Khám phá “Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà thu nhỏ”
Nằm cách TP Đà Lạt (Lâm Đồng) khoảng 40 km, Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà là một trong những địa điểm du lịch trải nghiệm và khám phá thiên nhiên nổi tiếng nhất ở khu vực Tây Nguyên và phía Nam Việt Nam.
Đạ Tẻh: “Đánh thức” tiềm năng, phát triển du lịch
Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà có diện tích khoảng 70.000 ha
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường nói riêng và bảo vệ tài nguyên rừng nói chung, Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà đã triển khai nhiều giải pháp thực hiện công tác giáo dục môi trường. Qua đó đã xác định được những đối tượng trọng tâm để triển khai tuyên truyền và giáo dục là tầng lớp học sinh, sinh viên; khách tham quan du lịch và cộng đồng người dân sống trong vùng đệm của Vườn Quốc gia. Từ đó, Vườn đã chủ động tuyên truyền trực tiếp cho khách tham quan du lịch thông qua việc, giám sát hoạt động, hướng dẫn, giới thiệu.
Nhân viên Vườn Quốc gia giới thiệu về sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau giữa con người và thiên nhiên
Video đang HOT
Có dịp đến thăm Khu Hành chính Dịch vụ Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà, chúng tôi được ghé thăm Trung tâm Đón tiếp du khách và Diễn giải môi trường của Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà nằm ngay gần Khu Trung tâm Hành chính của Vườn. Nơi đây chính là nơi đón tiếp du khách, học sinh, sinh viên và các nhà khoa học đến tham quan, học tập và nghiên cứu tại Vườn Quốc gia.
Tìm hiểu về nghề dệt thổ cẩm của người dân tộc thiểu số K’Ho
Khu Trung tâm Diễn giải môi trường được thiết kế khá sinh động. Có thể nói rằng, trung tâm là hình ảnh thu nhỏ của Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà. Tại đây, du khách sẽ được quan sát và nghe diễn giải bằng các mô hình tương tác, được các nhân viên của Vườn Quốc gia là hướng dẫn viên và cộng đồng đã qua đào tạo giới thiệu về sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau giữa con người và thiên nhiên, sự hình thành, phát triển và vai trò của rừng đối với đời sống con người, tìm hiểu về những nét văn hóa đặc trưng của người dân tộc thiểu số K’Ho. Ngoài ra, du khách còn được trải nghiệm một vài hoạt động như dệt thổ cẩm, đánh chiêng… và đặc biệt là được giới thiệu, tìm hiểu về công tác bảo tồn của Vườn Quốc gia để qua đó nhận thức được vai trò của chính mình trong việc bảo vệ các giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa.
Khách học đánh chiêng
Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà nằm trong vùng khí hậu á nhiệt đới, núi cao và có các loài động thực vật rừng đặc hữu, quý hiếm. Vườn có tổng diện tích quản lý khoảng 70.000 ha và có vùng giáp các tỉnh Đắk Lắk, Khánh Hòa, Ninh Thuận.
Theo thống kê, Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà có khoảng 2.077 loài thực vật có mạch, 131 loài thú, 304 loài chim, 15 loài hạt trần, 302 loài lan… Vườn là 1 trong 4 trung tâm đa dạng sinh học ở nước ta.
Năm 2022, Vườn đón khoảng 6.500 lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm, nghiên cứu tại Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà. Hoạt động du lịch mang về doanh thu cho Vườn trên 1,6 tỷ đồng.
Lâm Đồng: Mở tour lên đỉnh núi ngắm thông ngàn tuổi
Cơ quản quản lý vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà (Lâm Đồng) đang phối hợp với doanh nghiệp khảo sát và mở tour du lịch leo núi dành cho khách du lịch đến khám phá Vườn Quốc gia.
Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà nói chung và Cổng Trời nói riêng có hàng trăm loài động, thực vật quý hiếm. Trong đó, đặc biệt ở Cổng Trời tồn tại một cây thông 2 lá cổ thụ quý hiếm với tuổi đời đã 1.200 năm. Để khai thác tiềm năng lợi thế đó, sắp tới, ban lãnh đạo Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà sẽ phối hợp với Công ty TNHH GBQ, mở tour leo núi dành cho những du khách yêu thiên nhiên.
Ngoài đến thăm cây thông hai lá cổ thụ, du khách còn được tận mắt nhìn thấy nấm linh chi cổ cò cùng nhiều loài động, thực vật quý hiếm khác tại đây. Thông hai lá dẹt ở Việt Nam chỉ ghi nhận có vài quần thể trên các vùng núi cao phía Nam Trường Sơn.
Hoạt động dã ngoại thường được du khách yêu mến (ảnh VQG Bidoup Núi Bà).
Quần thể thứ nhất ghi nhận ở vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, huyện Lạc Dương thuộc tỉnh Lâm Đồng, quần thể thứ 2 ghi nhận ở khu bảo tồn nhiên nhiên Hòn Bà, huyện Khánh Vĩnh tỉnh Khánh Hòa, và ghi nhận quần thể thứ 3 ở Vườn quốc gia Chư Yang Sin thuộc tỉnh Đắk Lắk. Thông hai lá dẹt có đặc tính sinh trưởng rất chậm, mỗi năm đường kính chỉ tăng trưởng khoảng 1mm, nên những cây đường kính cỡ 2,5m trở lên đều có tuổi đời cả nghìn năm.
Để tour có hiệu quả, đơn vị khai thác dự tính sẽ kết hợp đưa du khách thăm quan khu vực trưng bày sản phẩm, giao lưu với người bản xứ. Tại đây, du khách sẽ được giới thiệu cách chơi nhạc cụ dân tộc, xem trình diễn dệt thổ cẩm theo phương thức truyền thống, và trải nghiệm không gian văn hóa, sản xuất nông nghiệp của người K'Ho.
Hoạt động du lịch ở Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà đang phát triển tốt (ảnh VQG Bidoup Núi Bà).
Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà cách trung tâm Thành phố Đà Lạt 50km. Bidoup và Núi Bà là hai đỉnh núi thuộc top 10 đỉnh núi cao nhất Tây Nguyên với độ cao 2287m và 2167m. Bidoup -Núi Bà nằm trong Vùng địa lý sinh học ông Nam Bộ với diện tích tự nhiên 64.800ha, gồm: Đất có rừng 59.034 ha, đất trống 5.766ha; Do địa hình và nền khí hậu nên tài nguyên sinh vật ở đây có số lượng quần thể các loài rất cao và có nhiều loài thực vật, động vật đặc hữu được các nhà khoa học, người yêu thiên nhiên quan tâm.
Cùng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, đẹp mắt, thời gian gần đây, Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà được nhiều người tìm đến để đi du lịch, trekking, khám phá. Chính vì vậy các công ty du lịch đa tận dụng triệt để, kết hợp với địa phương tổ chức các tour, tuyến, điểm du lịch mới phục vụ du khách trong và ngoài nước.
Vẻ đẹp thiên nhiên của rừng Bằng lăng ở Nam Cát Tiên Đồng Nai được thiên nhiên ưu ái ban tặng "kho báu" tài nguyên rừng phong phú và đa dạng, là tiềm năng to lớn để phát triển du lịch. Nổi tiếng là di sản thiên nhiên của thế giới với hệ thực vật và động vật phong phú, đa dạng, Vườn Quốc gia Cát Tiên sẽ là nơi khám phá, học hỏi và...