Khẩn cấp ngăn sự cố tràn dầu từ tàu nước ngoài gặp nạn
Hàng chục nghìn lít dầu FO trôi dạt từ tàu Brigh Troyal (quốc tịch Panama) đã lan ra 60 hải lý và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi).
Tàu Brigh Troyal va vào đá ngầm và mắc cạn, dầu tràn ra diện rộng ở vùng biển gần đảo Lý Sơn. Ảnh: Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi.
Sáng 5/10, trước tình hình xảy ra sự cố tràn dầu trên tàu Brigh Troyal lan rộng ra biển Lý Sơn, Trung tướng Trần Quang Khuê, Phó chủ tịch thường trực Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn đã chỉ đạo Trung tâm ứng cứu sự cố tràn dầu miền Trung khẩn cấp vào cuộc. Trung tâm này đã điều động tàu chuyên dụng cùng hàng chục chuyên gia lên đường đến huyện đảo Lý Sơn triển khai biệp pháp bảo đảm an toàn thuyền viên và ứng phó sự cố tràn dầu.
Trao đổi với VnExpress, bà Phạm Thị Hương, Phó chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết, suốt từ chiều tối 4/10 đến sáng nay, tàu tuần tra, cứu nạn và Hải đội 2 của Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Ngãi túc trực thường xuyên vừa bảo đảm an toàn cho các thuyền viên trên tàu bị nạn vừa dùng phao khoanh vùng, hạn chế dầu tràn lan rộng.
Cùng với tàu chuyên dụng, đội ngũ chuyên gia của Trung tâm ứng cứu sự cố tràn dầu miền Trung, sáng 5/10, hàng chục cán bộ, chiến sĩ biên phòng trên hai chiếc tàu này sẽ cùng phối hợp xử lý sự cố tràn dầu. “Lo ngại nhất là sóng đánh dạt dầu tràn về xung quanh đảo Lý Sơn gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản và ô nhiễm môi trường biển đảo”, bà Hương lo lắng.
Các chuyên gia, kỹ sư dùng phao quay ứng phó sự cố tràn dầu ở vùng biển Quảng Ngãi.
Trong khi đó, ông Võ Sơn, thuyền trưởng tàu tuần tra, cứu nạn Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Ngãi xác nhận, sau hơn một ngày đêm va vào đá ngầm mắc cạn gần đảo Lý Sơn, dầu FO từ tàu Brigh Troyal bị sóng đánh dạt ra diện rộng 60 hải lý theo gió về hướng Nam. “Nếu thời tiết xấu, gió mùa đông bắc ập về gây sóng to, gió lớn dễ gây chìm tàu chở hàng, dầu tràn tấp vào bờ huyện đảo Lý Sơn gây ô nhiễm nặng”, ông Sơn nói.
Video đang HOT
Trước đó, đêm 3/10, tàu Brigh Troyalvận chuyển hơn 27.200 tấn Clinker(sản phẩm nung thiêu kết 1.450 độ C của đá vôi, đất sét và một số phụ gia điều chỉnh hệ số như quặng sắt, bôxit, cát…) khởi hành từ cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh) đi Bangladesh đến vùng biển đảo Lý Sơn thì gặp nạn.
Sau khi va vào đá ngầm, tàu có 2 lỗ thủng rộng gần 1,5 m tại khoang máy và két dầu FO có trọng lượng gần 400 tấn, khiến dầu tràn ra ngoài và loang ra biển trên diện rộng. Rạng sáng 4/10, thuyền trưởng và các thuyền viên trên tàu chở hàng này mới phát đi tín hiệu cầu cứu các cơ quan chức năng.
Trí Tín
Theo VNE
Tàu tuần tra, cứu nạn hiện đại đầu tiên ở miền Trung
Trang bị 2 súng cao xạ, hệ thống vệ tinh, máy dò, la bàn điện, từ trường... tàu tuần tra, tìm kiếm cứu nạn có tổng kinh phí hơn 60 tỷ đã được đưa vào vận hành tại huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi.
Tàu tuần tra kết hợp tìm kiếm cứu nạn do một đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (Bộ Quốc phòng) đóng trong thời gian một năm. Tàu có công suất 3.800 CV, trọng tải hơn 160 tấn, tốc độ tối đa 21,5 hải lý/h.
Dài 30 m và rộng 6,7 m, tàu có hàng loạt trang thiết bị hàng hải hiện đại với tổng kinh phí hơn 60 tỷ đồng. Trong đó có hệ thống vệ tinh, máy dò, máy đo thời tiết, la bàn điện, từ trường, hệ thống báo cháy tự động...
Bên mạn tàu trang bị áo phao, phao tròn cứu sinh.
Trên trần tàu còn có nhiều bè phao, mỗi bè đủ chỗ bám trụ cho khoảng 6 người gặp nạn trên biển.
Ngoài xuồng cứu nạn công suất 240 CV được đặt phía sau đuôi tàu, Bộ Quốc phòng còn đầu tư 2 ca nô (mỗi ca nô có công suất 300 CV) phục vụ công việc tìm kiếm, cứu nạn.
Buồng lái của tàu tuần tra, tìm kiếm cứu nạn. Kíp làm việc có 9 người, túc trực 24/24, bao gồm thuyền trưởng, máy trưởng, thông tin hàng hải, bác sĩ quân y cùng các thuyền viên, đầu bếp...
Tàu có trang thiết bị hệ thống vệ tinh, ra đa có thể đo được độ sâu, xác định vị trí vùng biển tàu gặp nạn trong thời tiết xấu. Đây là tàu hiện đại đầu tiên đưa vào hoạt động tại khu vực miền Trung.
Máy đo tọa độ điện tử hiển thị trong khoang buồng lái. Theo lãnh đạo Bộ Quốc phòng, việc đầu tư tàu và xây trạm cứu nạn ở đảo Lý Sơn vì vùng biển này có vị trí phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng. Đây cũng là địa phương có đội tàu xa bờ "hùng hậu" hoạt động ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa và nhiều vùng trong cả nước. Lý Sơn lại nằm trên đường hàng hải lớn ở điểm giữa miền Trung nối hai đầu miền Bắc và miền Nam nên việc xây trạm và điều động tàu tìm kiếm cứu nạn túc trực tại đây là rất cần thiết.
Tàu còn được trang bị 2 súng cao xạ ở trước mũi và phía sau đuôi tàu. Trung tướng Trần Quang Khuê, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam kiêm Phó chủ tịch thường trực Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn cho biết, nhiệm vụ chính của tàu này là tuần tra bảo vệ chủ quyền biển đảo kết hợp tìm kiếm cứu nạn tại vùng biển miền Trung.
"Tìm kiếm cứu nạn là nhiệm vụ chính của quân đội trong thời bình. Lực lượng biên phòng trên tàu cần hợp đồng tác chiến với Cảnh sát biển, Hải quân, các Trung tâm tìm kiếm cứu nạn để hoàn thành tốt nhiệm vụ", Trung tướng Khuê nói.
Lãnh đạo Bộ Quốc phòng cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi cắt băng khánh thành Trạm tìm kiếm cứu nạn Lý Sơn sáng 24/9. Trạm này rộng hơn 1.000 m2, có nhiệm vụ sơ cấp cứu, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho các nạn nhân sau khi tàu kết thúc nhiệm vụ từ ngoài biển trở về đất liền. Trạm có tổng vốn đầu tư hơn 20 tỷ đồng.
Trí Tín
Theo VNE
Sản phụ bị trả nhầm kết quả HIV Nhận kết quả xét nghiệm dương tính HIV, sản phụ Lê Thị Oanh (TP Thanh Hóa) không chịu nổi cú sốc nên đòi tìm đến cái chết. Theo phản ánh của bà Phạm Thị Hương (phường Đông Thọ, TP Thanh Hóa), rạng sáng ngày 23/8, con gái bà là chị Lê Thị Oanh (21 tuổi) có dấu hiệu chuyển dạ nên được gia...