Khám phá Vườn quốc gia Tà Đùng cùng top 32 thí sinh Hoa khôi Du lịch 2020 – Miss Tourism Vietnam 2020
Vườn Quốc Gia Tà Đùng nổi tiếng với tên gọi “Vịnh Hạ Long” trên cao nguyên là một trong những điểm đến tham quan của 32 thí sinh Miss Tourism Vietnam 2020 trước khi bước vào vòng thi Bán kết (25/11) và Chung kết (28/11) sẽ diễn ra tại Đắk Nông.
Vườn Quốc gia Tà Đùng nằm trên địa giới hành chính xã Đăk Som, huyện Đăk G’long, tỉnh Đắk Nông, cách trung tâm Thành phố Gia Nghĩa 50km về phía Đông Bắc. Đây là điểm giao thoa địa lý -sinh học giữa Nam Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ. Tà Đùng là vùng đất được kiến tạo bởi địa chất vô cùng độc đáo, mang đặc thù của vùng đất Tây Nguyên với nhiều đồi núi với hình dáng bát úp…
Trước đây, Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng được thành lập theo Quyết định số 511/QĐ-UBND ngày 12/4/2013 của UBND tỉnh Đắk Nông. Ngày 8/2/2018 theo Quyết định số 185/QĐ-TTg khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng được đổi tên thành Vườn Quốc gia Tà Đùng.
top 32 thí sinh Miss Tourism Vietnam 2020
Tổng diện tích tự nhiên của Vườn quốc gia Tà Đùng: 20.937,7 ha, vùng đệm có diện tích 24.582,91 ha, nằm trên địa bàn 7 xã giáp ranh với vườn quốc gia, thuộc hai tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng.
Video đang HOT
Tà Đùng là một trong những khu vực có hệ đa dạng sinh học cao. Các nhà khoa học đã thống kê được Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng có 1.406 loài thực vật và 574 loài động vật. Đặc biệt, ở đây có loài chà vá chân đen là một trong những động vật đặc hữu được ghi vào sách đỏ của thế giới.
Ở Tà Đùng, ngoài người Mạ bản địa, người Mông từ miền Bắc di cư vào sinh sống ở đây từ nhiều năm, tạo nên sự giao thoa văn hóa vô cùng độc đáo. Điểm nhấn của Tà Đùng là hồ Tà Đùng được ví như Vịnh Hạ Long trên cao nguyên hoang sơ, bí ẩn.
Lòng hồ Tà Đùng có diện tích rộng gần 5.000 ha mặt nước với hơn 40 hòn đảo và bán đảo lớn nhỏ tạo nên cảnh quan thiên nhiên vô cùng độc đáo.
Tuyệt tác hồ Tà Đùng nằm trọn trong Vườn Quốc gia Tà Đùng. Nơi đây gần như vẫn giữ nguyên vẻ nguyên sơ vốn có. Top 32 thí sinh chuẩn bị bước vào vòng Bán kết (25/11) và Chung kết (28/11) diễn ra tại Đảo nổi (Thành phố Gia Nghĩa – tỉnh Đắk Nông) vừa có chuyến tham quan và khám phá hồ Tà Đùng.
Ngoài Vườn Quốc gia Tà Đùng, tỉnh Đắk Nông còn có các địa điểm du lịch nổi tiếng nguyên sơ như thác Lưu Ly, thác Trinh nữ, Khu bảo tồn thiên nhiên Nâm Nung, cụm thác Dray Sáp – Gia Long, hệ thống hang động núi lửa Krông Nô và nhiều điểm du lịch nằm trên 3 cung đường trekking đẹp mê hồn của Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông vừa được UNESCO công nhận…
Lục địa Châu Phi đang sụp đổ
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện được chuyển động bên dưới lục địa Châu Phi, với ba mảng kiến tạo bên dưới đang dần tách ra khỏi nhau.
Những dịch chuyển kiến tạo dọc theo Hệ thống Rạn nứt Đông Phi đang dần dần xé nát lục địa và được dự báo cuối cùng sẽ xác định lại Châu Phi và Ấn Độ Dương. Phát hiện mới được tập hợp bởi một nhóm các nhà nghiên cứu từ Viện Đại học Bách khoa Virginia.
Nghiên cứu được báo cáo bởi tiến sĩ D. Sarah Stamps thuộc Khoa Khoa học Địa chất và các đồng nghiệp ủng hộ những tuyên bố trước đó cho rằng lục địa châu Phi đang dần tách ra thành một số khối kiến tạo dọc theo Hệ thống Rạn nứt Đông Phi, tiếp tục đến Madagascar. Hòn đảo ngoài khơi bờ biển Đông Nam Châu Phi cũng được dự đoán sẽ vỡ vụn thành một loạt các đảo nhỏ hơn.
"Căn cứ theo tốc độ vỡ sẽ phải hàng triệu năm nữa các đại dương mới bắt đầu hình thành. Tốc độ mở rộng nhanh nhất ở phía bắc, vì vậy chúng ta sẽ thấy các đại dương mới hình thành ở đó trước", Stamps lo ngại.
Mô hình máy tính được thực hiện để kiểm tra các cấu hình khác nhau của các khối kiến tạo trong khu vực. Nhóm các nhà khoa học đã sử dụng chuyển động bề mặt mới và dữ liệu địa chất bổ sung.
"Việc xác định chính xác ranh giới mảng và đánh giá xem các lục địa có phân tách dọc theo các đới biến dạng hẹp hoặc thông qua các vùng biến dạng lan tỏa rộng là rất quan trọng để làm sáng tỏ bản chất của sự phá vỡ lục địa. Trong công trình này, chúng tôi đã xác định lại cách rạn nứt lục địa lớn nhất thế giới đang mở rộng", Stamps cho biết.
Khám phá này cũng sẽ giúp hiểu thêm về hoạt động núi lửa và địa chấn gần đây đang diễn ra ở quần đảo Comoros, nằm ở Ấn Độ Dương giữa Đông Phi và Madagascar.
Hơn nữa, nghiên cứu cung cấp cho các nhà khoa học các nghiên cứu trong tương lai về chuyển động của mảng toàn cầu và tác động tiềm tàng của chúng đối với khu vực.
Khi Biển Đỏ và Vịnh Aden nổi lên do một quá trình địa chất sâu diễn ra trong 30 triệu năm qua, với việc Ả Rập di chuyển khỏi châu Phi, các nhà khoa học đã dự đoán rằng những vùng nước này có thể hợp nhất thành một đại dương mới.
Các dự báo tập trung vào những tiết lộ trước đó cho rằng ba mảng kiến tạo, mảng Nubian, Somali và Ả rập, nằm bên dưới khu vực Afar của lục địa, đã dần tách rời nhau.
Cho đến nay, các nghiên cứu tính toán trong 5 đến 10 triệu năm nữa, đại dương mới sẽ xuất hiện dọc theo Thung lũng Rạn nứt Đông Phi. Trong mọi trường hợp, khu vực phía đông Châu Phi đang cung cấp cho các nhà khoa học một khu vực sống độc đáo để nghiên cứu các quá trình kiến tạo trong nhiều năm tới.
Những đứa trẻ "mộc mạc" trên Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn Giữa vùng núi đá vôi hùng vỹ cao trên 1.000m so với mực nước biển của Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), những đứa trẻ thuộc đồng bào thiểu số như một điểm nhấn vào sự hoang sơ, sự mộc mạc của đời sống vùng cao. Cao nguyên đá Đồng Văn - Công viên địa chất toàn cầu là một cao nguyên...