Khâm phục ý chí của thủ khoa lớn lên ở nhà bảo trợ
Gặp Đỗ Như Thuần trong nhà bảo trợ học sinh nghèo hiếu học Phú Thượng (huyện Phú Vang, gần TP Huế) khi em đang chuẩn bị vào học đại học, chúng tôi mới thấy được tinh thần vượt khó của cậu học trò vừa đỗ thủ khoa Đại học Huế với tổng điểm 28,5.
Quyết tâm học giỏi để mẹ vui
Từ năm 2002, lúc cậu học trò Đỗ Như Thuần (ngụ thị trấn A Lưới, huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên – Huế) học lớp 2 thì mẹ em bị mắc bệnh ung thư tuyến giáp. Tuổi nhỏ, sức yếu, không biết làm gì hơn ngoài việc đỡ đần mẹ thay cha, Thuần hàng ngày đi chợ, về nấu cháo, đút cháo cho mẹ ăn. Em rất chăm học, cứ rảnh rỗi là tìm sách đọc, luyện làm bài tập Toán, Tiếng Việt. Đến năm lớp 5, em được chọn vào đội tuyển thi học sinh (HS) giỏi tỉnh. Kỳ thi vào lớp 6, Thuần đã xuất sắc là một trong những HS của vùng miền núi A Lưới thi đậu vào trường điểm THCS Nguyễn Tri Phương, ngôi trường chuyên đào tạo các HS giỏi của tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Từ ngày về thành phố học cấp 2, Thuần phải ở trọ nhờ cùng một người chị họ. Sau hai năm đầu cùng ăn ở, sinh hoạt cùng chị, năm lớp 8 em phải ở một mình do chị ra trường. Xa ba mẹ, tiền nhà chỉ vừa đủ ăn ở, có lúc Thuần phải nhịn đói đi học buổi sáng để dồn mua sách tham khảo thêm. Lớn lên trong nhiều thiếu thốn khi độ tuổi đang phát triển cần phải bồi dưỡng, trông em rất nhỏ so với các bạn cùng trang lứa. Sang năm lớp 9, trong một lần mẹ em đi chùa, may mắn biết được tổ chức từ thiện và họ giới thiệu cho em vào ở nhà bảo trợ học sinh nghèo Phú Thượng (ở xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, gần sát TP Huế).
Thủ khoa nhà nghèo Đỗ Như Thuần.
Được sự giáo dưỡng rất tốt và kỹ càng của các cô ở nhà bảo trợ, dần dà, Thuần bắt đầu như có một mái ấm thứ hai để em yên tâm ăn học. Thi đậu vào lớp 10 chuyên Hóa Trường THPT Chuyên Quốc học, em cố gắng tối đa từng ngày, từng giờ để rèn giũa việc học của mình. Một năm chỉ có cơ hội lên núi thăm mẹ hai lần. Mỗi lần đi rồi phải chia tay mẹ về lại thành phố, Thuần gạt nước mắt, giấu hình ảnh mẹ, giấu nỗi nhớ vào lòng. Rồi cũng phải không ít lần, em cầm điện thoại rồi lại thôi, không dám điện hay nói nhiều vì sợ nỗi nhớ mẹ làm ảnh hưởng việc học.
“Em quyết tâm học giỏi cho mẹ khỏi buồn, thế nhưng chỉ có 2 năm em đạt HS giỏi. Thấy mẹ đau ốm liên miên, bệnh mẹ khó chữa, em ước mơ phải thành bác sĩ để sau này em sẽ tự lực chữa bệnh được cho mẹ, và chữa cho nhiều người nghèo, người bị bệnh nặng không có điều kiện đi khám sức khỏe” – Thuần hồi tưởng về nguồn động lực sống của mình.
Chính sự lòng vượt khó, chăm học ngày đêm đã đem lại thành công cho Thuần.
Công sức 3 năm học miệt mài đã được bù đắp xứng đáng với điểm số 28,5 (làm tròn từ 28,25), Thuần trở thành một trong 5 đồng thủ khoa của Đại học Huế khi dự thi vào khoa Y đa khoa của ĐH Y – dược Huế kỳ thi đại học 2014.
“Em học đều 3 môn, nhất là môn Sinh em yêu thích lắm vì học môn này em hiểu được mối quan hệ giữa các cơ quan trong cơ thể. Ngoài phải nhớ kỹ các chi tiết thì suy luận ở môn Sinh rất quan trọng. Môn Hóa em học chuyên khác nhiều so với đề thi ĐH nên phải tự học, ôn lý thuyết trong SGK và tích cực làm đề, làm lại bài tập do thầy cô ra trên lớp. Tụi em còn lập nhóm ôn tập, cùng giải đề với các bạn” – Thuần kể.
Vì nguồn sách thiếu thốn, Thuần phải tới thư viện thường xuyên để mượn sách. Em còn đi tìm một số sách tham khảo ở những vỉa hè bán sách cũ. Các bộ sách giáo khoa thì đều là sách cũ được kế thừa từ năm này qua năm khác ở Nhà bảo trợ. Em còn lên mạng vào các hội học Toán, Sinh để hỏi đáp kiến thức thêm. Bằng nhiều con đường của một HS nghèo, em đã xuất sắc thi được 9,5 điểm môn Hóa, 9,75 điểm Sinh và 9 điểm Toán. Ngoài ra, em được 24,5 điểm khối A khi thi vào ngành Kỹ thuật Điện tử truyền thông của ĐH Bách khoa Đà Nẵng.
Ước mơ trở thành bác sĩ
Để Thuần có được thành công như ngày hôm nay, không thể không nhắc tới công lao của cô Tôn Nữ Quỳnh Dương, quản lý học tập trực tiếp cho các em ở nhà bảo trợ. Nhà có tổng cộng 40 em, mỗi ngày cô phải chia ra 2 buổi, kiểm tra bài cho các em trước lúc đi học. Lớp học sáng thì kiểm tra đêm trước, còn lớp chiều thì kiểm buổi sáng. Cô Dương là người tâm huyết, liên hệ chặt chẽ với giáo viên của các em trong suốt những năm học. Như trường hợp Thuần, cả 3 năm học cấp ba đều được cô Dương trực tiếp đến nói chuyện, liên hệ với những giáo viên giỏi , xin được quan tâm và giảm chi phí học thêm để đỡ cho em. Các em được học lực giỏi cuối kỳ, cuối năm – ngoài phần thưởng vài trăm ngàn của nhà bảo trợ thì cô Dương còn trích tiền túi ra cho và mua kẹo bánh cho các em.
Thủ khoa Đỗ Như Thuần và cô Tôn Nữ Quỳnh Dương – người mẹ thứ hai của em ở nhà bảo trợ học sinh nghèo hiếu học Phú Thượng.
Từ năm 2007 đến 2010, chỉ có 5 HS giỏi cấp trường (không có HS giỏi cấp thành phố, tỉnh) ở nhà bảo trợ thì từ 2010 đến nay, con số HS giỏi tăng lên vượt bậc. Như năm 2010, có 8 em HS giỏi cấp tỉnh, huyện và 10 HS giỏi cấp trường. Năm 2011 tăng lên 10 em HS giỏi cấp tỉnh, huyện và 15 HS giỏi cấp trường. Đến 2013 vừa qua có 13 HS giỏi cấp tỉnh, huyện và 20 em HS giỏi cấp trường.
Thuần cho biết, “tiền lương của ba mẹ vừa đủ để ăn uống và dành hết để thuốc men chữa bệnh cho mẹ em. Anh của em đang học ở Học viện Hành chính Huế, phải đi làm thêm để có tiền học. Em vài bữa vô đại học là phải đi tìm việc làm thêm như dạy kèm để có kinh phí trang trải vì học y khoa em nghe nói tốn tiền sách vở lắm anh à. Nhưng em lo chưa biết phải ở chỗ mô vì vài ngày nữa em phải rời nhà bảo trợ rồi. Nhà em đang định xin cho em vào chùa ở”.
Video đang HOT
Đỗ Như Thuần và bạn bè ở Trường THPT Chuyên Quốc học Huế.
Tâm sự trải lòng với chúng tôi, cô Dương cho biết đang đi xin một số chỗ để cho Thuần vào ở trong những năm đại học nhưng chưa có phản hồi. Vì học y khoa đến 6 năm, mà quy chế nhà bảo trợ trẻ em chi dành cho HS cấp 2, 3 – sau Thuần đi sẽ dành chỗ cho những HS nghèo mới thay vào. Nên rất cần và mong sao có nhà nào có tấm lòng thơm thảo cho em vào ở như con cháu sẽ đỡ đần được cho hoàn cảnh em rất nhiều.
“Có một số em mấy năm đầu chưa có chỗ ở, phải đi làm thêm nhiều để có tiền thuê trọ, mua sách nên ảnh hưởng đến việc học, học lực thấp. Sau khi có người nhận đỡ đầu, các em ấy học lực tăng lên rõ rệt. Tính Thuần tốt và hiền lành, chịu khó học, chịu khó làm chắc sẽ giúp thêm cho các nhà được phần nào nếu được cho vào ở”.
Thuần chỉ bài cho các em ở nhà bảo trợ.
Thuần trò chuyện với các em trong nhà bảo trợ.
Tranh thủ mấy phút để ngồi chơi với các em trong nhà bảo trợ. Có mấy đàn em lứa nhỏ gọi: “anh Thuần, anh Thuần chỉ cho em bài toán này với”, thế là Thuần chạy tới tận tình giúp. Những anh chị em lớp trên, ngoài nhiệm vụ học hàng ngày còn là những “gia sư” chỉ bảo lại lớp dưới. Giờ ăn trưa thật vui vẻ với 3 bàn nhỏ, các em đủ lứa tuổi ngồi quây quần, vui vẻ trò chuyện râm ran, kể cả anh chị gắp đồ ăn cho em nhỏ. Tiếng cười nói vang lên cả không gian nhỏ nhưng tràn đầy tình cảm.
Dù chặng đường trước mắt còn nhiều chông gai, khó khăn mà ít người có hoàn cảnh như em Thuần phải đối mặt, nhưng chúng tôi qua bài viết vẫn tin tưởng em sẽ vượt qua, và có nhiều may mắn trên đường học, đường đời. Lại nhớ đến câu nói “ông trời không lấy đi của ai tất cả”. Tin rằng chàng thủ khoa nghèo sẽ bước tiếp và thành công, trở thành một bác sĩ giỏi để cứu mẹ, giúp bệnh nhân nghèo như những ước mơ nuôi dưỡng em những năm tháng vất vả vừa qua.
Nhà Bảo trợ trẻ em nghèo hiếu học Phú Thượng được thành lập bởi Hội cựu nữ sinh trường Đồng Khánh hoạt động từ năm 2007. Các thành viên tự nguyện đóng góp tiền của cá nhân, vận động bạn bè thành đạt ở phương xa để thuê đất và nhà – hiện là khu nhà của gần 40 em đang sinh sống trong năm nay. Nhà bảo trợ không thuộc nhà nước, không phải thuộc tổ chức phi chính phủ nào nhưng có xin giấy phép và chịu sự quản lý của Sở LĐ,TB&XH tỉnh Thừa Thiên – Huế. Do những thành viên ngày càng lớn tuổi, khó hoạt động năng nổ và thời hạn hoạt động đến năm 2018 là hết nên đến nay, nhà bảo trợ đã không nhận các học sinh mới vào nữa. Trong lứa 7 học sinh với Đỗ Như Thuần đi thi đại học năm nay, em thấp nhất cũng được 13,5 điểm, nhiều em có điểm số cao như em Nguyễn Thị Nhi (trú thôn Hòa Vang, Lộc Bổn, Phú Lộc) chắc chắn đậu 2 trong 3 trường ĐH, CĐ; em Lê Văn Khỏe gần như chắc đậu ĐH… Nhưng Nhi vì khó khăn nên dù muốn học ĐH cũng chỉ mơ tới học CĐ do kinh phí thấp, năm học ngắn. Em Khỏe thì xin cô Dương vào học lớp bánh mỳ ở Hội An chứ không thể tiếp tục học ĐH vì nhà không có tiền. Lý do là vào đó học vừa được chủ lò bao ăn, ở và trả lương sau khi thành nghề. Thật nhiều hoàn cảnh tuy không phải thủ khoa, á khoa nhưng ước mơ nhỏ nhoi chỉ học ĐH thôi cũng quá khó khăn với mấy em chỉ vì nhà quá nghèo…
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1 . Mã số 1507: Em Đỗ Như Thuần, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. ĐT: 0935 277 514 2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Đại Dương
Theo Dantri
Những 'báu vật' cổ thụ tuyệt đẹp ở Sài Gòn
Những hàng cây cổ thụ có tuổi đời gần cả trăm năm tỏa bóng mát, xanh mướt, làm mềm mại những khối bê tông chọc trời bên đường phố đang trở thành những báu vật xanh của Sài Gòn.
Những năm qua, TP.HCM phát triển không ngừng, nhiều mảng xanh phải nhường chỗ cho những công trình hiện đại, đặc biệt nhà cao tầng mọc lên như nấm. Tuy vậy, trên nhiều tuyến phố, những hàng cây cổ thụ cả gần trăm năm đủ các loài vẫn tỏa bóng mát, chắt lọc không khí, tạo nên những mảng xanh quý hiếm như những báu vật.
Trên nhiều tuyến phố của các quận nội thành như quận 1, 3, 5, 10, 11, du khách và những người lần đầu tiên đến thành phố không khỏi choáng ngợp bởi những hàng cây cổ thụ như xà cừ, cây dầu, sọ khỉ,... có tuổi đời gần trăm năm đứng sừng sửng thẳng tắp, vươn cao hàng chục mét dọc hai bên đường. Trong ảnh: Hàng cây dầu cổ thụ trên đường 3/2, quận 10, 11.
Với những người dân thành thị, cuộc sống không phải khép kín ở những ngôi nhà, mà ở đó còn có những con đường, hàng cây mà họ gắn bó. Khi đi qua những con đường mát mẻ, rợp bóng những hàng cây làm cho con người cảm thấy mát lạnh, sảng khoái hơn. Trong ảnh: Những hàng cây xà cừ xanh mát trên đường 3/2, đoạn từ cầu vượt giao lộ với đường Nguyễn Tri Phương đến giao lộ đường Lê Đại Hành, quận 11.
So với Hà Nội, Huế có lịch sử lâu đời thì Sài Gòn còn non trẻ với hơn 300 năm hình thành và phát triển. Mặc dù do nhu cầu mở rộng đường sá, nhiều hàng cây cổ thụ gắn liền với ký ức một thời của người Sài Gòn bị chặt, bứng, làm cho không ít người bị "tổn thương", nhưng Sài Gòn cũng còn không ít hàng cây cổ thụ có tuổi đời cả trăm năm. Trong ảnh: Hàng cây dầu thẳng tắp san sát nhau hai bên đường Nguyễn Tri Phương, quận 10.
Những hàng cây dầu được tỉa tót qua hàng chục năm, nhiều cây có tuổi đời cả thế kỷ, thân hình thuôn thẳng vươn cao gần 40 mét trên nhiều con đường của thành phố như Trần Hưng Đạo, 3/2, Lý Thường Kiệt, An Dương Vương, Nguyễn Chí Thanh, Ngô Gia Tự... Trong ảnh: Người tham gia giao thông chạy xe dưới bóng mát của những hàng cây dầu trên đường Ngô Gia Tự.
Những hàng cây xanh cao vút trên đường An Dương Vương tỏa bóng mát, tạo cảm giác mát lạnh, thư thái cho con người dân.
Đường Trương Định, quận 1 chạy xuyên qua công viên Tao Đàn trông như một "rừng cây" cổ thụ xanh mát.
Trên các con đường, bất kỳ cây lớn, nhỏ đều được công ty cây xanh đánh số thứ tự để theo dõi. Nhiều con đường có cả vài trăm cây trồng dọc hai bên.
Những cây xà cừ cổ thụ trên đường Tôn Đức Thắng, đường 3/2,... có đường kính lớn gần 2m, rễ mọc trồi lên mặt đất rất ấn tượng.
Gần đây, dự án xây cầu nối quận 1 và khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2 đang khiến nhiều người lo ngại cho số phận hàng cây xà cừ trăm tuổi trên đường Tôn Đức Thắng, quận 1.
Những nhánh xà cừ xanh tươi trên đường 3/2 vươn ra giữa đường tỏa bóng mát cho người qua lại.
Khách du lịch ngước nhìn những hàng cây dầu cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm trên đường Huyền Trân Công Chúa, quận 1.
Hàng cây dầu thẳng tắp, vươn cao trên đường Ngô Gia Tự, quận 10.
Những cây dầu cao lớn, rợp bóng dường như làm cho cây cầu vượt thép tại giao lộ Nguyễn Tri Phương-3/2-Lý Thái Tổ trở nên mềm mại hơn.
Những hàng cây cổ thụ dọc các con đường ở Sài Gòn không chỉ tỏa bóng mát, đem lại không khí trong lành... mà chúng còn vươn cao cùng với những tòa nhà, công trình, làm cho những khối bê tông, tường nhà trở nên đỡ khô cứng hơn.
Lê Quân
Theo_Zing News
Thi công cửa sắt, một người bị điện giật cháy sém Vào khoảng 9h35 ngày 21/7, tại số nhà 495 Ngô Quyền (quận Sơn Trà, Đà Nẵng) xảy ra vụ điện giật khiến một người bị cháy sém phần bụng và ngực. Nạn nhân được xác định tên là Phương (trú đường Trần Cao Vân, quận Thanh Khê, Đà Nẵng), làm nghề thợ sắt, hàn xì. Nạn nhân bị điệng giật sém phần bụng...