỉ mất khoảng hai phút để hoàn thành.
Giao diện của công cụ Google Security Checkup - Ảnh chụp màn hình
Việc kiểm tra bảo mật bằng Security Checkup không chỉ giúp bạn an toàn hơn khi sử dụng Google mà còn có sẵn các thủ thuật được cá nhân hóa cung cấp thông tin giúp bạn an toàn hơn trên web, như thiết lập khóa màn hình trên điện thoại di động, xóa các trang web và ứng dụng của bên thứ ba có nguy cơ truy cập vào tài khoản...
Theo thanh niên
Ô tô kết nối Wifi: Điểm yếu 'chết người' dễ bị tin tặc khai thác để trộm xe Tin tặc có thể xâm nhập vào hệ thống điện tử của xe ô tô thông qua kết nối wifi, Bluetooth hoặc định vị GPS rồi thực hiện hành vi lấy cắp tài sản. Theo tờ The Sun (Anh), rất nhiều chuyên gia thời gian gần đây đã lên tiếng cảnh báo rằng ngành công nghiệp ô tô cần ưu tiên tăng cường...