‘Khát’ nhà ở phân khúc trung cấp
Đó là nhận định của một số chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản (BĐS) về nhu cầu nhà ở, nhất là nhà ở bình dân, bởi nó đáp ứng đúng nhu cầu thật của đại bộ phận dân chúng hiện nay. Nhà ở giá hợp lý vẫn sẽ là phân khúc chính trên thị trường BĐS trong năm tới.
Hiện nay có quá nhiều dự án căn hộ cao cấp được đưa ra thị trường.
Doanh nghiệp ngoại bắt đầu lấn sân
Trên thực tế, hiện nay thị trường BĐS không chỉ có các doanh nghiệp trong nước mà đã có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang mạnh tay đổ tiền vào dự án nhà ở giá trung bình và trung cao. Theo Bộ Xây dựng, thị trường xây dựng nhà ở Việt Nam trong 5 – 6 năm tới dự kiến sẽ đạt trị giá 14 tỷ USD. Nhà ở cao cấp cũng sẽ là phân khúc tạo nhiều điểm nhấn trên thị trường, tuy nhiên mật độ xây dựng sẽ không cao trong những năm tới. Trong khi đó, phân khúc nhà ở giá thành hợp lý từ nay đến năm 2021 có sự gia tăng vượt trội.
Một đại diện của Tập đoàn E.Z Land (Quỹ đầu tư chuyên BĐS của Luxembourg) cho biết: “Mặc dù mới vào thị trường Việt Nam chưa lâu nhưng chúng tôi nhận thấy phân khúc nhà ở giá hợp lý, diện tích vừa phải từ 40-70 m2 đang có nhu cầu cao. Mới đây Tập đoàn E.Z Land vừa hoàn tất thủ tục pháp lý mua lại hai khu đất tại quận 9 để chuẩn bị đầu tư dự án nhà ở hợp túi tiền, đáp ứng nhu cầu mua để ở của người dân. Hai dự án này sẽ cung cấp cho thị trường hơn 1.800 căn hộ, dự kiến ra mắt trong năm 2016-2017.
Các quỹ đầu tư nước ngoài cũng đang hướng đến việc hợp tác với các công ty liên kết uy tín trong nước, bất kể là có được niêm yết hay không, để đầu tư vào thị trường này. Với việc xây dựng những căn hộ nhỏ hơn và chú ý nhiều hơn đến các tiện ích cũng như tiện nghi trong khâu thiết kế căn hộ.
Video đang HOT
Ông Masakazu Yamaguchi, Trưởng văn phòng đại diện Quỹ Creed Group tại Việt Nam, nhận định: “Thị trường nhà ở phân khúc trung bình luôn có nhu cầu ở thật sự khá lớn, bất kể thời điểm nào của thị trường BĐS, nó không bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác của nền kinh tế vĩ mô cũng như ở các nền kinh tế các nước lân cận. Do đó, chiến lược của Creed Group vẫn muốn tập trung vào phân khúc này.
Trong khi đó, ông Marc Townsend, Tổng Giám đốc Công ty TNHH CBRE Việt Nam, cho biết: “Việt Nam là một quốc gia với dân cư tăng lên rất nhanh, có rất nhiều người trẻ đang mong muốn sở hữu ngôi nhà đầu tiên của mình. Nguồn cung nhà ở thời gian qua đã tăng lên rất nhiều trên khắp các địa phương như TP .HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Nội… nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thật của người dân có mức thu nhập trung bình. Do đó đã có nhiều chính sách về phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá rẻ và muốn đảm bảo người nghèo có thể tiếp cận nguồn vốn vay mua nhà dễ dàng”.
Căn hộ trung cấp dẫn dắt thị trường
Trong giai đoạn hiện nay có rất nhiều chủ đầu tư và nhà kinh doanh BĐS đang tập trung vào phân khúc cao cấp hơn là việc phát triển căn hộ với giá trung bình hoặc nhà ở xã hội. Dự kiến từ nay đến năm 2017 TP.HCM sẽ đón nhận khoảng 60.000 căn hộ mới của 90 dự án hiện có và các dự án dự kiến sẽ triển khai, trong đó hơn 70% là sản phẩm cao cấp và nó sẽ ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tiêu thụ của toàn bộ thị trường.
Theo một số chuyên gia BĐS nhận định, hầu hết các chủ đầu tư đều lý giải quyết định khởi động dự án vào thời điểm này là để đón đầu thị trường BĐS phục hồi trong năm 2015 – 2016. Mặc dù phân khúc căn hộ cao cấp đang được cảnh báo là sẽ bội cung nhưng các doanh nghiệp vẫn tiếp tục mạnh tay đầu tư vào phân khúc này vì lợi nhuận và nhu cầu khách hàng mua đầu tư được cho là vẫn còn rất lớn và đầy tiềm năng.
Tuy nhiên, do chạy theo dự án căn hộ cao cấp, các nhà đầu tư đã bỏ lại đằng sau “lỗ hổng” lớn phân khúc trung cấp và nhà thu nhập thấp, nhà ở xã hội. Vì vậy, thời gian tới sẽ thiếu hụt một lượng lớn sản phẩm để đáp ứng nhu cầu nhà ở thật của đại bộ phận dân cư.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, cho biết: “Phân khúc thị trường căn hộ có quy mô vừa và nhỏ diện tích dưới 70m2, từ 1- 2 phòng ngủ, với giá bán trên dưới 15 triệu đồng/m2, tổng giá bán trên dưới 1 tỷ đồng/căn hộ vẫn là phân khúc chính do nhu cầu của thị trường rất lớn, thanh khoản tốt sẽ tiếp tục phát triển ổn định, bền vững”.
Trong khi đó, ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc Đầu tư Công ty TNHH Savills Việt Nam, cho rằng: “Nếu so thu nhập bình quân đầu người của TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung thì nhà ở có giá trung bình sẽ dẫn dắt thị trường. Tôi thấy ở thị trường nào cũng vậy chứ không phải thị trường Việt Nam, phân khúc này lúc nào cũng có mức giao dịch sôi động do nhu cầu thực rất cao. Ở các thị trường lớn trên thế giới như Mỹ, Singapore, Hồng Kông, Hàn Quốc, bộ phận thu nhập trung bình luôn luôn chiếm số đông chứ không phải ai cũng có cả vài triệu USD để mua biệt thự”.
Cũng theo ông Khương, một bộ phận không nhỏ người dân từ các tỉnh khác di cư vào các thành phố lớn làm việc, học tập, sinh sống hàng năm là vô cùng lớn. Do vậy, phân khúc nhà ở xã hội hay nhà ở thương mại giá rẻ sẽ là tâm điểm của thị trường trong năm tới.
Theo Người tiêu dùng
Tân Hoàng Minh đề nghị 'hủy kết quả đấu giá' đất vàng tại TP.HCM
Công ty TNHH thương mại - dịch vụ - khách sạn Tân Hoàng Minh, đơn vị trúng đấu giá 'khu đất vàng' tại số 23 Lê Duẩn, Quận 1, TP.HCM vào ngày 23/6/2015, vừa có đơn đề nghị hủy kết quả cuộc đấu giá này
Đơn của Tân Hoàng Minh gửi chính quyền TP.HCM đề nghị: "Hủy kết quả đấu giá ngày 23-6-2015, đồng thời tổ chức bán đấu giá lại theo đúng quy trình bán đấu giá, thực hiện theo đúng các bước giá cũng như các quy định có liên quan..." vì cho rằng phương án đấu giá có sai phạm về bước giá.
Được biết, thời gian vừa qua, DN này đã vượt qua nhiều "đối thủ" để trúng đấu giá quyền sử dụng "khu đất vàng" tại số 23 Lê Duẩn, Quận 1 (với hai mặt tiền đường Lê Duẩn và đường Nguyễn Du và hiện là trụ sở Cty xổ số kiến thiết TP.HCM) tại phiên đấu giá ngày 23/6 do Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản TP.HCM tổ chức công khai. Thời điểm đó, giá khởi điểm của khu đất là 558 tỷ đồng. Qua 16 vòng đấu giá (76 bước giá) đầy kịch tính, Tân Hoàng Minh đã chiến thắng với giá 1.430 tỉ đồng.
Sau đó, Trung tâm bán đấu giá và Tân Hoàng Minh cũng đã ký hợp đồng mua bán tài sản đấu giá. Ngày 7/8, UBND TP.HCM ra quyết định phê duyệt kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất tại số 23 Lê Duẩn. Số tiền "đặt cọc" đấu giá 83 tỉ đồng của Tân Hoàng Minh cũng đã được chuyển vào kho bạc Nhà nước.
Tân Hoàng Minh đề nghị hủy kết quả đấu giá vì cho rằng có sai phạm trong về bước giá?
Tuy nhiên, chỉ ít lâu sau khi công bố kết quả trúng đấu giá của Tân Hoàng Minh, bất ngờ xuất hiện thông tin DN này muốn hủy kết quả. Trao đổi với TBKTSG, lãnh đạo đơn vị tổ chức phiên bán đấu giá khu đất 23 Lê Duẩn khẳng định phiên đấu giá diễn ra hoàn toàn đúng quy định của pháp luật. Được biết, TP.HCM đang yêu cầu Sở Tư pháp, Sở Tài chính và cơ quan hữu quan báo cáo để có hướng xử lý về đề nghị hủy kết quả trúng đấu giá của Tân Hoàng Minh.
Căn cứ điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 48 của Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản, quy định về các trường hợp hủy kết quả bán đấu giá và xử lý việc hủy kết quả bán đấu giá tài sản. Theo đó, kết quả bán đấu giá bị hủy do thỏa thuận giữa người có tài sản bán đấu giá, người được mua tài sản bán đấu giá và tổ chức bán đấu giá tài sản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác thì các bên khôi phục tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật, thì phải trả bằng tiền.
Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Như vậy, giả sử việc Tân Hoàng Minh đề nghị hủy kết quả trúng đấu giá có cơ sở pháp lý (và được cơ quan chức năng phân định), số tiền đặt cọc (83 tỷ đồng) sẽ trở lại với hầu bao của Tân Hoàng Minh - một lượng vốn đáng kể phục vụ nhiều dự án "khủng" đang "nằm chờ" tại địa bàn Hà Nội!?
Theo Thời Báo Kinh Doanh
TP.HCM: GDP bình quân đầu người cuối năm 2015 đạt hơn 5.500 USD GDP bình quân đầu người ước tính đến cuối năm 2015 đạt 5.538 USD/người, cùng những phát triển vượt bậc về kinh tế tại TP.HCM. Các đại biểu biểu quyết tán thành chương trình Đại hội - Ảnh: Ban tổ chức Đó là kết quả thực hiện kế hoạch kinh tế-xã hội, ngân sách 5 năm (2011-2015), phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ,...