Kháng thể tự miễn có thể gây ra ca bệnh COVID-19 nặng
Các nhà khoa học Mỹ phát hiện nhiều bệnh nhân COVID-19 có lượng kháng thể “lệch lạc” trong máu. Chúng tấn công chính tế bào, nội tạng và hệ miễn dịch thay vì đánh bật các virus xâm nhập.
Ảnh chụp qua kính hiển vi điện tử về virus SARS-CoV-2. Ảnh: AFP
Tờ Guardian (Anh) đưa tin các nhà khoa học tại Đại học Yale đã so sánh phản ứng miễn dịch trong bệnh nhân COVID-19 và người khỏe mạnh sau đó phát hiện có nhiều kháng thể “lạc lối” trong cơ thể người nhiễm virus SARS-CoV-2.
Nghiên cứu sâu hơn cho thấy bệnh nhân COVID-19 có kháng thể tự miễn trong máu thường rơi vào tình trạng nguy hiểm hơn. Kháng thể tự miễn là kháng thể tấn công nhầm lẫn vào các protein trong cơ thể con người và gây rối loạn.
Video đang HOT
Ông Aaron Ring tại Đại học Yale đánh giá ảnh hưởng nguy hiểm từ kháng thể tự miễn tiếp tục khiến bệnh nhân COVID-19 mắc vấn đề sức khỏe lâu dài ngay cả khi đã khỏi bệnh.
Ông Ring đã phối hợp cùng giáo sư Akiko Iwasaki tại Đại học Yale để theo dõi 194 bệnh nhân COVID-19 và nhân viên y tế. Các nhà khoa học đã chú ý đến tình trạng bệnh nhân COVID-19 “tăng mạnh phản ứng kháng thể tự miễn” so với các nhân viên y tế khỏe mạnh.
Ông Ring cũng đề cập: “Các hội chứng hậu COVID-19 có thể bắt nguồn từ kháng thể tự miễn vẫn hiện diện trong cơ thể bệnh nhân vốn đã phục hồi”.
Phát hiện mới: Tin vui cho những người sợ kim tiêm
Không ít người trong chúng ta rất sợ kim tiêm, dù đó là khi tiêm vắc xin hay hiến máu. Các nhà khoa học mới đây đã phát hiện một phương pháp giúp giảm đáng kể đau cho những người sợ kim tiêm.
Cười hay nhăn mặt khi tiêm có thể giúp giảm đau do mũi kim gây ra - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ phát hiện hành động cười hay nhăn mặt có thể giảm đến 40% cảm giác đau do kim tiêm. Họ tin rằng lợi ích của hành động cười và nhăn mặt là nhờ cơ chế giúp đánh lừa não bộ, theo Daily Mail.
Nghiên cứu đã thử tiêm nước muối cho 231 người tham gia. Dung dịch nước muối này là vô hại. Họ được chia ra làm 3 nhóm, gồm nhóm cười, nhăn mặt và nhìn thẳng mà không biểu lộ cảm xúc gì trên gương mặt khi tiêm. Sau đó, mỗi người được yêu cầu đánh giác mức độ đau do mũi tiêm gây ra theo thang điểm từ 1 đến 100.
Kết quả cho thấy những người cười khi tiêm có mức độ đau ít hơn khoảng 40% so với những người mà gương mặt không biểu lộ gì. Điều kiện để nụ cười có hiệu quả giảm đau phải là cười thật, tức môi nở nụ cười và mi mắt ở vết chân chim phải nhăn lại. Nụ cười giả vờ chỉ có môi chuyển động sẽ không giúp giảm đau.
Các nhà khoa học tin rằng nụ cười có thể giúp đánh lừa bộ não rằng chúng ta đang cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc.Tâm trạng tốt hơn ngay cả khi không có lý do gì cũng có thể giúp giảm đau khi bị tiêm.
Nếu bạn cảm thấy lo lắng hay sợ trước khi tiêm đến mức không thể cười thì hãy nhăn mặt. Hành động này cũng có hiệu quả giảm đau tương tự như cười. Điều đó là do cười và nhăn mặt cùng sử dụng các cơ mặt như nhau, nghiên cứu giải thích.
"Khi đối mặt với những chuyện đau buồn hay vui vẻ, con người có một số biểu hiện trên mặt khá giống nhau như cử động cơ mắt, nâng má và nhe răng", giáo sư Sarah Pressman, một trong những tác giả nghiên cứu tại Đại học California Irvine (Mỹ), giải thích.
"Chúng tôi nhận thấy rằng những cử động cơ mặt này có lợi ích giúp giảm bớt khó chịu và căng thẳng", ông giải thích thêm.
Cười không chỉ giúp giảm đau mà còn giảm căng thẳng. Khi bị tiêm, nhịp tim của người cười chậm hơn 7 nhịp/phút so với những người mặt không biểu hiện cảm xúc gì.
Trước đó, một nghiên cứu vào năm 2017 của Đại học Nottingham (Anh) cũng phát hiện những lợi ích của tâm trạng vui vẻ khi tiêm. Các phân tích cho thấy cơ thể những người cảm thấy vui vẻ khi tiêm phòng cúm tạo ra lượng kháng thể nhiều hơn khoảng 14%, theo Daily Mail .
6 điều rất nhiều người đang hiểu sai về bệnh tay chân miệng Tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và hầu hết các trường hợp không gây quá nhiều nguy hiểm. Thế nhưng, có nhiều điều mà rất nhiều người đang hiểu sai về bệnh tay chân miệng khiến việc phòng bệnh gặp khó khăn hơn. Bệnh Tay chân miệng (HFMD) là một bệnh truyền nhiễm phổ biến chủ yếu...