Khám tiền sản: Những điều mẹ bầu cần biết
Khi bạn mang thai, viêc kham tiền sản sẽ cung cấp các thông tin về sức khỏe của bạn và thai nhi.
Kiêm tra tiên san giúp phát hiện ra bất kỳ vấn đề nào có thể ảnh hưởng đến thai nhi như dị tật bẩm sinh hoặc bệnh di truyền, qua đó giúp bạn đưa ra quyết định chăm sóc sức khỏe tốt nhất trước và sau khi sinh con. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thể hiểu rõ hơn về các xét nghiệm cần thiết trong thai kỳ nhé.
Khám tiền sản định kỳ
Bạn có thể có những lần khám tiền sản khác nhau vào các thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất, thứ hai và thứ ba. Một số sẽ kiểm tra sức khỏe của bạn và một số khác cung cấp thông tin về con của bạn.
Trong suốt thai kỳ, bạn sẽ được khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo bạn khỏe mạnh. Bác sĩ sẽ kiểm tra mẫu máu và nước tiểu của bạn để chuẩn đoán các loại bệnh nhất định, bao gồm:
HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác;Thiếu máu;Bệnh tiểu đường;Bệnh viêm gan B;Tiền sản giật, một loại huyết áp cao.
Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra nhóm máu của bạn và xem liệu các tế bào máu của bạn có chứa một loại protein gọi là Rh hay không. Bạn cũng có thể phải làm:
Xét nghiệm Pap smear;Xét nghiệm B Strep. Bác sĩ sẽ quan sát da trong và xung quanh âm đạo của bạn để kiểm tra loại vi khuẩn này. Điều này thường xảy ra trong tháng cuối cùng của thai kỳ; Siêu âm. Công nghệ này sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh của em bé và các cơ quan của bạn. Nếu bạn có một thai kỳ khỏe mạnh bình thường, bạn sẽ có 2 lần siêu âm, một là lúc vừa phát hiện mình mang thai để xem bạn đã mang thai được bao nhiêu tuần và lần thứ hai vào khoảng tuần 18-20 để kiểm tra sự phát triển của thai nhi và đảm bảo rằng các cơ quan đang phát triển bình thường.Các xét nghiệm khác
Nếu bạn có kết quả dương tính trong cuộc kiểm tra sàng lọc, bác sĩ có thể sử dụng các xét nghiệm khác để tìm ra vấn đề.
Chọc dò màng ối
Phương pháp này dùng một chiếc kim mỏng đưa vào trong bụng, bác sĩ sẽ lấy một mẫu chất lỏng bao quanh thai nhi và kiểm tra xem có rối loạn di truyền hoặc dị tật bẩm sinh hay không. Thủ tục này mang một số rủi ro. Khoảng 1 trong 300 đến 500 phụ nữ sẽ bị sẩy thai vì phương pháp chọc dò màng ối. Bác sĩ sẽ cho bạn biết mức độ cần thiết bạn phải thực hiện phương pháp này.
Video đang HOT
Lấy mẫu lông nhung màng đệm (CVS)
Bác sĩ lấy một mẫu nhỏ nhau thai bằng cách đặt một cây kim qua bụng hoặc một ống nhỏ lên âm đạo. Bác sĩ sẽ kiểm tra hội chứng Down và các bệnh di truyền khác. Chỉ có một số phụ nữ có nguy cơ cao sẽ cần xét nghiệm này, thường là nếu xét nghiệm thấy nguy cơ dị tật bẩm sinh. Quy trình sẽ cho bạn biết chắc chắn nếu phát hiện vấn đề, nhưng nó cũng đi kèm với một nguy cơ sảy thai tương tự như việc chọc ối. Hãy nói chuyện với bác sĩ về việc bạn có cần lấy mẫu nhung màng đệm hay không.
Khi nhận được kết quả, bạn cần làm gì?
Kết quả xét nghiệm tiền sản có thể giúp bạn đưa ra những quyết định quan trọng về chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là nhiều cuộc xét nghiệm chỉ cho kết quả tương đối chứ không hoàn toàn chắc chắn. Không có bài kiểm tra nào chính xác 100%.
Bạn hãy nói chuyện với bác sĩ về kết quả nhận được cũng như ý nghĩa của chúng để có thể quyết định nên làm gì sau khi có kết quả dương tính và tìm ra cách điều trị phù hợp khi thai nhi bị rối loạn. Những câu hỏi sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này:
Ý nghĩa của các xét nghiệm này là gì?
Kết quả cho biết điều gì và không bao gồm những gì?
Hậu quả khi không thực hiện các xét nghiệm này?
Cần làm gì với kết quả nhận được?
Các cuộc xét nghiệm chính xác như thế nào?
Các rủi ro là gì?
Phải mất bao lâu để có được kết quả?
Cảm giác khi xét nghiệm thế nào?
Chi phí của xét nghiệm này là bao nhiêu, có nằm trong bảo hiểm hay không?
Nên xét nghiệm ở đâu?
Bài viết trên đây hy vọng đã trang bị cho các bà mẹ tương lai những kiến thức cần thiết và hữu ích để các mẹ bầu có thể biết cách bảo vệ mình và bé một cách tốt nhất.
Theo Hellobacsi
Những điều mẹ bầu nên làm khi mang thai ở tuần thứ 18
Ở tuần thứ 18, bạn đã hoàn toàn bước vào giai đoạn giữa của thai kỳ. Bạn cần làm gì khi bước vào giai đoạn này.
Khi chuyển sang tuần thứ 18 của thai kỳ, thai nhi ngày càng phát triển nhanh ở những hệ cơ quan riêng biệt. Me bâu nên làm gì khi bước vào giai đoạn này của thai kỳ? Hãy cùng tham khảo bài viết sau nhé!
Những điều cần làm
Khi mang thai tuần 18, bạn nên lên kế hoạch đến gặp nha sĩ. Hormone tăng nhanh khi mang thai có thể gây kích ứng khiến nướu bị chảy máu. Mang thai làm tăng nguy cơ bị bệnh nha chu, một trong những nguyên nhân dẫn đến sinh non. Vi vây, ban hay cố gắng chăm sóc răng miệng thường xuyên trong 3 tháng cuối của thai kỳ va tránh chụp X-quang nhé!
Bây giờ cũng là thời điểm tốt để lên kế hoạch cho việc sinh con. Hãy chọn một bệnh viện mà bạn tin tưởng nhất và tham gia một số lớp học tiền sản để hiểu thêm về việc chuyển dạ, cách giảm đau và những cách xử lý trong trường hợp khẩn cấp. Nếu bạn chưa biết tim bác sĩ nao thi hãy nhờ bạn bè giới thiệu hoặc gọi đến các trung tâm chăm sóc sức khỏe để được tư vấn.
Để giữ cơ thể khỏe mạnh, hãy tiếp tục một chế độ ăn uống bổ dưỡng. Những thức ăn mà bạn ăn phải chứa nhiều canxi, sắt và axit folic (thường có nhiều trong rau và trái cây). Nếu bạn thèm đồ ngọt, hãy ăn trái cây tươi thay vì bánh kẹo. Tránh thức ăn nhiều calo và nhiều dầu mỡ. Phụ nữ thừa cân, béo phì có nguy cơ bị đái tháo đường cao khi mang thai.
Khi nào nên đến bác sĩ
Ở tuần thứ 18 của thai kỳ, bạn nên đến bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
Chảy máu âm đạo;
Có chất lỏng xảy ra từ âm đạo;
Sốt;Ớn lạnh;Đau khi đi tiểu
;Đau quặn vùng chậu ở mức độ vừa phải đến nặng hoặc đau bụng dưới.
Nếu bạn bị sưng mắt cá chân, mặt, tay hoặc tăng cân quá nhanh thi nên đến bác sĩ ngay. Đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật, một biến chứng nghiêm trọng khi mang thai. Bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào.
Sau 18 tuần, gần như bạn đã đi được một nửa chặng đường. Trong những tuần tiếp theo, bụng của bạn sẽ tiếp tục phát triển và bé cũng ngày càng lớn dần hơn đấy!
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Chúc bé cưng của bạn phát triển tốt nhé!
Theo Hellobacsi.
Uống vitamin vào thời điểm nào để hiệu quả nhất? Vitamin rất cần cho hoạt động sống bình thường của cơ thể. Do đó, bạn cần biết uống vitamin vào thời điểm nào để đạt hiệu quả tốt nhất. Tùy thuộc loại vitamin, bạn có thể bổ sung vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Có loại vitamin được hấp thụ tốt sau khi ăn, còn có loại cần sử dụng trước...