Khánh thành tổ hợp chế biến rau quả 52.000 tấn, lớn nhất Tây Nguyên
Ngày 9/9/2019, Công ty Cổ phần xuất khẩu Đồng Giao tổ chức Lễ khánh thành Trung tâm chế biến rau quả Doveco Gia Lai (xã Đăk Djrăng, huyện Mang Yang). Đây là tổ hợp nhà máy chế biến nông sản hiện đại lớn nhất khu vực Tây Nguyên với công suất 52.000 tấn sản phẩm/năm.
Dự lễ khánh thành có ông Chu Ngọc Anh, Bộ trưởng Bộ KH ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ NN ông Dương Văn Trang, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai; ông Võ Ngọc Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai.
Sau hơn 1 năm xây dựng, Trung tâm Chế biến rau quả Doveco Gia Lai đã đi vào hoạt động với tổ hợp nhà máy chế biến nông sản hiện đại với công suất 52.000 tấn sản phẩm/năm. Như vậy tiến độ sớm hơn 1 năm so với dự kiến.
Khách mời tham quan khu sản xuất của Trung tâm chế biến rau quả Doveco Gia Lai. Ảnh: Vũ Thảo
Doveco có 3 dây chuyền sản xuất tự động hóa và có công nghệ hiện đại gồm: Dây chuyền sản xuất nước quả cô đặc và nước quả tự nhiên, công suất 20.000 tấn sản phẩm/năm; dây chuyền sản xuất rau quả đông lạnh, công suất 22.000 tấn sản phẩm/năm; dây chuyền sản xuất rau quả đồ hộp, công suất 10.000 tấn sản phẩm/năm.
Từ tháng 4/2019 đến nay, Doveco đã đưa vào vận hành, chạy thử với những lô hàng đầu tiên sản xuất ra đã được xuất khẩu sang thị trường các nước Châu Âu, Israel, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc…
Ông Đinh Cao Khuê, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, cho biết, khi Trung tâm đi vào hoạt động, kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 100 triệu USD/năm, tổng doanh thu hàng năm có thể đạt 2.000 tỷ, nộp ngân sách nhà nước hàng năm từ 100 đến 150 tỷ đồng.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Công ty cũng muốn giới thiệu sản phẩm rau quả đặc sản của Tây Nguyên như chanh dây, bơ, chuối, sầu riêng… ra thị trường thế giới.
Lãnh đạo Bộ, ngành, lãnh đạo tỉnh ấn nút khánh thành Trung tâm chế biến rau quả Doveco Gia Lai. Ảnh: Vũ Thảo
Việc đưa nhà máy vào hoạt động cũng góp phần xây dựng và hình thành liên kết sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao với diện tích liên kết sản xuất từ 10.000-15.000ha tại Gia Lai và các tỉnh Tây Nguyên, góp phần tạo đầu ra ổn định cho rau quả nông sản khu vực Tây Nguyên cũng như nâng cao giá trị sản phẩm và nâng cao đời sống của người dân.
Phát biểu tại lễ khánh thành, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Võ Ngọc Thành cho rằng, sự ra đời của Trung tâm chế biến rau quả Doveco Gia Lai sẽ mở đầu cho thời kỳ bùng nổ về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, gắn với công nghiệp chế biến từ các sản phẩm nông nghiệp, góp phần giải quyết việc làm cho 1.000 lao động địa phương và hàng chục ngàn hộ nông dân tham gia sản xuất và cung ứng các sản phẩm cho nhà máy.
Qua đó, mở rộng chuỗi giá trị như chế biến thức ăn gia súc, phân bón từ bã sản phẩm sau chế biến, thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng chuỗi giá trị có hiệu quả từ khâu sản xuất-chế biến tiêu thụ, nâng cao năng suất chất lượng cây trồng, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Phân loại chanh dây tại Trung tâm Chế biến rau quả Doveco Gia Lai. Ảnh: Hoài Nam/TTXVN
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh cho biết, Doveco là một trong những doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam phát triển chuỗi giá trị cây ăn quả chủ lực của Việt Nam, với công nghệ chế biến, xuất khẩu một cách bền vững.
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đề nghị Doveco tiếp tục đồng hành cùng người dân Tây Nguyên để chế biến và tiêu thụ nhằm năng cao giá trị sản phẩm nông sản, đặc biệt là các loại cây đặc sản như chanh dây, bơ, chuối và sầu riêng; từng bước tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người dân Giai Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung; xây dựng và hình thành vùng liên kết sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao giá trị gia tăng, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững ngành hàng rau quả.
Theo Danviet
Tây Nguyên: Giá giảm tới 90%, nông dân "vỡ mộng vàng" cây sachi
Chỉ sau một thời gian ngắn lên ngôi, giá hạt sachi nhanh chóng giảm đến... 90% khiến nhiều hộ nông dân ở Tây Nguyên bàng hoàng, tan mộng làm giàu từ loại cây mới du nhập này.
Ông Đinh Trinh (thôn Brếp, xã Đăk Djrăng, huyện Mang Yang, Gia Lai) đang loay hoay không biết làm gì với 100 cây sachi, khi giá hạt chỉ còn 20.000 - 25.000 đồng/kg nhưng cũng không dễ bán.
Vườn sachi của ông Trinh tiếp tục ra quả nhưng không có người mua. Ảnh: P.V
Ông Trinh cho biết, lúc mới thu hoạch có thương lái từ TP. Pleiku về mua với giá 120.000 đồng/kg, nhưng chỉ mua được một lần.
Chờ mãi không thấy họ quay lại, ông đành bán rẻ cho tiệm tạp hóa, rồi đến chủ tiệm cũng không biết làm gì với đống hạt sachi này.
Trong khi đó ông Đinh Vốt - Trưởng thôn Brếp, cho biết trong thôn có tới 30/142 hộ trồng sachi. Giờ giá xuống quá thấp, ít người mua, bộ rễ cây này lại rất hại cho các loại cây trồng khác nên nhiều hộ đang phá bỏ.
Thiệt hại nặng nề là gia đình chị Phạm Thị Loan (xã Cư Huê, huyện Ea Kar, Đăk Lăk). Ban đầu chị Loan chuyển đổi 3 sào đất tiêu chết sang trồng cây sachi, lứa đầu thu hoạch được 3 tạ quả khô và bán được với giá 70.000 - 90.000 đồng/kg.
Thấy việc trồng sachi có lãi, năm 2018 chị Loan mạnh dạn chuyển tiếp 1ha cà phê già cỗi sang trồng sachi. Đến khi sản lượng cả vườn lên đến khoảng 1 tấn/vụ, cũng là lúc giá sachi chỉ còn 20.000 - 25.000 đồng/kg nên chị bị lỗ nặng.
Theo bà Vũ Thị Thanh Bình - Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đăk Lăk, sachi là cây họ thầu dầu xuất xứ từ Nam Mỹ, hiện chưa có trong danh mục giống cây trồng sản xuất tại Việt Nam.
Theo khảo sát sơ bộ, khá nhiều khu vực trên địa bàn đã phát triển diện tích cây sachi như Krông Păk, Buôn Hồ, Ea Kar... nhưng chưa thể thống kê chính xác diện tích.
Cây trồng này được một số công ty ở khu vực khác đưa về giới thiệu với bà con nông dân, trong đó có công ty bán cây giống nhưng đến khi thu hoạch lại không thu mua nên cơ quan chức năng không khuyến khích trồng.
Còn theo ông Phạm Quang Mười - Trưởng phòng NNPTNT huyện Cư M'gar (Đăk Lăk), đơn vị đã gửi văn bản khuyến cáo người dân cần thận trọng, phải xem xét thật kỹ đầu ra trước khi trồng, đặc biệt là chỉ xen canh chứ không nên trồng thuần để tránh rủi ro.
Theo Danviet
Tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp KH&CN cho Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh vừa có buổi tiếp thân mật Ngài Pereric Hogberg, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Thụy Điển kết thúc nhiệm kỳ tại Việt Nam. Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh ghi nhận và đánh giá cao những thành tựu hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Thụy Điển qua Chương trình...