Khánh Hòa tập trung khắc phục các tuyến đường bộ bị hư hỏng do mưa lũ kéo dài
Đợt mưa lớn kéo dài từ ngày 28/11 đến 1/12 khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa bị sạt lở, ngập nước, hư hại nghiêm trọng.
Mưa lớn gây ngập lụt ở địa bàn xã Vĩnh Thạnh, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: Phan Sáu/TTXVN
Hiện ngành Giao thông Vận tải Khánh Hòa, các đơn vị liên quan đã và đang thực hiện các biện pháp khắc phục, nhanh chóng đảm bảo cho các phương tiện lưu thông thông suốt.
Trên tuyến Quốc lộ 1 qua địa bàn thành phố Nha Trang, sạt lở xảy ra tại xã Vĩnh Lương với hơn 1.000m3 đất đá đổ tràn xuống mặt đường vào đêm 30/11, khiến giao thông bị ảnh hưởng. Chi Cục quản lý đường bộ III.3 đã chỉ đạo các đơn vị xử lý và đến ngày 1/12, mặt đường đã cơ bản được dọn, giao thông đã thông suốt. Sạt lở đã xảy ra trên Quốc lộ 27C (tuyến đường nối thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) với thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) với khoảng 2.000m3 đất đá tại vị trí km60 590 thuộc địa bàn xã Sơn Thái, huyện miền núi Khánh Vĩnh. Các đơn vị chức năng đã khắc phục, khai thông để hoạt động giao thông trên tuyến trở lại bình thường vào ngày 1/12.
Video đang HOT
Tuyến Quốc lộ 26 nối liền giữa hai tỉnh Khánh Hòa và Đắk Lắk đã bị sạt lở nghiêm trọng tại huyện Ma’Đrăk (Đắk Lắk). Sở Giao thông Vận tải Khánh Hòa đã yêu cầu tạm dừng toàn bộ hoạt động vận tải hành khách, xe hàng… lưu thông trên tuyến, tổ chức rào chắn, cử lực lượng trực 24/24 giờ để ngăn các phương tiện lưu thông từ hai hướng. Tại Km1 300 thuộc Quốc lộ 1C (khu vực đèo Rù Rì, thuộc địa phận thành phố Nha Trang), mưa lớn mang theo đất đá từ núi Cô Tiên sạt lở lấp mặt đường và rãnh dọc bên trái tuyến ước tính khoảng 3.000m3. Hiện các đơn vị đang xử lý, khắc phục.
Với các tuyến tỉnh lộ, các tuyến giao thông khác do tỉnh Khánh Hòa quản lý, ước tính có khoảng 13.000m3 đất đá bị sạt lở, bồi lấp. Trong đó, đường lên Khu Di tích Yersin (huyện Cam Lâm) lượng đất đá sạt lở, lấp lề đường và rãnh dọc thoát nước trên tuyến, khối lượng khoảng 4.200m3; đường Nguyễn Tất Thành (thành phố Nha Trang), tỉnh lộ 9 bị đất đá sạt lở, lấp lề đường và rãnh dọc thoát nước trên tuyến, khối lượng trên 800m3… Sở Giao thông Vận tải tỉnh Khánh Hòa đã chỉ đạo các đơn vị đưa phương tiện, máy móc, nhân lực khắc phục, từng bước đưa hoạt động giao thông trở lại bình thường, bước đầu cần 2,5 tỷ đồng.
Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Khánh Hòa, đến sáng 2/12, một số tuyến đường vẫn còn ách tắc, như tỉnh lộ 8B có 3 cầu tràn bị ngập, nước chảy xiết, hiện vẫn đang tổ chức cảnh báo, đóng đường không cho di chuyển qua các khu vực trên. Đường Phạm Văn Đồng (thành phố Nha Trang) bị sạt lở tại nhiều điểm, các đơn vị chức năng phải cử lực lượng chốt chặn cảnh báo và điều tiết cho phương tiện lưu thông một chiều…
Sạt lở nghiêm trọng trên Quốc lộ 9, giao thông hoàn toàn tê liệt
Ngày 12/9, mưa lớn kéo dài cùng nước ở thượng nguồn đổ về làm nhiều đoạn đường trên Quốc lộ 9 (tỉnh Quảng Trị) bị sạt lở nghiêm trọng, lực lượng chức năng đã tiến hành đóng đường, cấm người và phương tiện qua lại để đảm bảo an toàn.
Lực lượng chức năng được huy động cùng nhiều phương tiện cơ giới vẫn đang hoạt động hết công suất, khẩn trương khắc phục các điểm sạt lở trên tuyến Quốc lộ 9 (đoạn qua huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị), giao thông hoàn toàn tê liệt. Tại Km 50 200 (Quốc lộ 9), sạt lở khiến hơn nửa mặt đường trôi xuống sông Đakrông, khối lượng đất đá từ trên đồi núi đổ về rất lớn.
Nhiều xóm làng ở Quảng Trị chìm trong lũ lụt.
Nhiều đoạn trên Quốc lộ 9 đoạn qua xã Đakrông, huyện Đakrông bị sạt lở nghiêm trọng.
Chi cục quản lý đường bộ II.5 (Cục quản lý đường bộ II) đã huy động lực nhân lực, phương tiện đến hiện trường để thu dọn đất đá, thông tuyến. Đồng thời, tổ chức đóng đường, cấm người và phương tiện lưu thông qua vị trí nguy hiểm này. Tại Km 250 700-Km 250 920 đường Hồ Chí Minh nhánh Tây đoạn qua huyện Đakrông, đất đá sạt xuống kèm theo nước sông dâng cao gây ngập rất sâu từ 3 đến 4m, giao thông tê liệt hoàn toàn. Cơ quan chức năng đã đóng đường, cấm người và phương tiện lưu thông ở khu vực trên.
Mưa lớn, kéo dài liên tục làm lũ trên các sông lớn ở Quảng Trị như sông Hiếu, Thạch Hãn, Bến Hải, Ô Lâu đều lên nhanh và đạt đỉnh phổ biến ở mức báo động 3, có nơi trên báo động 3. Dung tích các hồ chứa thủy lợi vừa và lớn đạt 80%, các hồ chứa nhỏ đã đầy. Riêng hồ chứa Thủy lợi - Thủy điện Quảng Trị dung tích đạt khoảng 90% đã tiến hành xả nước điều tiết lũ.
Bảo đảm an toàn cho du khách trong mùa mưa lũ Ngày 1-12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống thiên tai (PCTT) có Công văn số 542/TWPCTT-VP về việc tăng cường các biện pháp quản lý các hoạt động du lịch, bảo đảm an toàn cho khách du lịch trong tình hình mưa lũ, gửi Ban Chỉ huy PCTT và Tìm kiếm cứu nạn (TKCN) các tỉnh, thành phố...