Khẩn trương khôi phụcsản xuất sau ‘lũ chồng lũ’ tại Quảng Bình

Theo dõi VGT trên

Trong hai đợt mưa lũ liên tiếp, đặc biệt đợt mưa lũ lịch sử từ ngày 16-22/10 vừa qua đã gây thiệt hại nghiêm trọng trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Bình, nhất là tại huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, các địa phương lưu vực sông Gianh, sông Son…

Đã gần 2 tháng trôi qua sau trận lũ lịch sử xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, nhưng đến nay những ảnh hưởng và thiệt hại của thiên tai chưa thể khắc phục xong, cuộc sống người dân vẫn còn bộn bề khó khăn. Vượt lên hoàn cảnh, người dân Quảng Bình đang nỗ lực, cố gắng gượng dậy sau bão lũ, tích cực lao động, nhất là trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp để nhanh chống tái thiết cuộc sống.

Khẩn trương khôi phục sản xuất sau lũ chồng lũ tại Quảng Bình - Hình 1
Nông dân huyện Quảng Trạch tích cực cải tạo ruộng đồng, xuống giống lúa vụ đông-xuân. Ảnh: baoquangbinh.vn

Tái sản xuất sau mưa lũ

Những ngày giữa tháng 12, về xã Quảng Lộc – một trong những địa phương bị ngập lụt sâu và ảnh hưởng nặng nề của trận mưa lũ vừa qua của thị xã Ba Đồn trời đã nắng ấm. Trên khắp ngõ xóm, cánh đồng, người dân hăng say ra đồng, tích cực cải tạo ruộng đất, cày ải và xuống giống.

Vợ chồng ông Phạm Quang Đạo ở thôn Phù Trịch, xã Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình ra đồng từ sớm để làm đất, chăm sóc diện tích rau màu, cây trồng vừa mới gieo. Ông Đạo chia sẻ: “Năm nay, nhà nào cũng bị thiệt hại lớn do mưa lũ. Giờ trời nắng đẹp, khô ráo nên gia đình tôi và bà con nông dân địa phương đang khẩn trương cải tạo đất, vét kênh mương thủy lợi,chú trọng đẩy nhanh việc trồng các giống rau màu như: ớt, khoai lang, đậu, cải, mồng tơi, tỏi…để nhanh cho thu hoạch”.

Ông Đạo cho biết thêm, gia đình ông cũng tích cực tưới tiêu, làm cỏ, chăm sóc vườn dừa xiêm gần 80 cây đang quá trình phát triển. Ngoài ra, tận dụng quỹ đất tại vườn dừa, vợ chồng ông Đạo cũng tranh thủ trồng xen canh các loại cây trồng và rau màu để cải thiện sản xuất, ổn định thu nhập.

Theo người dân địa phương, thông qua sự hỗ trợ về một phần kinh phí, nguồn giống từ chính quyền và các nguồn ủng hộ khác đã tiếp động lực cho bà con nông dân quyết tâm phấn đấu phủ kín diện tích rau màu vụ đông và đẩy nhanh tiến độ gieo trồng, tăng gia sản xuất, phục hồi đời sống sau bão lũ.

Ông Phạm Chí Thanh, Bí thư Đảng ủy xã Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình cho hay, sau mưa lũ, toàn bộ 13 ha diện tích trồng rau màu của xã Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn bị thiệt hại hòan toàn. Để sớm khôi phục, ngay từ đầu vụ Đông – Xuân, chính quyền địa phương đã chỉ đạo bà con mở rộng diện tích rau, củ, quả ở vùng tập trung và vườn nhà. Trong kế hoạch, vụ Đông Xuân năm nay, xã Quảng Lộc sẽ phấn đầu hoàn thành việc gieo cấy trên 254 ha lúa, hơn 8 ha rau và 3,1 ha trồng ớt.

Hiện chính quyền địa phương cũng tích cực chỉ đạo, đôn đốc các thôn, xóm và người dân hăng hái lao động sản xuất, triển khai thực hiện các công đoạn cần thiết để tái sản xuất. Theo đó, chú trọng làm vệ sinh môi trường, chuồng trại chăn nuôi, khử khuẩn môi trường, nạo vét kênh mương nội đồng, diệt chuột, cày ải ruộng đất, chuẩn bị cây con giống đảm bảo nguồn gốc, chất lượng và năng suất, góp phần đảm bảo một vụ mùa thắng lợi.

Tại địa bàn huyện miền núi Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, người dân cũng đang nỗ lực tái sản xuất sau mưa lũ. Trên đồng ruộng, khung cảnh lao động của người dân đã nhộn nhịp, rộn rã hơn. Gia đình bà Hoàng Thị Liên ở thôn Trung Đình, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa có 6 sào ruộng, 7 sào trồng ngô, bắp và rau màu. Đây là nguồn thu và sinh kế chủ yếu của cả gia đình bà Liên. Tuy nhiên, qua các đợt mưa lũ tháng 10 vừa qua, đất ruộng của bà Liên bị bồi lấp không thể sản xuất được.

“Để tiến hành sản xuất vụ mới điều bà con chúng tôi rất cần là nguồn giống cũng như kinh phí để trang trải, chi phí việc thuê nhân công, phân bón và các sinh hoạt khác. Thời gian qua, chính quyền các cấp và các nhà hảo tâm đã luôn đồng hành, chia sẻ với người dân vùng lũ chúng tôi cả về vật chất lẫn tinh thần nên bà con rất phấn khởi. Mong rằng, thời gian tới đây, Đảng và Nhà nước tiếp tục quan tâm hỗ trợ chúng tôi để sớm vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất”, bà Hoàng Thị Liên bộc bạch.

Video đang HOT

Anh Lê Đức Hà, ở xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình chia sẻ, trang trại của gia đình tôi có diện tích khoảng 30 ha, chủ yếu nuôi cá, vịt, trồng lúa… Nhưng trận lũ vừa qua toàn bộ trang trại đều bị ảnh hưởng nặng với tổng thiệt hại gần 300 triệu đồng. Sau lũ, phải mất từ 2 -3 năm nữa mới có thể khôi phục lại được.

Trước mắt, trang trại có kế hoạch tái đàn khoảng 2000 vịt và trên 1 tấn cá giống chăn nuôi. Để làm được điều đó, ngoài sự nỗ lực của bản thân, gia đình, phải tiếp tục vay mượn thêm từ phía ngân hàng để tái sản xuất.

Hỗ trợ, sẻ chia với nông dân

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình, trong hai đợt mưa lũ liên tiếp, đặc biệt đợt mưa lũ lịch sử từ ngày 16-22/10 vừa qua đã gây thiệt hại nghiêm trọng trên địa bàn toàn tỉnh, nhất là địa bàn huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, các địa phương lưu vực sông Gianh, sông Son…

Lũ chồng lũ, bão chồng lũ đã làm đảo lộn toàn bộ đời sống của người dân và ảnh hưởng nặng nề trên mọi lĩnh vực, nhất là trên lĩnh vực nông nghiệp. Trận mưa lũ lịch sử đã khiến gần 6.800 ha hoa màu, cây trồng của bà con nông dân Quảng Bình bị hư hại; hơn 41.200 tấn hạt giống bị hư hỏng, cuốn trôi; hơn 975.000 con gia súc, gia cầm bị nước lũ cuốn trôi và chết. Ngoài ra, nhiều diện tích nuôi trồng thủy sản, lòng bè và phương tiện khai thác thủy hải sản bị thiệt hại nặng nề…

Để hỗ trợ, sẻ chia với bà con nông dân sau mưa lũ, ngành nông nghiệp Quảng Bình cũng khẩn trương triển khai các công tác cứu trợ khẩn cấp sau mưa lũ. Đặc biệt, qua các nguồn hỗ trợ từ Trung ương và các đơn vị, tổ chức, cá nhân hảo tâm, ngành đã tiếp nhận và phân bổ về cho các địa phương và nhân dân trong tỉnh.

Trong chăn nuôi, ngành nông nghiệp Quảng Bình đã tiếp nhận và phân bổ 275.000 con gà và vịt; 75.000 kg thức ăn hỗn hợp và các loại vắc xin Newcastle, Gumboro, vắc xin lở mồm long móng, dịch tả lợn, tụ huyết trùng trâu bò, Benkocid, Clorin, thuốc sát trùng Antirus và BioGrowth… Trong lĩnh vực trồng trọt, ngành nông nghiệp của tỉnh cũng phân bổ 2 tấn lúa, 5 tấn ngô và 4,2 tấn rau. Hiện đơn vị tiếp tục tiếp nhận và lên kế hoạch phân bổ về các địa phương 640 tấn lúa; 120 tấn ngô và 10 tấn rau từ nguồn hỗ trợ của Trung ương.

Ông Trần Đình Hiệp, Trưởng Phòng Khoa học Công nghệ – Môi trường và Hợp tác quốc tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Bình cho biết: bà con nông dân cần tiếp tục xử lý đồng ruộng, cải tạo môi trường, sửa chữa chuồng trại; cày ải và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai sản xuất vụ Đông Xuân. Qua kiểm tra thực tế đến nay bà con nông dân đã triển khai và từng bước khôi phục sản xuất trên lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt…. Đồng thời, bà con nông dân cũng đã sử dụng hiệu quả nguồn giống rau, con đã được hỗ trợ; công tác chuẩn bị sản xuất cũng được tích cực triển khai thực hiện.

Ngoài ra, để đảm bảo vụ mùa bội thu và tái thiết cuộc sống cho bà con sau lũ, trong quá trình sản xuất, ngành cũng chú trọng cử cán bộ chuyên môn phụ trách về cơ sở, hướng dẫn và hỗ trợ bà con nông dân.

Bên cạnh đó, quan tâm chỉ đạo các địa phương, đơn vị hướng dẫn bà con triển khai xuống giống, đảm bảo cơ cấu cây trồng theo đúng kế hoạch, sử dụng giống lúa chất lượng nâng cao mang lại hiệu quả sản xuất; mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; phát triển trang trại trên quy mô công nghiệp, thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng trừ dịch bệnh…

Hy vọng với sự nỗ lực của chính quyền địa phương, ngành nông nghiệp và sự cố gắng vượt lên khó khăn của người dân, vụ Đông Xuân năm nay sẽ đạt kết quả khả quan, khó khăn cũng sớm qua đi và cuộc sống nhân dân sẽ sớm ổn định.

Chuyện những người "đếm mưa, đo nước"

Mỗi khi bão lũ tràn về, cán bộ Trạm Thủy văn Sơn Diệm (xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) lại lao ra sông "đếm mưa, đo nước".

Chuyện những người đếm mưa, đo nước - Hình 1

Chị Lê Thị Hà trạm trưởng Trạm Thủy văn Sơn Diệm kể lại trận lũ lịch sử năm 2002

Thầm lặng cống hiến

Chia sẻ với PV, chị Lê Thị Hà, Trạm trưởng Trạm Thủy văn Sơn Diệm tếu táo: "Trạm hiện có 4 người, 2 nam 2 nữ. Người ở gần nhất là tôi, ngay trên địa bàn xã Quang Diệm, người xa nhất ở Thanh Hóa. Người công tác lâu nhất cũng là tôi - đã 23 năm, người mới nhất cũng đã 11 tháng. Ba người đã có gia đình, còn mỗi o em út Linh Chi đang... ế".

Nói về công việc, chị Hà cho biết: Người làm thủy văn có một quy tắc bất di bất dịch là 1 - 7 - 13 - 19. Đó chính là thời gian quan trắc trong một ngày của một trạm thủy văn cấp 1 như Sơn Diệm.

Bất kể ngày nào, đúng chính xác các giờ trên, không hơn cũng không kém, các nhân viên của trạm phải thực hiện các quan trắc như: Đo mực nước, nhiệt độ nước, nhiệt độ không khí, lượng mưa, phù sa... Tất cả đều được thực hiện ngoài trời, trên sông nước và bằng các dụng cụ thủ công chuyên biệt.

Đó là những ngày nắng ráo, còn ngày mưa lũ thì công việc của cán bộ thủy văn cực hơn rất nhiều. Cứ một tiếng đồng hồ, thậm chí là 30 phút lại phải ra sông để thực hiện quan trắc một lần.

Ngoài đo đạc, quan trắc, mọi người còn phải ghi, nhập số liệu, tính toán các con số chính xác về tình hình lũ trên sông để nhanh chóng gửi về Đài Khí tượng thủy văn Bắc Trung bộ. Đồng thời, gửi cho Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hà Tĩnh, chính quyền địa phương và các ngành chức năng đóng trên địa bàn để triển khai các phương án phòng, chống lũ kịp thời.

Theo nữ trạm trưởng có 23 năm hành nghề "bắt mạch" ông trời, lúc ra sông quan trắc, các thao tác của quan trắc viên phải thật chính xác nhưng đòi phải thật nhanh.

"Trong tất cả các quan trắc thì khó nhất là đo tốc độ dòng chảy để tính lưu lượng nước. Bình thường thì dưới 15 ngày đo 1 lần, nhưng những ngày mưa lũ thì theo biên độ của mực nước để đo liên tục.

Sông Ngàn Phố có độ dốc lớn, lũ lên nhanh xuống nhanh, nước lũ thường cuốn theo bùn đất, rác, xác cây... nên chèo xuồng giữa sông để quan trắc rất nguy hiểm, có thể đánh đổi cả tính mạng", chị Hà chia sẻ.

Thêm vào câu chuyện, anh Nguyễn Đình Tuấn, quan trắc viên phù sa cho hay: "Công việc hàng ngày cứ lặp đi lặp lại y chang, nếu không kiên trì thì không thể bám trụ được. Còn tỉ mỉ và quyết đoán là để xác định, bố trí điểm đo phù hợp để cho số liệu chính xác nhất".

Người ngoài hầu hết đều cho rằng, nghề thủy văn chỉ quan trọng lúc mưa lũ nhưng ít ai biết rằng những số liệu chị Hà, anh Tuấn quan trắc hôm nay được lưu trữ và sử dụng cho tận 20 - 30 năm sau.

Đó là cơ sở khoa học để các cấp chính quyền, ngành chức năng căn cứ, đánh giá trước khi quyết định xây dựng các công trình như hạ tầng, thủy lợi, bố trí các khu dân cư...

Rình rập rủi ro

Chuyện những người đếm mưa, đo nước - Hình 2

Tính mạng của những cán bộ Trạm Thủy văn Sơn Diệm chỉ được "treo" bằng sợi cáp bắc qua sông

Sông Ngàn Phố bắt nguồn từ hàng trăm khe suối nhỏ trên dãy Giăng Màn ở độ cao 700m, vùng biên giới Việt - Lào. Sông có chiều dài 72km, với diện tích lưu vực, hứng nước trên 1.100km2. Những ngày thường, nước sông trong xanh, hiền hòa nhưng ngày lũ lại trở nên đặc biệt hung bạo.

Trong 23 năm trở lại đây, cán bộ Trạm Thủy văn Sơn Diệm đã từng đo được tốc độ dòng chảy của nước lũ qua trạm lên đến 260m/s. Chưa kể, nước sông ngày lũ còn kéo theo vô số đất đá, rác, cây cối...

Vậy mà, con thuyền chở cán bộ trạm ra sông quan trắc chỉ được neo bằng một sợi cáp nhỏ và được chống bằng cây tre già chặt bên kia bãi bồi.

Dù đã 18 năm trôi qua, nhưng trạm trưởng Lê Thị Hà vẫn nhớ như in trận lũ lịch sử ngày 20/9/2002. Nước lũ từ thượng nguồn tràn về ầm ầm như thác đổ, nước tràn qua QL8, ngập gần nửa phòng làm việc.

Những khúc gỗ khổng lồ theo nước lao như những chiếc búa tạ đang chực phá nát trụ sở làm việc. Lúc bấy giờ chưa có gác 2, cán bộ trạm phải căng bạt làm lán trên trần nhà để chuyển toàn bộ hồ sơ, sổ sách lên trên rồi tiếp tục làm việc.

"Cứ 30 phút một lần, tôi cùng 3 anh em chèo thuyền ra sông thực hiện các quan trắc. Giữa dòng nước chảy ầm ầm, hàng ngàn khúc gỗ như từng đàn trâu mộng theo nước lao vào mạn thuyền.

Con thuyền nhỏ bé cứ chòng chành, chống đỡ hết đợt này đến đợt khác, mãi một lúc lâu mới qua được bờ bên kia. Cả nhóm lại nín thở quay về, mới được nửa đường thì một con sóng lớn chồm lên, con thuyền chao đảo, nước vào nửa phần. Tôi chỉ biết hét lên rồi ôm chầm lấy anh Nguyễn Ngọc Trường (đã nghỉ hưu).

Lúc lên bờ mới biết mình còn sống và nghe các anh kể lại lúc đó may sao con thuyền tự cân bằng lại nên mọi người không sao", chị Hà kể lại.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Xe cứu thương bốc cháy dữ dội tại sảnh phòng cấp cứu bệnh viện
14:27:49 15/11/2024
Phạt nặng 2 phòng khám ở TPHCM hù dọa để "moi tiền" thai phụ trên bàn mổ
13:28:59 14/11/2024
Một phụ nữ tử vong sau khi tiểu phẫu, tiêm thuốc tại nhà trọ ở TP.Thủ Đức
22:33:22 14/11/2024
Công an xác minh tin "người chết trong bể nước khu công nghiệp"
12:34:57 15/11/2024
Xuất hiện đợt triều cường mới ở ven biển Đông Nam Bộ
12:41:00 14/11/2024
Hà Nội: Cháy lớn kèm tiếng nổ tại huyện Đông Anh, cột khói cuồn cuộn
10:05:15 15/11/2024
Tai nạn trên cao tốc, xe container cháy rụi cabin, một người nhập viện
10:07:01 15/11/2024
Bình Dương: Tài xế có nồng độ cồn rất cao gây tai nạn liên hoàn, 1 người tử vong
10:03:18 15/11/2024

Tin đang nóng

Vụ nam TikToker thuê trọ ở phòng từng có người tự tử để livestream: Một sao Việt bức xúc lên tiếng
20:26:04 15/11/2024
Em trai An Tây viết dòng trạng thái đầy xót xa, cầu cứu cộng đồng mạng sau khi chị gái bị bắt
22:08:24 15/11/2024
Sao nam bị vợ tố nghiện mua dâm lâm đường cùng, phải vội vàng bán nhà 69 tỷ?
23:30:13 15/11/2024
Phim 18+ gây sốc tột độ vì cảnh nóng bỏng mắt, nam chính U50 vẫn trẻ đẹp khiến netizen mê mẩn
21:27:10 15/11/2024
Lời xin lỗi muộn màng của Chi Dân, An Tây
22:15:13 15/11/2024
Đi họp lớp, người bạn giàu tranh thanh toán hoá đơn 200 triệu: Về đến nhà, mở nhóm chat thì chết sững vì 1 cảnh tượng
21:09:35 15/11/2024
Đang livestream gà ủ muối, Hằng Du Mục liên tục giục Nhất Dương đến vì 1 lý do đặc biệt
21:00:00 15/11/2024
Hồng Đăng hội ngộ Hồng Diễm sau nhiều năm
23:25:26 15/11/2024

Tin mới nhất

Vụ bé gái 7 tuổi tử vong tại bệnh viện: Bố của nạn nhân nói gì?

05:11:20 16/11/2024
Đến khoảng 15 sau, gia đình mới thấy một người đi ra từ phòng hành chính, không đeo bảng tên tiến đến nhưng không cấp cứu cho cháu mà chỉ khóa và rút dịch ra ngoài.

Thanh Hóa: Bệnh nhân tử vong bất thường tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức Thành

17:58:17 15/11/2024
Đến 12 giờ 27 phút ngày 14-11, bệnh nhi xuất hiện tình trạng tức ngực, khó thở. Mặc dù bệnh viện nhanh chóng xử lý cấp cứu, tuy nhiên bệnh nhi đã không qua khỏi.

Bão Usagi tiến đến gần biển Đông, giật cấp 13

14:23:52 15/11/2024
Hồi 10h ngày 18/11, bão di chuyển theo hướng Đông Bắc, tốc độ 5-10km/h và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới; Tọa độ 24,1N-123,7E, trên vùng biển phía Đông Đài Loan; Gió cấp 6, giật cấp 8.

Điều tra chiếc ô tô cháy trơ khung ở đèo Con Ó

12:25:40 15/11/2024
Người tham gia giao di chuyển đến khu vực đèo Con Ó (Lâm Đồng), phát hiện ô tô con hiệu Huyndai cháy trơ khung nên trình báo công an.

Voọc bất ngờ lao xuống phố tấn công người đi đường

12:23:29 15/11/2024
Một cá thể voọc đã tấn công người đi đường ở thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch (Quảng Bình). Lực lượng chức năng đang triển khai phương án đưa cá thể voọc trở lại rừng.

Bão Usagi khả năng vào Biển Đông hôm nay, trở thành bão số 9

12:18:50 15/11/2024
Bão Usagi sẽ vượt qua đảo Lu Dông (Philippines) vào Biển Đông, nhưng sau đó quay ngược ra, ít có khả năng ảnh hưởng tới đất liền nước ta.

Mua pháo về nhà tự chế, nam thanh niên 27 tuổi tử vong

05:55:54 15/11/2024
Theo chính quyền địa phương, N.T.A. (27 tuổi, ở TP Hà Giang) mua pháo về nhà tự chế, bất ngờ pháo phát nổ khiến nam thanh niên tử vong.

Bão Toraji chưa tan, bão Usagi đã ngấp nghé Biển Đông

20:06:54 14/11/2024
Trong khi bão số 8 (Toraji) mạnh cấp 8, giật cấp 10 đang hoạt động trên vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc Biển Đông thì một cơn bão khác có tên quốc tế Usagi đang tiến sát Biển Đông.

Nỗi lo lũ quét của thầy trò trường vùng cao Nghệ An

11:35:17 14/11/2024
Được biết, vấn đề này trước đây cũng được UBND xã Lượng Minh khảo sát nhưng do địa phương còn nghèo, không đủ nguồn lực nên xã đang đề xuất sự hỗ trợ của cấp trên cũng như các nhà hảo tâm trong việc chuyển trường.

Gia Lai: Nước đã rút, thôn Mơ Nang 2 hết bị cô lập

11:32:54 14/11/2024
Sáng ngày 14-11, ông Lê Hữu Hưng, Chủ tịch UBND xã Kim Tân (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) cho biết, người dân thôn Mơ Nang 2 (xã Kim Tân) đã hết bị cô lập.

Tàu SE7 trật bánh khi qua Hà Tĩnh

11:25:13 14/11/2024
Sự cố không gây thương vong về người nhưng khiến đường sắt Bắc - Nam qua Hà Tĩnh bị ách tắc. Hành khách trên tàu SE7 sau đó được hỗ trợ di chuyển bằng ô tô về khu vực ga Chu Lễ.

Điều tra vụ nổ nhà dân ở Bắc Giang làm một người tử vong

11:23:10 14/11/2024
Hậu quả làm anh C. tử vong, nhà ở bị hư hỏng nặng. Ngoài ra không có ai khác trong gia đình anh C. bị thương.

Có thể bạn quan tâm

Mỹ nam 2 năm đóng 9 phim vẫn flop, tiếc cho nhan sắc đẹp như "yêu nghiệt" không thuộc về nhân gian

Hậu trường phim

05:53:44 16/11/2024
Có thể nói tài tử sinh năm 1997 là một trong những nghệ sĩ hoạt động năm suất nhất trong năm 2024. Anh có tới 3 phim ra mắt, đóng thêm tới 4 dự án, liên tục vào đoàn phim nhưng hiệu quả đem lại chưa tốt.

Ghi nhận thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm ở tỉnh Bình Định

Sức khỏe

05:47:04 16/11/2024
Theo người nhà, lúc phát bệnh, ông T.V.T sốt cao, đau đầu, nhức mỏi toàn thân, ho nhiều, khò khè, người nhà tự mua thuốc điều trị (không rõ loại thuốc) nhưng không đỡ, sau đó mới đưa bệnh nhân nhập viện điều trị./.

Độc đáo nghi lễ Xaybath tại Boun Thatluang - Lễ hội Phật giáo lớn nhất trong năm của Lào

Thế giới

05:08:15 16/11/2024
Đây cũng là cơ hội cho người dân Lào tích lũy công đức bằng cách cho đi không vị kỷ. Với việc tham gia vào nghi lễ Xaybath, người dân bày tỏ lòng thành kính đối với Phật giáo và cầu mong phước lành.

Cuối cùng thì Hồng Loan cũng làm điều này cho Vũ Linh

Sao việt

23:32:21 15/11/2024
Theo đó, Hồng Loan đã ký kết với một đơn vị bản quyền và quyết định lập kênh YouTube mới cho cố nghệ sĩ Vũ Linh.

Phim hài đen của Việt Nam dám đương đầu với bom tấn 7500 tỷ của Hollywood

Phim việt

23:20:00 15/11/2024
Giải cứu anh thầy - bộ phim hài đen hiếm hoi của Việt Nam chọn ngày ra rạp cùng thời điểm với bom tấn 7500 tỷ Võ sĩ giác đấu II (Gladiator II) của Hollywood.

Haaland tạo thống kê lịch sử

Sao thể thao

23:19:36 15/11/2024
Rạng sáng 15/11 (giờ Hà Nội), Erling Haaland ghi bàn và kiến tạo trong chiến thắng 4-1 của Na Uy trước Slovenia ở League B, UEFA Nations League.

Ca sĩ Hà Anh không ngại so sánh với Đức Phúc

Nhạc việt

23:16:14 15/11/2024
Ra mắt MV Giao bái mang phong cách nhạc đám cưới, ca sĩ Hà Anh không ngại so sánh với Đức Phúc, người có sản phẩm tương tự.

Chàng trai khiến danh ca Thái Châu, Họa Mi bồi hồi nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Tv show

23:00:41 15/11/2024
Thể hiện ca khúc Em đi bỏ mặc con đường , Trần Minh Dũng khiến các giám khảo như Thái Châu, Họa Mi bồi hồi nhớ về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Drama twist chóng mặt: Hàng loạt nhân chứng đứng ra bênh vực Hwayoung, tố cáo T-ara bắt nạt

Sao châu á

22:12:12 15/11/2024
Sau 12 năm ngủ yên, bê bối bắt nạt nội bộ T-ara bất ngờ bị khơi lại. Lần này, Hwayoung lên tiếng tố cáo các thành viên T-ara bạo hành, chửi bới mình.

Không diện đồ hở bạo, vợ Kanye West vẫn khiến người đối diện "đỏ mặt"

Sao âu mỹ

22:04:38 15/11/2024
Ngày 14/11, xuất hiện tại Los Angeles (Mỹ), kiến trúc sư Bianca Censori, gây bất ngờ khi diện đồ kín đáo, thanh lịch, khác với phong cách hở bạo trước đây.

Bom tấn mới chiếu đã đứng top 1 phòng vé Việt, dàn cast toàn "danh hài quốc dân" khiến khán giả cười không ngừng

Phim châu á

21:31:07 15/11/2024
Với phong độ thu hút khán giả như hiện tại, dự án hài - hành động của xứ sở kim chi được dự đoán sẽ còn bùng nổ hơn nữa trong thời gian tới.