Khẳng định vai trò của phụ nữ trong tham gia gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc
Chương trình đánh giá năng lực (CEPPP) cho lực lượng chuẩn bị tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, Nhóm chuyên gia gìn giữ hòa bình Chu kỳ 4 (2021 – 2023) trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM ) do Việt Nam và Nhật Bản đồng chủ trì là cơ hội khẳng định vai trò, trách nhiệm của Việt Nam trong cơ chế hợp tác đa phương và song phương về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc trong khuôn khổ ADMM , đóng góp thiết thực vào việc nâng cao hiệu quả tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc của các quốc gia thành viên ADMM .
Các sỹ quan Đội Công binh số 1 và Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 4 lên đường thực hiện nhiệm vụ. Ảnh tư liệu: Trọng Đức/TTXVN
Đại diện phía Nhật Bản với tư cách là đồng chủ trì Nhóm chuyên gia ADMM về Gìn giữ hòa bình (PKOEWG) chu kỳ 4, bà Matsuzawa Tomoko, Giám đốc hợp tác quốc tế Khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Bộ Quốc phòng Nhật Bản, Trưởng Nhóm chuyên gia Gìn giữ hòa bình Nhật Bản đã nhấn mạnh việc hai bên thống nhất lồng ghép các quan điểm về bình đẳng giới trong quá trình lập kế hoạch CEPPP. Trong các hoạt động tại CEPPP, các nữ quân nhân hiện diện ở nhiều vị trí với vai trò nổi bật.
Theo bà Matsuzawa Tomoko, để hoàn thành mục tiêu, Việt Nam và Nhật Bản đã rất chú trọng trong quá trình lập kế hoạch CEPPP đối với hai yếu tố then chốt: Đầu tiên là đảm bảo tính thực tế bằng cách tập trung vào những thách thức gặp phải trong các hoạt động gìn giữ hòa bình hiện nay bằng cách phản ánh kinh nghiệm của các nước thành viên trong các kịch bản CEPPP; thứ hai là lồng ghép các quan điểm về bình đẳng giới.
“Tôi đặc biệt muốn nhấn mạnh thành tựu của chúng tôi trong việc phát triển vai trò của phụ nữ trong Hòa bình và An ninh (WPS). Đây là một trong những mục tiêu chính của chu kỳ hiện tại. Do tầm quan trọng ngày càng tăng của phụ nữ trong Hòa bình và An ninh trong bối cảnh gìn giữ hòa bình, cả Việt Nam và Nhật Bản đều có mối quan tâm sâu sắc đến việc thúc đẩy và nâng cao hiểu biết sâu sắc hơn về vấn đề này giữa các nước thành viên”, Trưởng Nhóm chuyên gia Gìn giữ hòa bình Nhật Bản chia sẻ.
Liên quan đến nội dung này, Nhật Bản đã thành lập Nền tảng phụ nữ trong Hòa bình và An ninh ninh và tiến hành một loạt hội thảo về vấn đề trên bằng cách mời các chuyên gia nổi tiếng từ các phái bộ thực địa cũng như Trụ sở Liên hợp quốc. Đối với CEPPP, Việt Nam và Nhật Bản đã đảm bảo đưa vào các tình huống và yếu tố thực tế liên quan đến vai trò của phụ nữ để chuẩn bị cho người tham gia diễn tập thực hiện nhiệm vụ của họ.
Video đang HOT
Trên cơ sở thực tiễn hoạt động tại phái bộ, nữ giới cho thấy vai trò ngày càng quan trọng trong hoạt động gìn giữ hòa bình, các bài giảng được xây dựng theo hướng gia tăng sự tham gia của phụ nữ trong thực hiện các nhiệm vụ. Đây cũng chính là mục tiêu mà Việt Nam và Nhật Bản đồng chủ trì diễn tập đã thống nhất bảo đảm đưa vào Chương trình khung, theo đó tối đa hóa số lượng phụ nữ tham gia CEPPP ở tất cả các vị trí từ lập kế hoạch, nhân viên hành chính, giảng viên, học viên cho đến điều hành và chỉ huy diễn tập, nhằm đạt được sự cân bằng giới.
Điều này được thể hiện rõ trong quá trình tổ chức các hoạt động của CEPPP, từ các lớp học lý thuyết đến thao trường luôn có sự xuất hiện của các nữ quân nhân mũ nồi xanh tham gia huấn luyện và diễn tập thực binh của cả ba thành phần tham gia là quan sát viên quân sự, công binh và quân y.
Các nữ quân nhân với vai trò giảng viên, không chỉ đứng lớp giảng các bài giảng lý thuyết chung về gìn giữ hòa bình, mà cả những lớp chuyên ngành sâu, nhất là quan sát viên quân sự và quân y dã chiến.
Bên cạnh đó, trên thao trường huấn luyện của lực lượng công binh do Nhật Bản chủ trì, các nữ quân nhân cũng đảm nhận nhiều vị trí khác nhau.
Tại lớp quan sát viên quân sự, nữ Trung tá Việt Nam Nguyễn Mỹ Hạnh và nữ Trung tá người Philippines Mablyn Palog Madongit đảm nhận giảng những lý thuyết tổng quan đảm nhận giảng dạy nội dung tổng quan về hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. Trung tá Nguyễn Mỹ Hạnh cho hay, chị có kinh nghiệm một năm tham gia phái bộ ở Cộng hòa Trung Phi với vai trò sĩ quan tham mưu huấn luyện. Việc được tham gia vào nhóm giảng viên quan sát viên quân sự giúp chị học hỏi được nhiều kiến thức, kỹ năng chuyên ngành quan sát viên quân sự và kinh nghiệm hữu ích cho nhiệm vụ sắp tới.
Ở lớp dành cho các quan sát viên quân sự, trong các bài giảng chuyên ngành không thể thiếu nội dung hướng dẫn kỹ năng đàm phán khi đi qua trạm kiểm soát hay xử lý các tình huống về bạo lực tình dục liên quan tới xung đột hay bảo vệ trẻ em, tiếp cận cộng đồng dân cư. Đây cũng chính là những tình huống trong thực hiện nhiệm vụ thực tiễn mà các quan sát viên quân sự thường phải đối mặt. Trong thực hành xử lý các đầu bài chiến thuật trên thao trường, chính các nữ quân nhân sẽ “vào vai” những nạn nhân của bạo lực và xung đột hoặc các nữ quan sát viên quân sự đàm phán, thương lượng, tiếp cận cộng đồng để nắm bắt tình hình…
'Phái đẹp' trong dòng chảy công nghệ số
Ngày 8/3 hàng năm là ngày cả thế giới dành để tôn vinh người phụ nữ, một phần tất yếu và thiết yếu không chỉ trong cuộc sống của mỗi gia đình, mỗi cộng đồng xã hội mà cả các cộng đồng chính trị, kinh tế và khoa học...
Trưởng Phái đoàn của Colombia phát biểu về vai trò của phụ nữ tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ ngày 7/3/2023. Ảnh: Thanh Tuấn/PV TTXVN tại New York
Google Doodle ngày 8/3/2023 là hình ảnh những người phụ nữ trong mọi vai trò, từ những lãnh đạo chính trị, các nhà thiên văn học, những người bác sĩ chăm sóc bệnh nhân, những y tá chăm sóc người già cho đến những người mẹ chăm con. Thế giới ngày càng phải công nhận vai trò to lớn của người phụ nữ, nhưng vẫn còn chặng đường dài phải vượt qua để tiến tới mục tiêu bình đẳng giới. Trong bối cảnh quá trình số hóa đang diễn ra nhanh chóng, phụ nữ đối mặt thêm rủi ro bị tụt lại phía sau, thậm chí bị lãng quên trong dòng chảy công nghệ ngày càng dồn dập.
Ngày nay, cuộc sống của mọi người dân trên thế giới đang ngày càng phụ thuộc chặt chẽ vào công nghệ, cụ thể là khả năng hội nhập về công nghệ. Những tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật số cũng mang đến vô số cơ hội để tháo gỡ những thách thức về phát triển và nhân đạo, đặc biệt trong quá trình thực hiện Các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030. Đáng tiếc là bên cạnh cơ hội thì cách mạng công nghệ cũng dẫn tới nguy cơ làm trầm trọng thêm các vấn đề bất bình đẳng giới hiện nay. Ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng bất bình đẳng giới gia tăng trong lĩnh vực này, từ những kỹ năng số hóa và cơ hội tiếp cận các công nghệ, phụ nữ đều đang bị bỏ lại. Trong thông điệp nhân Ngày quốc tế phụ nữ, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres cũng chỉ ra công nghệ có thể mở rộng con đường tiếp cận giáo dục và các cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái, nhưng cũng chính công nghệ lại cũng có nguy cơ bị sử dụng với mục đích xấu, làm gia tăng tình trạng lạm dụng và kỳ thị giới. Trước thực tế không thể phủ nhận là khoảng cách giới đã hình thành và ngày càng rõ rệt trong lĩnh vực này, LHQ chọn chủ đề "Kỹ thuật số cho tất cả mọi người: Đổi mới và công nghệ vì bình đẳng giới" làm định hướng hoạt động cho cả năm 2023.
Theo thống kê của LHQ, có đến 37% phụ nữ trên thế giới hiện không sử dụng Internet trong khi đây là mạng lưới kết nối mọi công nghệ và các cộng đồng. Số phụ nữ tiếp cận Internet thấp hơn 259 triệu người so với nam giới dù phụ nữ thực sự "là một nửa thế giới" tính về tỷ lệ dân số.
Các vấn đề như bạo lực mạng mà phụ nữ là nạn nhân chủ yếu cũng đang hình thành những rào cản tâm lý đáng kể. Theo nghiên cứu thực hiện với 51 quốc gia, có khoảng 38% người tham gia trả lời cho biết họ từng trải qua tình trạng bị ức hiếp trên mạng. Việc không thể tiếp cận Internet hay không cảm thấy an toàn khi "hòa mạng" đã, đang và sẽ cản trở năng lực phát triển các kỹ năng kỹ thuật số của người phụ nữ, cản trở tiếp cận những không gian trực tuyến đầy tiềm năng và ngày càng mở rộng, đồng nghĩa với việc phụ nữ bị tước đi rất nhiều cơ hội theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM). Trong khi đó, tính đến năm 2050, 75% việc làm trên toàn thế giới đều liên quan các lĩnh vực STEM. Mặc dù công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng nổi lên là một xu hướng của tương lai, song hiện mới chỉ có 22% các việc làm trong lĩnh vực AI do phụ nữ đảm nhận.
Một thực tế đã được chứng minh là việc thu hút phụ nữ tham gia các lĩnh vực kinh tế, công nghệ giúp mang lại những giải pháp sáng tạo và tiềm năng đột phá to lớn hơn, đặc biệt là lĩnh vực liên quan tới nhu cầu của phụ nữ và thúc đẩy bình đẳng giới. Đơn cử như lĩnh vực FemTech, chuyên về công nghệ chăm sóc sức khỏe phụ nữ, được hình thành từ một ý tưởng của người phụ nữ về một cộng đồng quy tụ các ứng dụng công nghệ tháo gỡ những vấn đề sức khỏe chỉ hoặc chủ yếu ảnh hưởng tới nữ giới. Lĩnh vực này hiện được ước tính sẽ đạt giá trị 1.000 tỷ USD vào năm 2027.
Google Doodle ngày 8/3/2023 là hình ảnh những người phụ nữ trong mọi vai trò.
Thực tế cũng chứng minh việc "bỏ quên" vai trò của phụ nữ cuối cùng mang lại những hậu quả nặng nề. Một nghiên cứu mới đây của hãng phân tích Moody's cho thấy khoảng cách tiền lương giữa nam và nữ trong lực lượng lao động đang khiến kinh tế thế giới "trả giá" khoảng 7.000 tỷ USD. Trong khi đó, theo báo cáo về bình đẳng giới của LHQ năm 2022, việc nữ giới bị loại khỏi thế giới số đã làm mất đi cơ hội tạo thêm được 1.000 tỷ USD cho GDP của các nước thu nhập thấp và trung bình trong thập niên qua. Đến năm 2025, nếu thế giới không có hành động cụ thể và người phụ nữ vẫn bị để lại bên lề dòng chảy công nghệ thì con số thiệt hại sẽ tăng lên 1.500 tỷ USD.
Định hướng hoạt động cả năm theo chủ đề bình đẳng giới trong lĩnh vực công nghệ số, LHQ kêu gọi các chính phủ, các tổ chức và viện nghiên cứu trên toàn cầu cùng quan tâm và thúc đẩy tìm hiểu về ảnh hưởng của khoảng cách giới trong lĩnh vực số hóa đối với phát triển kinh tế và thu hẹp bất bình đẳng xã hội. Bên cạnh đó, các chương trình hành động của LHQ cũng tập trung nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ các quyền của phụ nữ và trẻ em gái trong không gian kỹ thuật số và tìm cách ngăn chặn tình trạng bạo lực giới trên mạng. Trên tinh thần đó, Kỳ họp lần thứ 67 của Ủy ban Địa vị phụ nữ LHQ (CSW-67) cũng lựa chọn chủ đề ưu tiên "Sáng tạo và đột phá công nghệ, và giáo dục trong thời đại kỹ thuật số để đạt mục tiêu bình đẳng giới và trao quyền cho mọi phụ nữ và trẻ em gái".
Có thể thấy, việc hướng tới một thế giới công nghệ toàn diện, đổi mới và giáo dục số bình đẳng là nhu cầu cấp thiết vì một tương lai bền vững. Trong khi đó, một cách tiếp cận có tính đến yếu tố bình đẳng giới trong các lĩnh vực sáng tạo, công nghệ và giáo dục kỹ thuật số cũng là điều cần thiết để có thể giúp tăng nhận thức của phụ nữ và trẻ em gái liên quan quyền của chính mình. Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres nhấn mạnh khi phụ nữ ít được tham gia vào việc phát triển công nghệ mới thì tình trạng phân biệt đối xử có thể trở lại như ban đầu và đó là lý do thế giới phải thu hẹp khoảng cách về kỹ thuật số và tăng cường sự hiện diện của "phái đẹp" trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
Liên hợp quốc kêu gọi thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào kiến tạo hòa bình Cộng đồng quốc tế cần tăng cường nỗ lực thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào ngăn chặn xung đột và kiến tạo hòa bình. Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc Amina Mohammed. Ảnh tư liệu: Hữu Thanh/TTXVN Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Amina Mohammed ngày 20/10 đã đưa ra kêu gọi trên trong cuộc thảo luận...