Khánh thành cầu đường sắt nối Crimea với lục địa Nga
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 24/12 đã cho khánh thành tuyến đường sắt trên cây cầu Crimea dài 19 km, nối liền bán đảo này với lục địa Nga, và là cây cầu dài nhất châu Âu.
Ông gọi cây cầu này là “ người đẹp” khi tham gia một chuyến đi trong buồng lái của con tàu.
Tổng thống Putin trên khoang lái của con tàu di chuyển tới Crimea. (Nguồn: MoscowTimes).
Cầu dài nhất châu Âu
Cây cầu này được khởi công xây dựng từ tháng 2/2016, chỉ chưa đầy 2 năm sau khi người dân Crimea bỏ phiếu ủng hộ việc trở lại một phần của nước Nga trong cuộc trưng cầu dân ý lịch sử. Tuyến đường liên kết này đóng vai trò hết sức quan trọng với Crimea, khu vực vốn chỉ có một đường biên giới đất liền với Ukraine, bởi vậy nên 15.000 công nhân đã làm việc ngày đêm trong những điều kiện hết sức khó khăn để hoàn thiện cây cầu này.
Tuyến đường dành cho xe hơi trên cây cầu dài 19 km này – cây cầu dài nhất không chỉ với Nga mà còn với toàn châu Âu – đã được mở cửa từ tháng 5/2018.
“Nó không phải một cây cầu, mà là một người đẹp”-Tổng thống Putin mô tả về vẻ đẹp của cầu Crimea.
Video đang HOT
Việc mở cửa tuyến đường sắt trên cầu Crimea là “một sự kiện lớn” bởi nó cho phép hàng triệu du khách từ Nga và các nước khác tới thăm Crimea- ông Putin nói trước khi lên tàu.
Trong lúc ở buồng lái của con tàu di chuyển trên cầu Crimea, Tổng thống Nga nói rằng việc di chuyển dọc cây cầu bằng phẳng mang lại cảm giác “êm” hơn so với đi bằng xe hơi. Ông được một người giải thích rằng, đó là bởi khu vực đường dành cho xe hơi có nhiều khúc cao thấp khác nhau, trong khi phần đường sắt bằng phẳng hoàn toàn. Đường sắt trên cầu Crimea cho phép các con tàu đạt vận tốc lên tới 120 km/giờ.
Chuyến tàu đầu tiên tới Crimea bắt đầu xuất phát từ thành phố Saint-Petersburg vào thời điểm giữa ngày hôm đầu tuần này. Nó sẽ vượt qua hành trình dài 2.714 km và đến Sevastopol, thành phố chính của bán đảo Crimea, trong vòng 43,5 giờ đồng hồ. Theo dự kiến, chuyến tàu sẽ đến điểm cuối cùng của hành trình trong hôm thứ Tư tuần này.
Ngoài ra, 2 con tàu 2 tầng khác sẽ bắt đầu hành trình từ Moscow và Simferopol vào ngày 24/12. 2 con tàu này tới Crimea chắc chắn sẽ chật cứng khách bởi vé đã được bán hết sạch từ tháng 11 vừa qua. Các tuyến đường sắt khác nối Crimea với nhiều khu vực khác của Nga cũng sẽ bắt đầu vận hành khi mùa du lịch năm sau bắt đầu, tức tháng 6/2020.
Tăng cường hội nhập
Phát biểu trước các công nhân xây dựng trong sự kiện khai trương tuyến đường sắt kết nối với Crimea, ông Putin nói: “Với tài năng, quyết tâm và trí tuệ, các bạn đã cho thấy rằng nước Nga có thể làm những dự án quy mô thế giới như cây cầu này. Đây là cây cầu dài nhất không chỉ ở Nga mà còn ở cả châu Âu”.
“Các bạn cho thấy rằng chúng ta có thể làm các dự án quy mô lớn như cây cầu này bằng việc sử dụng khả năng công nghệ của chính chúng ta. Điều này cho tất cả chúng ta niềm tin rằng chúng ta có thể làm được các dự án tương tự trong tương lai”- ông Putin nói thêm.
Với chi phí xây dựng 3,6 tỷ USD, cây cầu bắc qua eo biển Kerch gồm 2 phần chạy song song là đường bộ và đường sắt. Khả năng lưu thông của cầu ước tính khoảng 40.000 ô tô mỗi ngày, 14 triệu hành khách và 13 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Hệ thống đường ray tàu cho phép 94 chuyến tàu lưu thông qua lại mỗi ngày. Cầu được thiết kế để kết nối hệ thống giao thông của Crimea với đất liền Nga, từ đó giúp Crimea sớm hội nhập với Nga.
Theo Tổng thống Nga, đây là lần đầu tiên sau 145 năm qua, tuyến tàu từ St. Petersburg đến Sevastopol được khởi động trở lại. Tuyến đường này trước đó từng 3 lần bị gián đoạn, đó là trong Cách mạng Tháng Mười năm 1917, trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại năm 1945 và vào năm 2014.
Quan hệ giữa Moscow và Kiev xấu đi từ năm 2014, khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea và ủng hộ lực lượng dân quân miền Đông chống lại Chính phủ Ukraine. Hôm 9/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Hội nghị thượng đỉnh bốn bên ở Paris nhằm tìm giải pháp cho xung đột ở miền Đông Ukraine.
Thông cáo Hội nghị cho hay các bên đã thống nhất thực hiện đầy đủ lệnh ngừng bắn và rút quân khỏi miền Đông Ukraine và gọi đây là “bước quan trọng” để giảm xung đột.
Phát biểu trước các công nhân xây dựng trong sự kiện khai trương tuyến đường sắt kết nối với Crimea, ông Putin nói: “Với tài năng, quyết tâm và trí tuệ, các bạn đã cho thấy rằng nước Nga có thể làm những dự án quy mô thế giới như cây cầu này. Đây là cây cầu dài nhất không chỉ ở Nga mà còn ở cả châu Âu”.
Khánh Duy
Theo daidoanket.vn
Thổ "phản pháo" rắn quyết định của Mỹ bảo hộ nguồn dầu mỏ Syria
Mới đây, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho hay, những tuyên bố của Mỹ liên quan các mỏ dầu tại Syria là hoàn toàn không có giá trị pháp lý và vô căn cứ theo luật pháp quốc tế.
Trước đó, Tổng thống Donald Trump từng nhiều lần khẳng định, Washington sẽ "đảm bảo an ninh" và "gìn giữ" nguồn dầu mỏ của Syria. Truyền thông Mỹ cũng đưa tin, khoảng 800 binh lính nước này sẽ ở lại Syria để giữ cho các mỏ dầu không bị rơi vào tay của nhóm khủng bó IS và cả chính quyền Damascus.
(ảnh minh hoạ: getty)
"Họ [Mỹ] công nhận và công khai rằng họ hiện diện tại Syria vì các mỏ dầu. Không ai có quyền đối với các nguồn tài nguyên của Syria. Họ tới đây, vượt qua hàng nghìn km và nói: 'Chúng tôi sẽ định giá các mỏ dầu của đất nước này'. Điều đó trái ngược với thông lệ quốc tế", ông Cavusoglu nói.
Các phát biểu của Tổng thống Trump về dầu mỏ Syria được đưa ra trong bối cảnh Mỹ đã rút quân khỏi miền bắc Syria, bao gồm cả các khu vực nhạy cảm giữa các địa điểm do người Kurds kiểm soát và biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ. Sau khi Mỹ rút quân, Ankara cũng tiến hành một chiến dịch tấn công vào miền bắc Syria với mục tiêu là cả IS và lực lượng người Kurds - vốn bị coi là khủng bố tại Thổ.
Bên cạnh đó, ông Trump cũng phải đối mặt với những chỉ trích từ cả trong và ngoài nước Mỹ. Trong khi một số chuyên gia e ngại chính sách của Washington có thể vi phạm luật pháp quốc tế thì Tổng thống Syria Bashar al-Assad gần đây đã lên tiếng "khen ngợi" rằng, ít nhất ông Trump đã thẳng thắn về tính chất "tội phạm" trong chính sách của Washington đối với Syria. Còn các Ngoại trưởng Nga và Iran cũng đã cáo buộc Mỹ đang tìm cách nắm giữ nguồn dầu mỏ của Syria; đồng thời nhấn mạnh, tài nguyên của Syria chỉ thuộc về người dân nước này và Damascus có quyền tự mình kiểm soát nguồn lực quốc gia.
Syria chưa từng được coi là một cường quốc năng lượng, đặc biệt khi so sánh với Iraq và các nước Vùng Vịnh. Tuy nhiên, quốc gia Trung Đông độc lập về năng lượng và từng sản xuất được từ 100.000 tới 350.000 thùng dầu/ngày cho xuất khẩu trong khoảng thời gian từ những năm 1990 tới 2000. Cuộc nội chiến nổ ra vào năm 2011 đã khiến sản lượng dầu của Syria bị cắt giảm tới 90% và kể từ đó, hàng trăm triệu USD dầu thô đã bị "tuồn lậu" ra khỏi đất nước.
Minh Đức
Theo toquoc.vn
Tổng thống Bashar al-Assad ủng hộ thỏa thuận Nga - Thổ về Syria Điện Kremlin ngày 22/10 cho biết Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã ủng hộ bản ghi nhớ (MOU) mà Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã đạt được liên quan đến vấn đề Syria. Trong cuộc trao đổi qua điện thoại, ông Putin đã thông báo với ông al-Assad các điều khoản trong MOU trên,...