Khát vọng chiếm lĩnh thị trường thép khiến đại gia Lê Phước Vũ rơi vào tình trạng “chúa chổm” nợ?
Là một trong những công ty hàng đầu Việt Nam chuyên về nhập khẩu, sản xuất tấm lợp kinh loại, gỗ thiếp, nhựa… nhưng Tập đoàn Hoa Sen dần rơi vào tình trạng thua lỗ, nợ hàng chục nghìn tỉ đồng.
Tháng 12.2008, Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen chính thức lên sàn chứng khoán với mã HSG. Vốn điều lệ ban đầu của công ty khoảng 570,4 tỉ đồng. Hiện, HSG đang lưu hành hơn 98 triệu cổ phiếu, tương đương mức vốn hóa thị trường gần 1.834 tỉ đồng.
Ông Lê Phước Vũ.
Năm 2016, các doanh nghiệp thep Việt Nam hầu như ăn nên làm ra, nhu câu thep trong nươc tăng, gia thep cung tăng manh.
Nắm bắt các thuận lợi đó, năm 2016, Hoa Sen đã ghi nhận doanh thu 18.000 tỉ đồng, lợi nhuận tăng mạnh gấp đôi, gấp ba so với các năm trước đạt 1.500 tỉ đồng.
Hoa Sen từ một doanh nghiệp tầm trung trở thanh sô 1 trong thi phân tôn ma. Cổ phiếu HSG đã tăng gần gấp đôi, đại gia Lê Phươc Vu nhờ đó đã gop măt vao top 15 ngươi giau nhât Viêt Nam.
Tại Đại hội cổ đông bất thường vào tháng 9.2016, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen (HSG) Lê Phước Vũ đã hùng hồn tuyên bố “ngu gì không làm thép” khi dẫn ra ví dụ Tập đoàn Hòa Phát lời đến 2.000 tỉ đồng/quý trong đó lãi từ thép chiếm 80%.
Ông Vũ tự tin với cổ đông về kế hoạch làm dự án thép Cà Ná với số vốn đầu tư dự kiến 10,6 tỉ USD (khoảng 237.000 tỉ đồng), trong khi đó vốn điều lệ của HSG lúc đó chỉ 3.500 tỉ đồng.
Video đang HOT
Tính đến hết năm 2017, thị phần của tôn Hoa Sen chiếm 34% trong nước. Ảnh minh hoạ.
Dư an này sau đó đã bi tam dưng nhưng Hoa Sen tiêp tuc đâu tư mơ rông hệ thống chi nhanh phân phôi thep, đông thơi tham gia vao nganh ông nhưa nhiêu canh tranh bằng chinh sach chiêt khâu lên tơi 60%. Đê lam đươc như vây, Hoa Sen đa đanh đôi băng viêc đi vay ngân hang, đăc biêt la vay ngăn han đâu tư cho tai san dai han.
Liệu, đây có phải một trong những nguyên nhân dẫn đến việc Hoa Sen từ vị thế “vua tôn” bị rơi vào “chúa chổm” nợ?.
Tông nơ phải trả cua HSG đã tăng gấp đôi tư 8.180 tỉ đông vào năm 2016 lên 16.268 tỉ đồng vào 2017. Trong đó, vay nợ và thuê tài chính ngắn hạn hơn 9.000 tỉ đồng, dài hạn hơn 2.800 tỉ đồng, đây là môt con sô không lô nêu so vơi vốn chủ sở hữu cua HSG chi la 5.169 tỉ đồng.
Tính đến hết năm 2017, thị phần của tôn Hoa Sen chiếm 34% trong nước. Có được sự thành công này là bởi chiến lược duy trì giá thấp để ổn định thị phần của doanh nghiệp này. Tuy nhiên, chiến lược đó không hẳn là có tác dụng tốt bởi gánh nặng chi phí tăng cao, áp lực chi phí khấu hao cũng lớn hơn khiến biên lợi nhuận sụt giảm.
Báo cáo tài chính quý 3 về tình hình nợ của HSG đối với một số ngân hàng.
Kết quả kinh doanh quý 3/2018 (quý 4 niên độ tài chính của Hoa Sen do năm tài chính bắt đầu từ tháng 10 và kết thúc vào tháng 9 năm sau) có thể thấy, lần đầu tiên kể từ năm 2010, Hoa Sen báo lỗ. Hoạt động kinh doanh chính của công ty báo lỗ 132 tỉ đồng và lỗ sau thuế hơn 100 tỉ đồng.
MINH HƯƠNG (T/H)
Theo laodong.vn
Cổ phiếu Tôn Hoa Sen xuống thấp kỷ lục, nợ chục nghìn tỉ: Chuyện gì đang xảy ra với đại gia Lê Phước Vũ?
Cổ phiếu HSG của Tập đoàn Hoa Sen chốt phiên giao dịch sáng 2.11 với mức giảm mạnh còn 8.100 đồng, hoạt động kinh doanh báo lỗ tới hàng trăm tỉ đồng, trở thành khoản lỗ đầu tiên trong vòng tám năm qua.
Ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen.
Hôm nay là phiên giảm điểm thứ ba liên tiếp khiến thị giá HSG giảm xuống mức thấp nhất tính từ đầu năm 2016 đến nay.
Chỉ tính 3 ngày gần nhất, đà giảm của HSG đã khiến vốn hóa doanh nghiệp "bốc hơi" gần 700 tỉ đồng. Riêng cá nhân ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT, đồng thời là cổ đông lớn sở hữu hơn 41,1 triệu cổ phiếu cũng đã mất gần 74 tỉ đồng tài sản trên sàn chứng khoán.
Diễn biến giá cổ phiếu HSG trong một năm qua.Ảnh: VNDirect.
Cuối tháng 8, Công ty cổ phần Chứng khoán Đông Á từng ra khuyến nghị nhà đầu tư cắt lỗ nếu HSG giảm dưới 9.800 đồng bởi thị trường đang phản ứng quá nhanh với những khó khăn về thị phần, chi phí sản xuất và nợ vay. Thị giá cổ phiếu này tại thời điểm đó vào khoảng 10.500 đồng.
Theo báo cáo tài chính vừa được CTCP Tập đoàn Hoa Sen công bố kết quả kinh doanh quý 3/2018 (quý 4 niên độ tài chính của Hoa Sen do năm tài chính bắt đầu từ tháng 10 và kết thúc vào tháng 9 năm sau).
Theo đó, Hoa Sen đạt doanh thu 8.565 tỉ đồng trong kỳ vừa qua, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. Thế nhưng, do giá vốn hàng bán cũng tăng mạnh, nên lợi nhuận gộp của Hoa Sen chỉ đạt 724 tỉ đồng, giảm 36%.
Theo tính toán, biên lợi nhuận gộp của Hoa Sen từ mức 25% đầu năm 2016 đã liên tục giảm trong thời gian gần đây và chỉ còn 8,5% trong quý 3/2018 vừa qua.
Doanh thu tài chính tăng hơn 30 lần, cộng thêm chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đều giảm, nhưng biến động lớn bởi giá vốn bán hàng khiến kết quả kinh doanh của Hoa Sen lao dốc. Công ty báo lỗ sau thuế xấp xỉ 102 tỉ đồng, trở thành khoản lỗ đầu tiên trong vòng tám năm qua.
Lũy kế cả niên độ, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt trên 34.400 tỉ đồng và 410 tỉ đồng. Trong khi doanh thu vượt 15% kế hoạch thì lợi nhuận sau thuế mới hoàn thành hơn 30% chỉ tiêu ban lãnh đạo công ty đề ra.
Tổng nợ phải trả giảm đáng kể so với thời điểm đầu niên độ, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn với hơn 16.000 tỉ đồng. Vay và nợ thuê tài chính chiếm đến 14.340 tỉ đồng, gấp gần ba lần vốn chủ sở hữu.
Đ.P (T/H)
Theo laodong.vn
Vợ cũ đại gia Lê Phước Vũ chi hàng chục tỷ gom lại cổ phiếu Hoa Sen Bà Hoàng Thị Xuân Hương, vợ cũ ông Lê Phước Vũ, đã mua vào thành công 5 triệu cổ phiếu HSG tại mức giá chỉ bằng 1/2 so với giá bán ra của chính công ty bà Hương hồi tháng 5. Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (mã chứng khoán HSG) vừa có thông báo giao dịch cổ phiếu của người...