“Sao ba năm rồi mẹ vẫn chưa ngủ dậy?”
Sau thảm họa chìm đò trên sông Gianh (xã đảo Quảng Hải, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình), làm chết 42 người vào sáng ngày 30 Tết Kỷ Sửu, người ta đổi tên làng này thành làng “ mồ côi”…
Sáng sớm 30 Tết Kỷ Sửu, người dân sống hai bên bờ sông Gianh thuộc hai xã Quảng Thanh và Quảng Hải (huyện Quảng Trạch) chợt tỉnh giấc khi nghe những tiếng thét thất thanh. Không ai bảo ai, người dân xã Quảng Hải liền chạy ra bến sông. Dưới dòng sông lạnh ngắt, hàng chục cánh tay yếu ớt đang cố gắng vẫy vùng trong tuyệt vọng. Chiếc đò trở hàng chục người đã bị đắm. Trong phút chốc, tang thương bao trùm lấy cả xóm nghèo ven sông. Những chiếc khăn tang quấn vội trên những mái đầu bạc trắng, những cặp mắt con trẻ đỏ hoe dáo dác tìm mẹ… Chẳng ai dám tin rằng, người thân của họ đã vĩnh viễn ra đi.
Bà Lỡi gạt nước mắt khi nhớ về những người con đã mất
Xã Quảng Hải bây giờ mọi thứ đã thay đổi. Người dân đã có cầu để qua sông, có chợ để mua bán… Cuộc sống của họ đã bình yên nhưng len lỏi trong tâm khảm của mỗi người dân nơi đây là những mất mát không thể bù đắp, là ám ảnh về những chiếc khăn tang và chuyến đò định mệnh lấy đi tính mạng 42 người dân xã nghèo này.
Những người sống sót trên chuyến đò đó đã trở về với gia đình, nhưng có lẽ họ sẽ không bao giờ quên được giây phút kinh hoàng đó. Anh Nguyễn Viết Hiệu, một người may mắn sống sót trong vụ đắm thuyền kể lại: “Đã hơn ba năm rồi, mỗi lần đi qua cây cầu Quảng Hải, tôi vẫn chưa hết bàng hoàng. Sáng hôm đó, người dân xã Quảng Hải sang bên kia sông để sắm Tết. Lúc thuyền đến giữa dòng, bất ngờ có một đợt sóng mạnh. Chiếc thuyền chao đảo, toàn bộ những người có mặt trên thuyền hoảng loạn. Trong giây lát, hơn 80 người trên thuyền bị dòng nước nhấn chìm. Những cánh tay yếu ớt cố gắng vẫy vùng giữa dòng nước cuồn cuộn chảy xiết rồi chìm nghỉm”.
Thông tin về vụ đắm đò nhanh chóng lan ra toàn bộ người dân 2 xã Quảng Hải và Quảng Thanh. Tất cả đều chạy ra bờ sông và cầu mong cho điều xấu nhất không diễn ra với người thân của mình. Tiếng vợ tìm chồng, con khóc cha, trẻ nhỏ tìm mẹ càng làm cho không khí nơi đây tang thương hơn. Tất cả đều hướng cặp mắt vô hồn ra phía dòng sông lạnh ngắt. Chẳng ai bảo ai, nhưng họ đều nguyện cầu cho người thân của mình đều bình yên trở về.
Video đang HOT
42 người đã vĩnh viễn ra đi, ốc đảo Quảng Hải rợp trắng khăn tang. Người dân rồi bộ đội được huy động để nhanh chóng đưa các thi thể đi mai táng ngay trong buổi chiều, vì hôm sau đã là ngày mùng một tết. Gần 37 đám tang của một xã nhỏ trong một buổi chiều (có 5 người mất tích trong tổng số 42 người). Có lẽ người dân ở đây sẽ không bao giờ quên được cái ngày định mệnh đó.
Nỗi đau chưa nguôi ở làng “mồ côi”
Người chết đã chết, còn những người ở lại phải chịu cảnh mất người thân, chia ly, phân tán. Sau hơn ba năm, cuộc sống của họ đã ổn định hơn, nhưng những nỗi đau vẫn dai dẳng theo họ. Nhiều người “gà trống nuôi con”, nhiều ông bà đã hơn 70 tuổi còn còng lưng nuôi ba đứa cháu. Có những người không chịu được nỗi đau phải bỏ xứ biền biệt.
Trong số những gia đình mất đi người thân, có lẽ vợ chồng ông Cao Xuân Khâm và bà Cao Thị Lỡi là gia đình phải chịu nhiều mất mát nhất. ông bà đã mất đi hai người con gái và một người con dâu. Lúc mất đi ba chị để lại cho ông bà 3 đứa cháu, đứa lớn nhất mới được 16 tháng tuổi, hai đứa còn lại đều mới 12, 13 tháng. Ông đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng suốt ba năm nay vẫn chạy vạy nuôi ba đứa cháu.
Ông Cao Xuân Khâm nghẹn ngào kể lại: “Hôm đó khoảng 3h chúng tôi dùng chiếc xe ba gác chở con dâu “đi” đầu tiên, sau đó quay về “đưa” con gái út và chập tối thì “đưa” nốt đứa con còn lại xuống nghĩa địa. Một buổi chiều tôi phải chôn ba đứa con. Giờ đây, hai mái đầu đã bạc, không biết ông bà có còn nước mắt để khóc khi mỗi lần các cháu hỏi “mẹ cháu đâu”?”
Bây giờ ở xã đảo Quảng Hải, làng Vân Lôi người dân đã đổi thành làng mồ côi. Họ gọi như vậy bởi sau vụ chìm đò, riêng ở làng này đã có đến 17 người chết. Nhiều ngôi nhà đã đóng cửa suốt gần ba năm nay. Kẻ vào Nam, kẻ sang Lào… Tất cả những người ra đi biền biệt đều chung một lý do đó là để quên đi sự mất mát không bao giờ có thể bù đắp được. Những người ở lại đang là “gà trống nuôi con” vẫn phải tiếp tục bước tiếp.
Anh Lê Văn Thắm ba năm nay đã nén đau thương để nuôi 4 đứa con kể từ ngày vợ anh ra đi. Anh Thắm kể lại: “Lúc vợ tôi mất, tôi không thể hình dung được cuộc sống gia đình tôi sẽ như thế nào khi mà mấy con tôi, đứa lớn nhất 10 tuổi còn đứa nhỏ nhất mới chỉ 3 tháng tuổi. Mấy đứa nhỏ không biết gì, cứ hỏi tôi sao mẹ cứ nằm vậy mà không dậy đón Tết. Tui chỉ biết nghẹn ngào trả lời: Mẹ mệt nên ngủ. Và cứ thế, ba năm nay tôi đã nuốt nước mắt khi chúng hỏi: Mẹ con đâu?”.
Theo NDT
Tròng trành mưu sinh trên đò ngang giữa Sài Gòn
Hẳn nhiều người vẫn chưa quên vụ chìm đò tại phường Bình Trưng Tây, quận 2, TP.HCM làm 4 người chết và 4 người bị thương. Nhưng, bất chấp nguy hiểm, hằng ngày, những chuyến đò vẫn tròng trành chở khách qua sông. Cuộc sống của những người chèo đò cũng lênh đênh, trôi nổi như chính công việc của họ.
Một ngày sáng sớm, chúng tôi có mặt tại bến đò Bình Qưới (quận Bình Thạnh) nằm ở ven sông Sài Gòn. Gặp vợ chồng chị Nguyễn Thị Ngoắn, một trong những người làm nghề chèo đò lâu nhất ở đây. Chị cho biết lên Thành phố Hồ Chí Minh gắn bó với sông nước đã 3 năm, nhưng cho tới nay, tài sản đáng giá nhất của nhà chị chỉ là một con đò bằng gỗ.
Vì kế sinh nhai, rất nhiều người đã từ bỏ quê nhà để lên TP.HCM làm nghề chèo đò. (Ảnh: Nguyễn Đức)
Vì muốn tìm kế sinh nhai, vợ chồng chị Ngoắn đã bỏ lại 5 người con ở quê nhà để lên Sài Gòn làm nghề chèo đò. 15 năm lênh đênh trên sông nước nhưng cho tới nay, cuộc sống của anh chị vẫn không khá lên chút nào.
Chị tâm sự: "Chèo đò là 1 nghề rất thất thường như thời tiết. Nếu hôm nào mưa nhiều thì coi như cả 2 vợ chồng "trắng tay" vì không có khách.
"Hầu hết những người làm nghề chèo đò đều rất nghèo, nhà cửa tạm bợ, đời sống bấp bênh, làm ngày nào biết ngày đó. Con cái của chúng tôi hầu như không được học hành tới nơi tới chốn. Nhưng chúng tôi cũng chẳng dám mơ tưởng tới việc đổi nghề vì chẳng có tiền".
Trên mỗi chuyến đò luôn tiềm ẩn những nguy cơ tai nạn rình rập (Ảnh: Trọng Huy)
Trước đây, khi chưa có phà, vợ chồng chị Ngoắn phải dậy từ mờ sáng để chờ khách, đến ăn cũng vội vội vàng vàng rồi lại tất tả ra đón khách. Có những hôm vợ chồng chị còn phải chở khách đến tận 12 giờ đêm hay 1 giờ sáng.
Vất vả là vậy, nhưng thu nhập của cả 2 vợ chồng cũng chỉ được 1-1,2 triệu đồng/tháng.
Lớn lên từ xóm vạn đò An Lợi Đông, quận 2, cho tới nay, chị Huỳnh Thị Phúc (40 tuổi) đã có thâm niên làm công việc quen thuộc này đã gần 30 năm. Một ngày làm việc cật lực của chị Phúc cũng chỉ được khoảng từ 7-10 chuyến đò, với thu nhập trung bình khoảng trên 1 triệu đồng/tháng.
Thêm nữa, cứ khoảng từ 3-5 năm thì người lái đò phải thay đò 1 lần với chi phí khoảng từ 3.-5 triệu đồng/chiếc. Thu nhập chẳng đáng là bao, mà cuộc sống hằng ngày lại quá vất vả, không kham nổi tiền thay đò nên chị Phúc cũng đang muốn tìm một công việc khác ổn định hơn.
Toàn TP.HCM hiện có khoảng 30 bến đò ngang. (Ảnh: Trọng Huy)
Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, hiện nay trên toàn địa bàn thành phố còn khoảng 30 bến đò ngang, tập trung chủ yếu tại các quận 2, 4, 8, 12, Bình Thạnh... Tại các bến đò này, có rất nhiều phương tiện không đạt đủ yêu cầu về mặt kĩ thuật nhưng vẫn lén lút hoạt động. Những con đò nhỏ chưa được trang bị áo phao cho khách, hoặc đôi khi hành khách trong tình trạng say xỉn, quậy phá nên xảy ra tình trạng lật đò, gây hậu quả chết người.
Cho dù Thành phố Hồ Chí Minh đã xiết chặt các quy định quản lý an toàn giao thông đường thủy nhưng tình trạng mất an ninh trật tự tại các bến đò vẫn xảy ra. Cuộc sống hằng ngày của những người chèo đò, vốn đã bấp bênh, lại thêm những hiểm nguy rình rập.
Theo VTC
Vụ chìm đò thảm khốc: Những con số biết nói Những tiếng khóc thảm thương vẫn chưa dứt sau vụ chìm xuồng. Xóm nhỏ yên bình bên bờ sông Giồng Ông Tố bắt đầu ngày đại tang định mệnh. Như VietNamNet đã đưa tin, khoảng 8 giờ 40 phút ngày 13/4, vụ TNGT đường thủy nghiêm trọng xảy ra tại khu vực bến Kích, đoạn sông Giồng Ông Tố (khu phố 1, phường...