Kháng cáo đòi tiền trong vụ án liên quan đến sai phạm tại Ngân hàng DAB
Trước khi diễn ra phiên tòa phúc thẩm, bà Nguyễn Thị Kim Xuyến (cựu Phó TGĐ DAB) rút đơn kháng cáo nên HĐXX cấp phúc thẩm đã đình chỉ xét xử đối với bà Xuyến.
Ngày 12/6, TAND Cấp cao tại Hà Nội đưa vụ án Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan ngân hàng xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đông Á- DAB ra xét xử phúc thẩm.
Phiên tòa được mở để xem xét kháng cáo kêu oan của ông Trần Đạo Vũ (cựu Phó TGĐ DAB, kiêm giám đốc chi nhánh Hà Nội), Lương Ngọc Quý (cựu Giám đốc DAB, Chi nhánh Hà Nội).
Bị cáo Phan Thúy Mai (cựu Giám đốc Công ty Đầu tư và Du lịch An Phát), Nguyễn Thị Kim Đường (cựu Phó Giám đốc DAB, Chi nhánh Hà Nội) kháng cáo xin giảm nhẹ tội.
Liên quan đến vụ án, Ngân hàng DAB kháng cáo toàn bộ nội dung liên quan đến DAB, đề nghị HĐXX cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho DAB theo hướng sửa bản án sơ thẩm, chấp nhận toàn bộ yêu cầu của DAB gồm: Buộc Công ty An Phát có nghĩa vụ thanh toán cho DAB toàn bộ nợ gốc và lãi phát sinh theo các hợp đồng tín dụng là hơn 431 tỷ đồng; Buộc Công ty Tràng An cùng Công ty An Phát thanh toán khoản nợ hơn 46 tỷ đồng.
Trước khi diễn ra phiên tòa phúc thẩm, bà Nguyễn Thị Kim Xuyến (cựu Phó TGĐ DAB) rút đơn kháng cáo nên HĐXX cấp phúc thẩm đã đình chỉ xét xử đối với bà Xuyến.
Tại tòa, các luật sư đề nghị triệu tập Văn phòng công chứng số 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Văn phòng công chứng Nguyễn Tú tại Hà Nội, đề nghị triệu tập Công ty Tràng An.
Trong đó, Công ty Tràng An được HĐXX cấp phúc thẩm triệu tập với tư cách người liên quan nhưng vắng mặt. Hai văn phòng công chứng không có trong trong danh sách triệu tập của Tòa án.
Đại diện VKS cho rằng, vụ án có nhiều bị cáo, bên liên quan kháng cáo. Luật sư đề nghị triệu tập thêm bên có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, bên cạnh đó phía DAB có kháng cáo bổ sung nên VKS đề nghị hoãn tòa để triệu tập thêm bên liên quan.
Sau khi xem xét, HĐXX cấp phúc thẩm đã quyết định hoãn tòa để triệu tập bên liên quan vào ngày khác.
Trước đó, hồi tháng 6/2022, TAND TP Hà Nội tuyên phạt ông Trần Phương Bình (cựu TGĐ Ngân hàng Đông Á- DAB) mức án 10 năm tù vì tội Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng. Tổng hợp chung với hai bản án trước, ông Trần Phương Bình phải thi hành án tù chung thân.
Video đang HOT
Cùng tội danh, bà Nguyễn Thị Kim Xuyến (cựu Phó TGĐ DAB) nhận 11 năm tù. Tổng hợp với bản án cũ, bà Xuyến phải thi hành mức án 30 năm tù (mức án tối đa của hình phạt tù có thời hạn).
Các bị cáo Trần Đạo Vũ (cựu Phó TGĐ DAB, kiêm giám đốc chi nhánh Hà Nội), Phan Thúy Mai (cựu Giám đốc Công ty Đầu tư và Du lịch An Phát), Nguyễn Thị Kim Đường (cựu Phó Giám đốc DAB, Chi nhánh Hà Nội) và Lương Ngọc Quý (cựu Giám đốc DAB, Chi nhánh Hà Nội) cùng nhận án 5 năm tù.
Về dân sự, HĐXX cấp sơ thẩm buộc bà Phan Thúy Mai phải bồi thường gần 76 tỷ đồng cho DAB; Công ty An Phát phải bồi thường 108 tỷ đồng cho DAB. Ngoài ra, 124 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tang vật vụ án được tuyên trả lại cho Công ty An Phát, song tiếp tục được tạm giữ để đảm bảo thi hành cho khoản tiền 108 tỷ đồng mà công ty này buộc phải bồi thường cho DAB.
Theo bản án sơ thẩm, từ 2007- 2014, một số cán bộ, lãnh đạo Ngân hàng TMCP Đông Á đã có hành vi vi phạm quy định trong việc xét duyệt hồ sơ tín dụng cho Công ty An Phát, Công ty TNHH Star Hair, Công ty CP Đầu tư xây dựng và Thương mại Tràng An vay tiền với số tiền đặc biệt lớn, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho Ngân hàng DAB.
Bà Phan Thúy Mai, Giám đốc Công ty An Phát đã lợi dụng mối quan hệ thân thiết với TGĐ Ngân hàng DAB Trần Phương Bình và Phó TGĐ Nguyễn Thị Kim Xuyến (sở hữu 5% cổ phần tại Công ty An Phát), vận động để ông Bình, bà Xuyến chỉ đạo Chi nhánh DAB giải ngân, làm hồ sơ nhanh chóng, bỏ qua các quy trình thẩm định, không thực hiện đúng các thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo, để công ty An Phát được giải ngân các khoản tín dụng lớn.
Cáo buộc cho rằng, hành vi của các bị cáo đã gây thiệt hại cho Ngân hàng Đông Á hơn 184 tỷ đồng.
Vụ AIC: Đề nghị giảm án một số người và bác kháng cáo của Hoàng Thị Thúy Nga
Viện kiểm sát đánh giá bị cáo Hoàng Thị Thúy Nga - cựu phó tổng giám đốc AIC - có vai trò đồng phạm giúp sức tích cực nhất cho bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn trong vụ án thông thầu tại Đồng Nai, nên đề nghị bác toàn bộ kháng cáo.
Hoàng Thị Thúy Nga - cựu phó tổng giám đốc Công ty AIC - tại phiên tòa - Ảnh: DANH TRỌNG
Ngày 23-5, phiên tòa phúc thẩm xem xét kháng cáo của sáu người trong vụ án thông thầu, "thổi giá" thiết bị y tế xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai, Công ty CP Tiến Bộ Quốc Tế (AIC) kết thúc phần xét hỏi, chuyển sang tranh tụng.
Hoàng Thị Thúy Nga giúp sức tích cực nhất cho bà Nhàn AIC
Sau một ngày xét hỏi, đại diện viện kiểm sát giữ quyền công tố tại tòa nêu quan điểm luận tội. Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội đề nghị giảm từ 30 - 36 tháng tù cho bị cáo Phan Huy Anh Vũ - cựu giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai - về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Tại cấp sơ thẩm, ông Vũ đã được tòa án áp dụng các tình tiết giảm nhẹ như thành khẩn khai báo, ăn năn hối lỗi, tích cực hợp tác với cơ quan điều tra, có nhiều thành tích...
Tuy nhiên ông Vũ phải chịu tình tiết tăng nặng là phạm tội 2 lần trở lên. Đại diện viện kiểm sát đánh giá ông Vũ đã tích cực tác động gia đình khắc phục hậu quả 500 triệu đồng, được Sở Y tế Đồng Nai có đơn xin giảm nhẹ hình phạt nên có cơ sở giảm nhẹ tội tại phiên tòa phúc thẩm.
Tại bản án sơ thẩm, ông Vũ bị tuyên 19 năm tù về hai tội nhận hối lộ và vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Cựu giám đốc Sở Y tế Đồng Nai Phan Huy Anh Vũ tại phiên tòa - Ảnh: DANH TRỌNG
Viện kiểm sát đề nghị bác toàn bộ kháng cáo đối với Hoàng Thị Thúy Nga - cựu phó tổng giám đốc AIC.
Nga từng là "cánh tay phải" của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn trong quá trình phát triển "đế chế" AIC thâu tóm các gói thầu tại nhiều tỉnh thành.
Sau này bà Nga tách khỏi bà Nhàn và lập "đế chế" riêng, làm chủ tịch hội đồng sáng lập NSJ Group. NSJ cũng hoạt động trong lĩnh vực gần giống AIC, cung cấp thiết bị y tế, thiết bị giáo dục... cho nhiều tỉnh thành.
Ngoài vụ án này, bà Nga còn bị điều tra trong nhiều vụ án khác cũng với các sai phạm liên quan đấu thầu.
Tại phiên tòa phúc thẩm, bà Nga nhận tội nhưng cho rằng mình không phải là người chủ mưu, hành vi phạm tội không có tổ chức, việc quy trách nhiệm cho "bị cáo như bản án sơ thẩm là quá lớn".
Bà Nga cho rằng mình chỉ là người làm công ăn lương, không được hưởng lợi nên đề nghị tòa phúc thẩm đánh giá lại vai trò. Bà Nga cũng kiến nghị cấp phúc thẩm xem xét lại phần dân sự.
Tuy nhiên, viện kiểm sát nhận định bà Nga đứng đầu một ban quan trọng tại AIC, phạm tội với vai trò là đồng phạm giúp sức tích cực nhất cho bà Nhàn.
Bà Nga bị xác định nhiều lần cùng Nguyễn Thị Thanh Nhàn tiếp xúc quan chức Đồng Nai đặt vấn đề tạo điều kiện cho AIC tham gia trúng thầu trái pháp luật.
Bà Nga còn chỉ đạo nhân viên dưới quyền thông đồng, cấu kết với chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn tạo điều kiện cho Công ty AIC trúng 16 gói thầu của dự án gây thiệt hại hơn 148 tỉ, viện kiểm sát đánh giá về hành vi thông thầu của Hoàng Thị Thúy Nga và đề nghị bác toàn bộ kháng cáo.
Khi thực hiện dự án, bà Nga còn đi cùng bà Nhàn gặp quan chức Đồng Nai để đặt vấn đề cho AIC trúng thầu, việc này bị đánh giá là trái quy định pháp luật.
Nhiều người được đề nghị giảm án
Đối với các bị cáo còn lại, viện kiểm sát nêu quan điểm luận tội, đề nghị giảm án cho nhiều người. Trong đó, bà Lê Thị Hương (phó ban kế toán AIC) và ông Huỳnh Tuấn Anh (giám đốc Công ty TNHH Tạ Thiên Ân) được đề nghị chuyển từ tù giam sang cho hưởng án treo. Tại phiên tòa sơ thẩm, Hương bị tuyên 3 năm tù, Tuấn Anh bị tuyên 30 tháng tù.
Viện kiểm sát cũng đề nghị giảm án phạt tù cho ông Vũ Quang Ngọc (cựu phó giám đốc Công ty Mediconsult) và Lê Chí Tuân (trưởng nhóm hồ sơ Ban quản lý dự án 1 Công ty AIC). Tại phiên tòa sơ thẩm, Ngọc bị tuyên 3 năm 6 tháng tù, Tuân bị tuyên 3 năm tù.
Đại diện viện kiểm sát tại phiên tòa phúc thẩm vụ AIC - Ảnh: GIANG LONG
Về dân sự, Công ty AIC được xác định là bị đơn dân sự, kháng cáo xin được nộp toàn bộ hậu quả của vụ án là 15 tỉ đồng.
Theo quan điểm của viện kiểm sát, dù Công ty AIC tự nguyện bồi thường nhưng đơn vị này không còn tài sản đảm bảo để thi hành án. Vì vậy, bản án sơ thẩm chỉ chấp nhận một phần yêu cầu của Công ty AIC, buộc công ty này bồi thường 15 tỉ đồng là hợp lý.
Viện kiểm sát cho rằng cựu chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn là chủ mưu, cầm đầu nên bản án sơ thẩm buộc bà Nhàn phải bồi thường hơn 103 tỉ đồng và hai cựu phó tổng AIC Trần Mạnh Hà, Hoàng Thị Thúy Nga mỗi người bồi thường 15 tỉ đồng là hợp lý.
Trước đó, trong ngày xét xử đầu tiên, hội đồng xét xử đưa ra quan điểm không chấp nhận luật sư kháng cáo thay cựu chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn và 7 người đang bỏ trốn.
Vụ 'Mua nhà 58 tỉ, bán lại 28 tỉ siêu tốc': Ông Nguyễn Văn Quyện kháng cáo Vợ chồng ông Quyện đã gia hạn cho Trường đến ngày 30-11-2014, nếu đến ngày này mà Trường vẫn chưa thanh toán 47 tỉ còn lại thì hợp đồng sẽ bị hủy bỏ và Trường mất 11 tỉ, tuy nhiên Trường vẫn không thực hiện. Ngày 2-5, người đại diện theo ủy quyền của ông Nguyễn Văn Quyện (nguyên đơn trong vụ án...