Khánh Hoà: Người Trung Quốc “cắm chốt” dọc tuyến biển
Có một sự thật là suốt 10 năm qua, tại Khánh Hoà, người Trung Quốc thường xuyên “cắm chốt”… dọc theo tuyến biển từ vịnh Vân Phong đến Nha Trang và Cam Ranh!
Thương lái Trung Quốc ung dung “chỉ đạo” thu mua cá tươi tại Nha Trang. Ảnh: Bảo Chân
Cùng thả nổi… quản lý!
Chiều 6.6, PGĐ Sở LĐTBXH tỉnh Khánh Hoà Mai Xuân Trí cho hay, đến thời điểm này chỉ có 4 người Trung Quốc đã làm thủ tục đăng ký lao động tại Cam Ranh.
Trong khi đó, đại tá Hồ Thanh Tùng – Trưởng phòng Trinh sát BCH BĐBP Khánh Hoà – cho biết, bước đầu đã xác định trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 19 công dân Trung Quốc được 5 doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam thuê điều hành kỹ thuật nuôi trồng thủy sản tại vịnh Vân Phong (huyện Vạn Ninh, TX.Ninh Hoà), TP.Nha Trang và TP.Cam Ranh; hầu hết lao động Trung Quốc vi phạm các quy định về cư trú và lao động.
Tại TP.Nha Trang, hiện có 6 người Trung Quốc thường trực “chỉ đạo” đường dây thu mua, sơ chế, bảo quản và “xuất khẩu” hải sản tươi, nhưng 3 người không có giấy phép lao động. Tại TX.Ninh Hoà, đã xác định có 3 người Trung Quốc làm việc trong các trại nuôi tôm thẻ chân trắng từ năm 2007 đến nay nhưng không có thẻ cư trú. Đáng lưu ý là Cty TNHH Song Phong (thuộc phường Cam Linh) do ông Võ Thanh Phong ở TPHCM làm GĐ, thuê 2 “chuyên gia” Trung Quốc “cắm chốt” trên bè nuôi cá ngay trước cửa quân cảng từ năm 2002 đến nay và họ chưa bao giờ làm thủ tục đăng ký tạm trú tại chính quyền sở tại…; tương tự, DN tư nhân Xuân Thịnh (phường Cam Phúc Bắc), cơ sở thu mua tôm hùm tại phường Cam Phúc Bắc, Cty TNHH Long Phát đều thuê và người Trung Quốc đều không có giấy phép lao động, không có thẻ cư trú.
Video đang HOT
“Cao chạy xa bay”
Chiều 6.6, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Khánh Hoà Trần Sơn Hải cho hay, hiện lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn rà soát lại các dự án nuôi trồng thủy sản và tình hình lao động Trung Quốc hoạt động trên địa bàn. Ông Hải nói: “Lâu nay, do chúng ta không quản nên mới xảy ra tình trạng này. Tôi cho rằng, cơ quan CA các địa phương cần xem xét lại vai trò, trách nhiệm của cảnh sát khu vực trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát người nước ngoài đăng ký tạm trú”.
Thời điểm này, CA tỉnh Khánh Hoà đã xử phạt 5 người Trung Quốc nuôi cá bè trái phép trong vịnh Cam Ranh, mức phạt hành chính 3,5 triệu đồng/người đối với trường hợp không đăng ký tạm trú và 15 triệu đồng/người đối với hành vi không có giấy phép lao động; đồng thời tiến hành thủ tục trục xuất 6 người khác (tại Ninh Hoà và Nha Trang) ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết lao động Trung Quốc đã “cao chạy xa bay” trước khi các quyết định xử phạt được ban hành.
Theo Lao Động
Vụ người Trung Quốc nuôi cá trái phép: Vỡ lở mới giật mình
Việc người nước ngoài, chủ yếu là lao động Trung Quốc nuôi cá trái phép ở vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa) và Vũng Rô (Phú Yên) trong một thời gian dài là do công tác quản lý quá lỏng lẻo của chính quyền địa phương
Chiều 6-6, ông Nguyễn Khiêm, Chánh Văn phòng, người phát ngôn UBND TP Cam Ranh - Khánh Hòa, cho biết đoàn kiểm tra liên ngành của TP vừa hoàn tất báo cáo sơ bộ kết quả kiểm tra việc người nước ngoài nuôi cá trên vịnh Cam Ranh để trình UBND tỉnh Khánh Hòa vào ngày 7-6. Theo ông Khiêm, qua kiểm tra, sai phạm phổ biến đối với một số cơ sở nuôi trồng hải sản trên vịnh Cam Ranh là không có giấy phép sử dụng mặt nước.
Có 7 người Trung Quốc nuôi cá ở khu vực này vi phạm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, đăng ký tạm trú; trong đó có 5 người không có giấy phép lao động. Sau khi kiểm tra, Công an tỉnh Khánh Hòa đã xử phạt 7 người vi phạm 82 triệu đồng. "Hiện những người vi phạm đã xuất cảnh về nước, chứ không phải trục xuất" - ông Khiêm nói.
Về việc tỉnh Khánh Hòa đã chỉ đạo kiểm tra và xử lý việc nuôi cá trái phép ở vịnh Cam Ranh từ năm 2009 nhưng TP Cam Ranh không thực hiện, ông Khiêm cho rằng: Vào thời điểm đó, UBND TP Cam Ranh có thực hiện chỉ đạo nhưng không đến nơi đến chốn. "Lúc đó, TP Cam Ranh đã thành lập đoàn liên ngành để kiểm tra và phát hiện những sai phạm ở Công ty TNHH Song Phong và đã xử phạt 5 triệu đồng, đồng thời yêu cầu doanh nghiệp này trả lại nguyên trạng môi trường. Sau đó, doanh nghiệp vi phạm nộp phạt nhưng không trả lại nguyên trạng mặt nước.
Bè cá của DNTN Vĩnh Tín có người Trung Quốc tham gia nuôi. Ảnh: HỒNG ÁNH
Tuy nhiên, TP Cam Ranh lại không kiến nghị tỉnh xử lý đến nơi đến chốn, để vụ việc kéo dài" - ông Khiêm nói. Cũng theo ông Khiêm, qua nhận định của đoàn kiểm tra mới đây, UBND TP Cam Ranh đã thiếu trách nhiệm, không xử lý triệt để. Trước đây, cơ quan chức năng đã phát hiện người Trung Quốc làm việc trái phép tại Công ty TNHH Song Phong nhưng TP Cam Ranh lại không đề nghị xử lý.
Ông Khiêm cho biết đoàn kiểm tra mới đây kiến nghị cần rút kinh nghiệm trong việc tăng cường công tác kiểm tra mặt nước, quản lý lao động, đặc biệt là lao động nước ngoài. Tỉnh Khánh Hòa cũng cần tăng cường sự phối hợp giữa các ngành chức năng của tỉnh và TP Cam Ranh để quản lý chặt chẽ hơn trong lĩnh vực này.
Còn về trách nhiệm của UBND TP Cam Ranh, ông Khiêm từ chối trả lời vì cho rằng đó là việc của lãnh đạo TP.
Trong một diễn biến khác của vụ việc, tối 6-6, đại tá Hồ Thanh Tùng, Trưởng Phòng Trinh sát thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa, cho biết 4 người Trung Quốc mà lực lượng Bộ đội Biên phòng phát hiện lao động trái phép tại Nha Trang đã bỏ đi vào ngày 5-6, bất chấp việc cơ quan này mời đến để kiểm tra. Theo thông tin ban đầu, 4 người Trung Quốc này chỉ có thị thực thương mại, không có giấy phép lao động nhưng đến làm việc ở cơ sở nuôi tôm của một người dân tại phường Vĩnh Hòa, TP Nha Trang. Theo đại tá Tùng, Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa sẽ tiếp tục tìm hiểu nhóm người này.
Phải xử lý! Đó là bày tỏ của ông Huỳnh Tấn Việt, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phú Yên, với phóng viên Báo Người Lao Động vào chiều 6-6 * Phóng viên:Thưa ông, ông nghĩ thế nào về việc người nước ngoài nuôi cá trái phép ở Vũng Rô trong khi đây là vùng không được quy hoạch nuôi trồng thủy sản?
* Nghĩa là sẽ tổng kiểm tra cả doanh nghiệp nước ngoài đã được cấp phép?
- Đúng vậy. Vì sao doanh nghiệp nước ngoài nuôi trồng thủy sản được giao mặt nước ở những khu vực thuận lợi nhất nhưng lại luôn báo cáo lỗ? Vì vậy, Thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo xác định có phải những doanh nghiệp này "chuyển vốn" hay không và việc nộp thuế của họ ra sao.
Trong khi người trong nước rất cần những diện tích mặt nước như thế để nuôi trồng hải sản thì không có cớ gì ta lại ưu tiên giao cho người nước ngoài mà lại chẳng có lợi gì.
* Ông nghĩ gì khi UBND tỉnh Phú Yên cấp phép cho người nước ngoài nuôi cá trái phép ở Vũng Rô?
- Nếu như tổ chức, cá nhân nào sai phạm thì phải xử lý đến nơi đến chốn, đúng theo luật pháp của Việt Nam.
* Trong thời gian qua, việc cấp phép cho người nước ngoài vào nuôi cá ở Vũng Rô có nhiều sơ hở?
- Đúng là đáng quan tâm. Vì sao người nước ngoài vào Phú Yên mà cơ quan quản lý Nhà nước địa phương, tức Sở LĐ-TB-XH không biết? Vậy ai là người ký cấp phép? Làm không đúng thì phải xử lý. Nói thật, tôi cũng giật mình khi đọc báo thấy có chuyện này.
Theo NLD
7 lao động Trung Quốc nuôi cá bè ở Cam Ranh bị phạt Ngày 5/6, Công an tỉnh Khánh Hòa phạt 5 người Trung Quốc nuôi cá bè trái phép và không phép ở vịnh Cam Ranh mỗi người 15 triệu đồng; hai người khác bị phạt 3,5 triệu đồng. Hiện nay 5 người đã về Trung Quốc, 2 người còn lại sẽ về nước sau khi hộ chiếu hết hạn vào ngày 9/6. Cùng ngày,...