Khánh Hòa; Bênh chồng, cha, cả hai mẹ con cùng bị tù
Sáng 29/3, TAND tỉnh Khánh Hòa đã bác kháng cáo của người bị hại tuyên giữ nguyên án sơ thẩm của TAND huyện Cam Lâm phạt hai bị cáo là hai mẹ con cùng trú thôn Khánh Thành Nam, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm.
Đó là Nguyễn Trung Trực (28 tuổi) 6 tháng tù, Văn Thị Kim Sang (mẹ của Trực, 47 tuổi) 6 tháng tù treo cùng về tội cố ý gây thương tích.
Bị cáo Trực và Sang trước vành móng ngựa
Do tranh chấp quyền lợi về việc khai thác đá tận thu giữa ông Nguyễn Văn Minh và ông Nguyễn Viết Trương, chiều ngày 17/5/2008, tại khu vực mỏ đá thuộc thôn Suối Lâu, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, hai bên xô xát nhau.
Nghe tin cha mình xô xát với ông Trương, Trực chạy đến dùng tay đấm vào mặt ông Trương. Ông Trương buông ông Minh ra, Trực bỏ đi. Khoảng 15 phút sau, bà Sang (vợ ông Minh) nghe tin cũng chạy đến, Trực quay lại.
Bà Sang nhặt một đoạn rễ cây gần đó và đi đến chỗ ông Trương nói: “mày đã chiếm mất mỏ đá còn đánh chồng tao nữa hả”. Lúc này, Trương cầm cây sắt định đánh bà Sang thì Trực nhào vào ôm giữ ông Trương lại, thấy vậy bà Sang dùng đoạn rễ cây đánh nhiều cái vào người ông Trương. Thấy ông Trương bị thương tích thì Trực, Sang bỏ về. Sau đó, ông Trương được đưa đi cấp cứu với tỷ lệ thương tật 12%.
Theo HĐXX hành vi của các bị cáo Sang, Trực là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến sức khỏe của người khác một cách trái pháp luật, gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội tại địa phương nên cần áp dụng mức hình phạt nghiêm khắc.
Tuy nhiên, xét thấy các bị cáo là dân lao động, có trình độ học vấn thấp (bị cáo Sang không biết chữ) nên nhận thức pháp luật hạn chế và người bị hại cũng có một phần lỗi vì đã cùng một số người khác đè, tấn công ông Minh là chồng và cha của các bị cáo nên đã tuyên phạt như trên.
Theo Dân Trí
Lý Anh Tuấn 'lột xác' làm anh hùng Nguyễn Trung Trực
Lần đầu tiên chàng diễn viên Hà thành có cơ hội thoát khỏi hình tượng "người xấu" khi tham gia bộ phim về người anh hùng Nam Bộ.
Ấp ủ ước mơ làm phim dã sử
Anh hùng Nguyễn Trung Trực là bộ phim của đạo diễn Phan Hoàng. Anh là người từng gây tiếng vang trong phim dã sử Thạch Sanh, Lý Thông những năm về trước. Trong phim, Lý Anh Tuấn nhận vai người hùng Nguyễn Trung Trực, một dân chài nghĩa khí. Anh đau lòng trước sự dày xéo của quân xâm lược, đứng lên chống lại giặc Pháp và dũng cảm hy sinh.
Video đang HOT
Con tàu Espe"rance được đóng với kinh phí 1,5 tỉ đồng.
Nội dung phim kể về nước Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ 19 bị giặc Pháp sang xâm lược. Khi đó, triều đình Huế nhu nhược chủ hòa và dâng đất cho giặc để cầu an. Bất bình và phẫn nộ trước sự hèn nhát của bọn vua quan, dân chài Nguyễn Trung Trực vùng lên chiến đấu một mất một còn. Bằng vũ khí thô sơ như gậy gộc, giáo mác... ông chỉ huy những anh em trong làng làm dậy lên phong trào kháng Pháp và làm cho chúng phải khiếp sợ bằng 2 chiến công hiển hách: đốt tàu chiến Espe'rence tại Vàm Nhật Tảo và tiêu diệt Thành Sơn Đá - Rạch Giá chỉ trong một đêm.
Bọn xâm lược bất lực trước cuộc khởi nghĩa của người Nam Bộ đã cầu cứu nước mẹ đại Pháp cứu trợ bằng những phương tiện hiện đại, binh lực hùng mạnh cùng vũ khí tối tân để dập tắt ngọn lửa đấu tranh của Nguyễn Trung Trực. Bọn chúng đã bắt mẹ và vợ con của ông để uy hiếp Nguyễn Trung Trực, kêu gọi ông ra đầu hàng. Trước tình thế nguy nan, ông nộp mình với ba điều kiện.
Người mẹ già trong chốn lao tù nghe con mình bị chém đầu đã gục xuống vì thương khóc. Người trong làng đưa tiễn ông ra nơi pháp trường đều ngậm ngùi và thương tiếc, có nghĩa sĩ cũng tự vẫn ngay đúng thời khắc ông ra đi. Trước khi chết, Nguyễn Trung Trực để lại câu nói bất hủ: "Chừng nào cỏ nước Nam này hết mọc thì mới hết người Nam chống Tây".
Giáo mác và gậy gộc để chống lại bọn xâm lăng.
Anh hùng Nguyễn Trung Trực mang khí thế hào hùng của lòng yêu nước và sự dũng cảm chống lại quân xâm lăng bằng chính sự căm giận. Cùng với nhạc phim dội vang những âm thanh dậy lửa như đoàn quân tiến bước đã mang lại cho bộ phim không khí thật của lịch sử và khán giả sẽ sống lại những giây phút oai hùng đã viết nên ngày hôm nay.
Nguy cơ chìm tàu và mất mạng
Kinh phí để làm phim lịch sử luôn là những con số khổng lồ, trong đó, Anh hùng Nguyễn Trung Trực đã "nặng nhọc" ở ngay khâu kịch bản khi phải nhờ Viện bảo tàng Paris tìm tư liệu về chiến hạm Espe'rence.
Con tàu này vốn đã chìm vào quên lãng và được ê-kíp đưa ra ý tưởng khôi phục lại mang vào phim. Đóng xong con tàu, đoàn phim đã tiêu tốn hết 1,5 tỉ đồng và may mắn, tỉnh Kiên Giang hỗ trợ 1 tỉ đồng. Sau khi đóng máy, đạo diễn Phan Hoàng và ê-kíp nhất trí tặng lại con tàu Espe'rence cho Bảo tàng tỉnh.
Khó khăn và nguy hiểm hơn đoàn làm phim gặp phải là hai lần con tàu Espe'rence đứng trước nguy cơ bị chìm cùng hơn chục người.
Đạo diễn phim kể: "Tàu ra khơi đúng lúc trời nổi cơn bão nên bị chông chênh, nghiêng ngã làm một bên trụ buồm gãy. Trong lúc cả đoàn phim đang lâm nạn với nguy cơ có thể bị đắm tàu bất cứ lúc nào, may mắn Công an đường thủy của tỉnh Kiên Giang đã kịp thời cứu thoát sinh mạng của ê-kíp làm phim".
Chiến công hiển hách của Nguyễn Trung Trực.
Anh hùng Nguyễn Trung Trực (Lý Anh Tuấn thủ vai).
Vừa qua nạn này, ngay ngày hôm sau, con tàu được kéo về gần đền thờ cụ Nguyễn Trung Trực để quay, bất ngờ suýt va vào nhà hàng thủy tạ gần đó. Đôi vợ chồng ngư dân xuất hiện tình cờ và quay được đầu tàu lái sang hướng khác, nhưng khi đoàn phim đến gặp để cảm ơn, họ lại đi mất. Sau những gian khổ ê-kíp đã trải qua, đạo diễn Phan Hoàng rất trân trọng giá trị khi làm bộ phim lịch sử mang tính chân thật.
Lý Anh Tuấn casting vai phản diện lại được chọn làm anh hùng
Ban đầu, chàng diễn viên người Hà Nội bay vào TP.HCM để casting vai phản diện trong phim vì ấn tượng anh để lại cho khán giả xem đài ở những phim trước đó là những dạng người xấu. Nhưng khi trò chuyện với Phan Hoàng, đạo diễn mời anh tập thử một vai phân đoạn của nhân vật Nguyễn Trung Trực.
Phan Hoàng cho biết: "Tôi nhận thấy con người Lý Anh Tuấn toát lên tư chất của một người tốt". Thế là từ vai thứ chính, anh được vào vai chính và làm người hùng, thoát khỏi hình tượng bị đóng đinh từ trước đến nay.
Chia sẻ về vai diễn, Lý Anh Tuấn nói, anh phải đi tìm tư liệu và đọc nhiều ghi chép về người anh hùng Nam Bộ để hiểu rõ hơn về chân dung của cụ bởi hình ảnh Nguyễn Trung Trực đến nay không còn nhiều. Ở tập đầu tiên, diễn xuất của anh được mọi người khen ngợi có thần sắc ở trong đôi mắt của một người cương trực khiến bọn thực dân Pháp phải khiếp sợ.
Đạo diễn Phan Hoàng và ê-kíp làm phim mang nặng tâm huyết với dòng phim lịch sử đã cùng tạo nên Anh hùng Nguyễn Trung Trự c với hy vọng mang lại nhiều thiện cảm nơi khán giả và tạo dấu ấn với dòng phim vốn là thể loại khó ở Việt Nam. Đạo diễn chia sẻ đến tháng 4, ông và những người tâm huyết sẽ tiếp tục với phim lịch sử Bình Tây Đại nguyên soái dài 40 tập của biên kịch Phạm Thùy Nhân. Và năm 2013, Phan Hoàng sẽ làm tiếp phim về Nguyễn Hữu Cảnh.
Anh hùng Nguyễn Trung Trực dài 20 tập sau 5 tháng khởi quay sẽ chính thức lên sóng HTV9 lúc 22h00 thứ 5, 6, 7, chủ nhật hàng tuần từ 18/3.
Một số hình ảnh khác trong phim:
Đạo diễn Phan Hoàng hướng dẫn cho một diễn viên quần chúng.
Một số cảnh hậu trường.
Đạo diễn chọn bối cảnh, địa điểm quay từ Bà Rịa - Vũng Tàu, Rạch Giá - Kiên Giang.
Hướng dẫn cho người Pháp vào cảnh quay.
KIM CHI
Theo Infonet.
Trả thù cho em bị đâm chết Chặn đánh trả thù cho em, anh thanh niên này không ngờ mình lại bị thiếu niên 14 tuổi đâm chết. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thị xã Phước Long vừa bắt giữ Nguyễn Trung Trực (SN 1997, ngụ khu phố 3, phường Thác Mơ, thị xã Phước Long-Bình Phước) về tội giết người. Hiện trường vụ án mạng Trước...