Khan hiếm đơn vị đào tạo nhân lực về AI
Tại tọa đàm ‘Nhu cầu đào tạo nhân lực phục vụ xây dựng và vận hành đô thị sáng tạo’ do trường ĐH Hoa Sen vừa tổ chức ngày 25/7, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã nêu ra thực trạng Việt Nam đang quá thiếu nhân sự CNTT chuyên về AI.
Nguyên nhân là hiện chưa có nhiểu đơn vị chuyên về đào tạo lĩnh vực này.
Muốn có nhân lực CNTT chất lượng cao buộc phải có sự tham gia đào tạo của các trường ĐH
Theo TS. Vũ Trường Thụy- Phó hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen, để có nguồn lực CNTT chất lượng cao thì trường đại học và doanh nghiệp phải bắt tay nhau để đào tạo.
Trong thời gian qua nhà trường vẫn luôn định hướng và tiếp tục mở rộng hướng đi này, đồng thời đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới trong đào tạo, phục vụ nhu cầu chung của xã hội. Đặc biệt là chủ trương xây dựng và vận hành đô thị sáng tạo của TP.HCM thời gian qua.
Tham gia buổi tọa đàm, Ông Hà Thân – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tin học Lạc Việt, đã chia sẻ những thông tin thú vị liên quan đến các cuộc Cách mạng Công nghiệp 2.0, 3.0 và 4.0 đồng thời khẳng định sứ mệnh của các trường Đại học, Cao đẳng là nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên.
Video đang HOT
TS.Vũ Tường Thụy- Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen phát biểu tại hội thảo
Theo ông Thân, sinh viên cần chủ động trang bị kiến thức liên quan đến công việc bên cạnh việc sở hữu kỹ năng “4C”, bao gồm: Communication (Kỹ năng giao tiếp); Creativity (Kỹ năng sáng tạo); Critical Thinking (Kỹ năng tư duy phản biện); Collaboration (Kỹ năng hợp tác).
Nhắc đến làn sóng AI, ông Trần Phúc Hồng- Giám đốc TMA Innovation Center chia sẻ: TMA từng gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng các kỹ sư CNTT chuyên về AI bởi thực trạng khan hiếm đơn vị đào tạo về AI hoặc đại đa số các bạn trẻ chỉ ở bước tự học chứ không chuyên sâu.
Để khắc phục, TMA đã đưa ra giải pháp tự đào tạo bằng cách hợp tác với các trường Đại học lớn trong các dự án R&D như Đại học Oslo, Đại học Adelaide hoặc mời các chuyên gia quốc tế đến TMA tham gia đào tạo.
Theo giáo dục và thời đại
PTIT ký kết hợp tác nghiên cứu, đào tạo trong lĩnh vực ICT với CMC, FPT Telecom
Đào tạo, nghiên cứu khoa học; Phát triển nguồn nhân lực; và Truyền thông quảng bá thương hiệu là 3 mảng nội dung sẽ được Học viện Công nghệ Bưu chính (PTIT) và các doanh nghiệp CMC, FPT Telecom tập trung triển khai các hoạt động hợp tác trong thời gian tới.
9 cơ sở đào tạo đại học cùng các đối tác doanh nghiệp ICT đã ký kết thỏa thuận hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển nguồn nhân lực ICT trình độ cao tại tọa đàm "Phát triển nguồn nhân lực ICT trình độ cao: Gắn kết cơ sở giáo dục đại học - doanh nghiệp" .
Lễ trao Biên bản thỏa thuận hợp tác về nghiên cứu, đào tạo trong lĩnh vực CNTT-TT (ICT) giai đoạn 2019-2021 giữa Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông - PTIT với Công ty cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC và Công ty cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) vừa diễn ra trong khuôn khổ chương trình tọa đàm "Phát triển nguồn nhân lực ICT trình độ cao: Gắn kết cơ sở giáo dục đại học - doanh nghiệp" được Bộ TT&TT cùng Bộ GD&ĐT phối hợp tổ chức hôm nay, ngày 30/3/2019 tại Hà Nội.
Thỏa thuận hợp tác hướng tới mục tiêu phát huy năng lực và thế mạnh của mỗi bên, khai thác và tận dụng hiệu quả các tiềm năng về cơ sở vật chất, con người, chuyên môn trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về ICT; phối hợp hoạt động tuyên truyền, quảng bá thương hiệu phục vụ sự phát triển lâu dài, ổn định và bền vững.
Đại diện lãnh đạo Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (đứng giữa) cùng đại diện CMC (bên trái và FPT Telecom trao Thỏa thuận hợp tác về nghiên cứu, đào tạo trong lĩnh vực ICT giai đoạn 2019-2021 trong khuôn khổ tọa đàm ngày 30/3/2019.
Theo thỏa thuận, về đào tạo và nghiên cứu khoa học, CMC cũng như FPT Telecom sẽ tiếp nhận sinh viên năm cuối của Học viện vào thực tập tốt nghiệp và phối hợp với các giảng viên của PTIT theo dõi, đánh giá quá trình thực tập của Sinh viên. Số lượng sinh viên tiếp nhận mỗi đợt sẽ được Học viện thỏa thuận với các doanh nghiệp theo từng thời điểm Học viện chuyển thông tin sang.
CMC, FPT Telcom cũng tham gia tư vấn, đánh giá các chương trình đào tạo của Học viện. Mục đích của sự tham gia này nhằm tăng cường tính thực tiễn của chương trình đào tạo và gắn kết đào tạo với sự phát triển công nghệ của doanh nghiệp và xã hội.
Đồng thời, hai doanh nghiệp sẽ phối hợp cùng PTIT tổ chức các buổi chia sẻ, tọa đàm về các chủ đề liên quan đến lĩnh vực ICT nhằm giúp sinh viên Học viện nắm bắt được xu thế phát triển của ngành đào tạo liên quan cũng như tiếp lửa cho những đam mê nghề nghiệp của sinh viên; hỗ trợ Học viện phát triển các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ để thúc đẩy những hoạt động đổi mới sáng tạo cho giảng viên và sinh viên Học viện.
Với hợp tác trong phát triển nguồn nhân lực, CMC và FPT Telecom sẽ ưu tiên tuyển dụng cựu sinh viên, sinh viên có kết quả học tập tốt của PTIT vào làm việc; phối hợp cùng trường tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn về quản lý, kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ của các doanh nghiệp.
Cùng với đó, PTIT sẽ hợp tác với CMC, FPT Telecom trong truyền thông, quảng bá thương hiệu của hai doanh nghiệp thông qua các hoạt động như: ngày hội tuyển dụng, tài trợ cho hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế, các hoạt động sinh viên do PTIT tổ chức hoặc đăng cai tổ chức.
Cũng trong khuôn khổ tọa đàm, ngoài thỏa thuận hợp tác giữa PTIT với CMC và FPT Telecom, 8 cơ sở đào tạo đại học khác cũng đã có thỏa thuận hợp tác với đối tác doanh nghiệp ICT. Cụ thể, Đại học FPT ký kết hợp tác với Công ty dịch vụ phần mềm VTI, Công ty Smart OSC và Công ty Vnext Software; Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp ký kết hợp tác với 2 doanh nghiệp là Công Ty cổ phần Đào tạo Ứng dụng Aprotrain - đơn vị chủ quản Hệ thống Đào tạo lập trình viên quốc tế Aptech và Công Ty TNHH CNTT An Phát;
Đại học CNTT&TT thuộc Đại học Thái Nguyên ký kết hợp tác với 4 doanh nghiệp gồm Công ty TNHH Giải pháp Phần mềm CMC thuộc Tập đoàn Công nghệ CMC, Công ty TNHH Funing Precision Component thuộc tập đoàn Khoa học kỹ thuật Hồng Hải, Công ty TNHH Giải pháp phần mềm Nhật Cường và Công ty CNTT VNPT thuộc tập đoàn VNPT; Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội ký hợp tác với Công ty cổ phần công nghệ chọn lọc thông tin (INFORE);
Đại học Nguyễn Tất Thành ký hợp tác với Công ty cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC, Công ty cổ phần Đầu tư thương mại và Phát triển công nghệ FSI, Công ty THNH Phần mềm FPT (FPT Software); Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng ký kết hợp tác với Công Ty TNHH Sun Asterisk Việt Nam, Công ty TNHH CO-WELL Asia và Công ty GMO-Z.com RUNSYSTEM JSC; Đại học Thủy lợi hợp tác với Công ty Powergate Software Việt Nam và Công ty cổ phần VTI; Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội ký thỏa thuận hợp tác với 2 doanh nghiệp gồm Công ty cổ phần Xuất khẩu phần mềm Tinh Vân và Công ty Anha-Smartcheck.
Đánh giá về nguồn nhân lực CNTT Việt Nam, trong tài liệu "Những điều cần biết về nghề CNTT" mới phát hành, Bộ TT&TT cho biết, những năm gần đây, nhu cầu nhân lực ngành CNTT tăng đáng kể. Theo số liệu báo cáo từ các địa phương, số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phần mềm, nội dung số, phần cứng điện tử và dịch vụ CNTT năm 2017 tăng 16% so với năm 2016. Thêm vào đó, Việt Nam đã và đang là điểm đến của các công ty đa quốc gia lớn như Samsung, LG, Intel... đây là yếu tố thúc đẩy nhu cầu về nhân lực CNTT. Cùng với đó, đòi hỏi về phát triển các hệ thống giao thông thông minh, thành phố thông minh, an toàn thông tin mạng, yêu cầu đối với chuyển đổi số, nhu cầu nhân lực CNTT được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Cũng theo tài liệu nêu trên, năm 2018, trong 235 trường đại học trên cả nước, có 131 trường đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực CNTT với tổng chỉ tiêu hơn 47.000 sinh viên, 213 trường cao đăng trên cả nước có đào tạo CNTT. Hiện nay ngành CNTT có số lượng chỉ tiêu tuyển sinh coa nhất trong các ngành tuyển sinh đại học. Tuy nhiên, mặc dù tăng đáng kể về số lượng trong những năm gần đây, nhưng nguồn nhân lực CNTT vẫn còn thiếu rất nhiều, đặc biệt là đội ngũ kỹ sư CNTT chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Theo ITC News
Cạnh tranh trong thời đại 4.0 là cuộc cạnh tranh về nhân lực Đây là quan điểm của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng. Theo đó, nước nào có nguồn nhân lực tốt, đáp ứng nhanh với nhu cầu thay đổi của công nghệ thì nước đó sẽ giành chiến thắng. Sáng 30/3, tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) cùng Bộ Giáo dục & Đào...