Khánh kiệt kinh tế, tôi mang bán vàng cưới rồi ‘ngượng chín mặt’ khi ông chủ tiệm vàng nghiêm mặt bảo đi về
Tôi mệt mỏi quá, không ngờ chồng vẫn chứng nào tật ấy. Bây giờ chẳng biết đào đâu ra tiề.n, tôi cũng không còn mặt mũi nào nhìn bố mẹ nữa.
Tôi nên làm gì vào lúc này đây?
Vợ chồng tôi mới cưới được 1 năm. Suốt thời gian này, chúng tôi gặp vô số chuyện. Chồng tôi đam mê những trò may rủi. Trước đây, anh đã từng nhiều lần đi đán.h lô đề đến nỗi vay mượn khắp nơi, bố mẹ phải đứng ra trả nợ. Công sức làm ăn mấy chục năm của ông bà, vào tay chồng tôi đều bị phá tán hết.
Khi cưới nhau, tôi đã yêu cầu chồng phải chấm dứt những thói hư tật xấu của mình. Anh cũng thề thốt, bảo từ nay không bao giờ dám đụng vào những trò chơi ấy nữa. Tôi tin tưởng và dặn lòng sẽ bỏ qua cho anh. Ai cũng có quá khứ, quan trọng là có biết đứng lên và làm lại từ đầu hay không mà thôi.
Đợt này gia đình tôi gặp chuyện. Mẹ tôi vừa phát hiện bị ung thư giai đoạn cuối, cần không ít tiề.n để điều trị. Trong khi đầu năm, vợ chồng tôi lại vừa mua căn nhà trả góp. Thành ra bây giờ chẳng còn tiề.n để đỡ đần bố mẹ lúc đau yếu.
Video đang HOT
Tôi mệt mỏi quá, không ngờ chồng vẫn chứng nào tật ấy. Ảnh minh họa: Internet
Hôm qua tôi ngồi tính toán số tiề.n mình có, chợt nghĩ đến 3 cây vàng cưới, tôi mang ra tiệm vàng để bán. Dù sao trong lúc này, chúng tôi cũng cần hỗ trợ bố mẹ. Tôi cầm vàng ra, cứ nghĩ mình sẽ có một khoản tiề.n để đưa cho mẹ để bà yên tâm điều trị. Không ngờ ông chủ tiệm vàng nhìn tôi cười khẩy rồi bảo đi về.
Thấy tôi vẫn ngơ ngác, ông ấy nói: “Vàng này là vàng giả, cháu về kiểm tra lại đi”. Tôi đứng cãi một hồi, đến nỗi ông ấy cam đoan đó không phải vàng thật, nếu không sẽ đền gấp đôi số vàng ấy. Trên đường trở về, tôi đã biết ai gây ra chuyện này. Vàng cưới tôi luôn để trong két sắt, mà chỉ có chồng và tôi là biết mật khẩu.
Buổi tối về nhà, sau khi nghe tôi hỏi chuyện, chồng đành phải thú nhận anh là người đã mang vàng đi bán. Tôi mệt mỏi quá, không ngờ chồng vẫn chứng nào tật ấy. Bây giờ chẳng biết đào đâu ra tiề.n, tôi cũng không còn mặt mũi nào nhìn bố mẹ nữa. Tôi nên làm gì vào lúc này đây?
Cưới được một tháng, em gái về nhà khóc lóc, ngay hôm sau, mẹ ép vợ chồng tôi phải bán hết vàng cưới, rút tiề.n tiết kiệm đưa cho em
Đều là con gái do mẹ sinh ra nhưng tôi cảm nhận rất rõ sự thiên vị của bà.
Mẹ tôi luôn thương em gái hơn tôi từ lúc chúng tôi còn bé. Trong kí ức của mình, tôi vẫn còn nhớ cảnh mẹ bắt tôi làm việc nhà, còn em gái chỉ đi chơi. Bữa cơm, mẹ sẽ dành những phần cá thịt ngon cho em, còn tôi ăn cơm với canh rau và muối ớt. Đầu năm học, tôi mặc đồ cũ, mẹ may cho em đồ mới. Mẹ tôi luôn nói em gái ốm yếu, bệnh tật nhiều; còn tôi khỏe mạnh, cao lớn nên tôi phải biết thương em, nhường nhịn cho em.
Học hết lớp 12 thì tôi nghỉ học, đi làm kiế.m tiề.n phụ nuôi em. Mẹ tôi bảo con gái học hành chi nhiều, em còn nhỏ (năm đó em tôi học lớp 9), bố mẹ cũng lớn tuổ.i rồi nên tôi phải phụ ông bà nuôi em. Đến khi em tôi thi đậu đại học, mẹ lại mừng vui đi khoe khắp xóm làng. Còn ngày tôi đậu đại học, bà lại bảo tôi đừng đi học, tốn tiề.n lắm. Bố mẹ còn tổ chức tiệc mừng em gái đậu sư phạm, tôi làm công nhân ở khu công nghiệp mà phải gửi tiề.n về làm tiệc. Đêm đó, tôi khóc ướt gối vì xó.t x.a và tủi thân phận mình.
Em gái học đại học 4 năm cũng bằng tiề.n của tôi chu cấp. Khi em thi đậu biên chế, bố mẹ tôi hãnh diện vô cùng, đi đâu cũng khoe có con gái út làm cô giáo. Nhưng mẹ chưa bao giờ kể chuyện tôi làm vất vả, tăng ca đêm hôm, người luôn chỉ có 39kg vì làm nuôi em học.
Ông trời thương tôi nên cho tôi gặp một người chồng tốt, đàng hoàng, thương tôi hết mực. Gia đình anh ấy cũng rất tử tế, khá giả. Họ hỏi cưới tôi 3 lượng vàng, một số vàng cưới rất lớn vào thời điểm 8 năm trước ở quê tôi. Bố mẹ chồng còn cho tiề.n để vợ chồng tôi xây căn nhà khang trang, tạo điều kiện để tôi đi học làm bánh và mở tiệm bánh cho riêng mình. Có thể nói, bố mẹ chồng như bù đắp những thiệt thòi mà tôi phải chịu. Hiện tại, cuộc sống của vợ chồng tôi khá sung túc. Chúng tôi mua được xe ô tô, xe tải chở hàng và xây được một dãy nhà trọ cho sinh viên thuê.
Ảnh minh họa
Tháng trước, em gái tôi lấy chồng. Lễ cưới không rình rang bằng tôi vì em ấy trót có bầu trước. Nhà trai cũng bình thường, không khá giả và bố mẹ chồng em cũng khó tính, hay xét nét con dâu. Ngay trong lễ cưới mà mẹ chồng còn tỏ thái độ cau có chỉ vì em tôi vô tình giẫm lên tà váy của bà ấy.
Hôm chủ nhật, chị em tôi về nhà bố mẹ chơi. Em tôi khóc lóc, kể bị nhà chồng ức hiế.p đủ đường, giờ em muốn xây nhà riêng mà không có tiề.n. Bố mẹ tôi nghe xong thì im lặng. Sáng sớm nay, mẹ gọi tôi về nhà nói chuyện. Bà bảo tôi bán hết vàng cưới và rút tiề.n tiết kiệm đưa cho em gái vay để xây nhà. Thấy em làm dâu khổ sở, đang bầu bì mà tinh thần không thoải mái, bà xó.t x.a không chịu được. Mẹ còn nói tôi sướng hơn em, có nhà riêng, bố mẹ chồng thương yêu, cuộc sống sung túc thì nên giúp đỡ em gái.
Lần này tôi không kiềm chế được nữa nên có nói một câu: "Hình như mẹ chỉ coi em ấy là con ruột, còn con giống như nhặt được ở ngoài đường vậy". Chỉ vậy thôi mà mẹ tôi nổi giận, mắng đuổi tôi đi. Bà còn đòi từ mặt nếu tôi không chịu giúp đỡ em gái. Tôi cay đắng, chua xót vô cùng. Có nên bỏ tiề.n ra giúp đỡ em gái không?
Mỗi tháng nhận lương hưu, tôi lại chia đều cho các cháu, đến lúc bệnh cần tiề.n, các con đưa trả 2 cái túi vải Chồng tôi gọi điện cho con trai lớn, bảo tôi bệnh nhưng không còn tiề.n trong nhà nữa. Tôi về hưu được 5 năm rồi. Mỗi tháng, tôi nhận được hơn 8 triệu tiề.n lương hưu nhưng đều chia đều cho các cháu. Vợ chồng tôi có 2 người con, một trai một gái. Chúng đều kết hôn và sống ở thành phố...