Khát cháy đồng nơi ‘chảo lửa’ Ninh Thuận
Đã nhiều tháng rồi, Ninh Thuận không có lấy một hạt mưa, chỉ có nắng nóng và khô hạn ngày càng lan rộng.
Hàng trăm héc-ta đất nông nghiệp tại đây nứt nẻ, phải dừng sản xuất; gia súc, cây cối khát, các hồ chứa nước cũng cạn dần và đang phải cầm cự từng ngày, chỉ ưu tiên nước sinh hoạt cho người dân, nước uống cho đàn gia súc. Các giếng đào cũng không đủ giải cơn khát cho hàng trăm cánh đồng hoa màu đang cháy khô. Cuộc sống của người dân nơi “chảo lửa” này đang gặp muôn vàn khó khăn.
Một nông dân nơi vùng hạn Ninh Thuận bất lực trước hạn hán kéo dài.
Một nông dân nơi vùng hạn Ninh Thuận bất lực trước hạn hán kéo dài.
Cánh đồng khô nứt nẻ do ảnh hưởng bởi hạn hán kéo dài tại Ninh Thuận.
Một nông dân nơi vùng hạn Ninh Thuận lo lắng cho cuộc sống do bị ảnh hưởng bởi hạn hán kéo dài.
Một em bé chăn cừu nơi vùng hạn cấp 4 Thuận Nam bất lực trước đàn cừu không có thức ăn do hạn hán kéo dài.
Đàn cừu của người dân huyện Thuận Nam kiếm ăn trên đồng ruộng khô cằn bỏ hoang do ảnh hưởng của hạn hán kéo dài.
Đàn cừu được chăn thả tìm kiếm thức ăn là những cây cỏ chết khô, xương rồng… còn lại trên các cánh đồng khát cháy của huyện Thuận Nam.
Video đang HOT
Đàn cừu được chăn thả tìm kiếm thức ăn là những cây cỏ chết khô còn lại trên các cánh đồng khát cháy của huyện Bắc Ái.
Đàn bò của người dân huyện Bác Ái gầy trơ xương do ảnh hưởng của hạn hán.
Đàn dê của người dân kiếm ăn trên lòng Hồ Phước Trung, huyện Bác Ái đã khô cạn đáy, đất nứt nẻ do hạn hán kéo dài.
Nhiều diện tích rừng tại huyện Thuận Nam khô cháy trong đợt hạn hán kéo dài.
Những con cá chết khô giữa dòng sông Lu, huyện Thuận Nam do hạn hán kéo dài. Ảnh: TTXVN
Người dân đào hố sâu gần 10 mét tại lòng hồ Ông Kinh, huyện Ninh Hải để lấy nước.
Hồ sông Biêu, huyện Thuận Nam gần cạn trơ đáy.
Dân "chảo lửa" Ninh Thuận chật vật trong nắng hạn, nước suối đục ngầu cũng tranh nhau lấy
Thời tiết nắng nóng khắc nghiệt ở vùng đất Ninh Thuận trong những ngày này chẳng khác nào "chảo lửa".
Những cánh đồng cỏ khô héo, một số nơi thiếu nước sinh hoạt, trong khi người chăn nuôi hàng ngày phải chạy đôn chạy đáo lo thức ăn và nước uống cho đàn gia súc.
Ghi nhận của PV Dân Việt, những ngày này tại huyện Thuận Nam, Thuận Bắc (Ninh Thuận), cánh đồng cỏ tươi tốt ngày nào giờ đã héo khô chuyển sang màu vàng úa, khô cháy. Hàng ngàn con gia súc đang đứng trước tình trạng thiếu thức ăn và nước uống. Để có nguồn thức ăn, hàng ngày các hộ chăn nuôi phải cắn răng mua rơm khô về cho gia súc ăn, với giá cao từ 25.000 - 40.000 đồng/cuộn.
Vào mùa nắng hạn gay gắt, các hộ chăn nuôi thường tận dụng các lá cây đậu để làm thức ăn cho gia súc
Một số kênh mương thủy lợi hiện giờ đã cạn kiệt nước tưới
Còn tại thôn Tà Nôi, xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận), do hạn hán kéo dài khiến cho nguồn nước sử dụng của người dân khan hiếm. Hàng ngày, người dân mang can nhựa đi dọc theo con suối để cõng nước về tắm rửa, phục vụ cho gia súc. Toàn thôn có 180 hộ/gần 700 nhân khẩu, việc thiếu nước sinh hoạt đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân.
Bà Cà Mao Thị Sú (thôn Tà Nôi, xã Ma Nới, Ninh Sơn) than thở nói: "Hơn 2 tháng nay, ngày nào tôi cũng ra con suối này để lấy nước về tắm giặt, rửa chén. Để có được nước tôi phải thức dậy từ sáng sớm, cứ đi trễ thì không có nước do số người lấy nước ngày càng đông. Những bình nước lấy về chỉ để dùng tạm trong ngày và sau đó tôi cũng phải mang can sang lấy nước của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh hỗ trợ về uống".
Người dân tại thôn Tà Nôi, xã Ma Nới đang thiếu nước sinh hoạt
Ông Va Nhông Bông (một người dân địa phương) cho hay: "Hàng chục năm nay gia đình mới thấy nắng hạn khốc liệt kéo dài như thế. Mọi năm, cứ khoảng tháng 3- 4 thì mưa, tuy nhiên năm nay thì khác. Nhà tôi chỉ có 6 con bò, nhưng ngày nào cũng vật vả lo thức ăn và nước uống. Rơm rạ tại địa phương giờ cũng không còn nên phải đặt hàng nơi khác mang đến mua với giá trên 35.000 đồng/cuộn. Người dân như chúng tôi rất mỏi mòn chờ cơn mưa giải hạn".
Một số hồ chứa nước của Ninh Thuận đang xuống mực nước chết
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT tỉnh Ninh Thuận, do thiếu nước tưới nên 7.873,8ha diện tích của địa phương phải dừng sản xuất. Ngoài ra, tổng diện tích cây trồng bị thiệt hại từ vụ Đông Xuân 2019-2020 tính đến ngày 21/5 trên địa bàn tỉnh là 198,1 ha (cây lúa 89,5 ha; cây màu 43,65 ha; cây ăn quả 57,95ha, cây lâm nghiệp 7 ha).
Bên cạnh đó, có 251 hộ/959 nhân khẩu đang trong tình trạng thiếu nước sinh hoạt.
Tính đến ngày 21/5, mực nước tại 21 hồ chứa trên địa bàn tỉnh hiện ở mức 24,04/194,49 triệu m3 chiếm 12,36% tổng dung tích thiết kế. Trong đó, 9 hồ có dung tích trên mực nước chết, 3 hồ xấp xỉ mực nước chết, 8 hồ dưới mực nước chết và 1 hồ hết nước hoàn toàn.
Các hộ chăn nuôi gia súc đang chật vật tìm nguồn nước cho gia súc uống
Ông Đặng Kim Cương - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Ninh Thuận cho biết, trong thời gian tới cần tiếp tục chỉ đạo các địa phương nạo vét, đào mới ao chứa nước, trồng cỏ, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp để giải quyết thức ăn cho đàn gia súc; tiến hành di chuyển đàn gia súc đến các khu vực thuận lợi về thức ăn, nước uống, đồng thời tích cực giám sát, hướng dẫn người chăn nuôi đề phòng dịch bệnh.
Đồng thời, vận động nông dân mạnh dạn áp dụng các mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện hạn hán như: Mô hình tưới tiết kiệm, mô hình xen canh, luân canh có hiệu quả; áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đối với các loại cây trồng đặc thù như: nho, táo, rau,...áp dụng kỹ thuật "3 giảm 3 tăng", "1 phải 5 giảm",...
Bảo tồn và phát huy giá trị đa dạng sinh học Vườn quốc gia Núi Chúa Ninh Thuận Là nơi hội tụ của ba không gian rừng, biển và bán sa mạc, Vườn quốc gia Núi Chúa (tỉnh Ninh Thuận) đang là điểm thu hút khách du lịch. Các nhà khoa học tới tham quan, nghiên cứu về những bí ẩn của hệ sinh thái khô hạn độc đáo nhất ở Việt Nam hiện nay. Du khách khám phá hệ sinh...