Khám phá vùng đất nổi tiếng nơi anh cả ‘chọn’ vợ và chia sẻ cho tất cả các em trai
Khi Tashi Sangmo 17 tuổi, c ô kết hôn với một người hàng xóm 14 tuổi ở một ngôi làng hẻo lánh trên dãy Himalaya ở Nepal và như phong tục truyền thống, cô đương nhiên cũng sẽ trở thành vợ của những người em trai của chồng.
Vua Minh tạo ra ngọn đồi nào để che chắn long mạch Tử Cấm Thành?Vì sao trên vương miện Hoàng đế nhà Thanh có hình tượng Phật?
Gia đình Tashi Sangmo (ảnh 2 từ trái sang) cùng chồng Pasang Lama (ngoài cùng bên phải) và 1 trong 8 cậu con trai ngồi tiếp khách. Ảnh: Thegreathimalayatrail
Vào thời cổ đại, con trai của hầu hết mọi gia đình ở vùng Upper Dolpo, nằm trên dãy Himalaya thuộc đất nước Nepal, sẽ cùng kết hôn chung với duy nhất một người phụ nữ. Tuy nhiên tập tục đa phu này đang mai một khi khu vực này bắt đầu mở cửa cho cuộc sống hiện đại và chỉ còn sót ở một vài ngôi làng hẻo lánh.
Nguồn gốc của phong tục này được cho là bắt nguồn từ việc nhiều gia đình thích sinh con trai trong khi tỷ lệ con gái ở địa phương rất thấp, chưa kể các gia đình có rất ít đất đai canh tác nên không thể chia đều cho các người con.
“Sẽ dễ dàng hơn theo cách này vì mọi thứ chúng tôi có đều thuộc về một gia đình. Của cải sẽ không phải chia cho nhiều gia đình người vợ và chỉ mình tôi là người chịu trách nhiệm”, Sangmo nói.
Thông thường, theo phong tục ở Nepal, với một gia đình đông anh em, thì người con trai cả sẽ là người được lựa chọn cô dâu. Nếu như người phụ nữ chấp nhận gả cho người anh cả, sẽ đồng nghĩa với việc cô là vợ của tất cả những người em trai còn lại trong gia đình.
Khi Sangmo đồng ý kết hôn với Mingmar Lama 24 năm trước, người ta hiểu rằng em trai của chồng cô là Pasang, năm đó mới chỉ 11 tuổi sẽ là người chồng tiếp theo của cô ấy khi đủ tuổi trưởng thành.
“Tôi muốn chia sẻ mối quan hệ này với em trai mình vì cuộc sống sẽ dễ dàng hơn cho cả hai chúng tôi”, Pasang, 35 tuổi, nói tại ngôi nhà của gia đình ở làng Simen, cách mực nước biển 4.000m và cách thị trấn gần nhất 5 ngày đi bộ.
Với những trường hợp như của Sangmo, cô sẽ phải chịu trách nhiệm chăm sóc và nuôi dưỡng Pasang trong vài năm nữa mới có thể danh chính ngôn thuận trở thành vợ chồng, bởi cũng theo truyền thống, vợ người anh cả sẽ phải làm nhiệm vụ này nếu như các anh em khác còn quá nhỏ.
Hầu hết đàn ông ở Nepal đều theo đạo Hindu, tuy nhiên khác với hầu hết đàn ông trên thế giới, những ông chồng ở Nepal sẽ lo hầu hết việc nhà như nấu nướng, giặt giũ trong khi người vợ chỉ lo việc kiếm tiền và chăm sóc con cái. Theo những người dân Nepal cao tuổi, chế độ đa thê cũng giúp cho gia đình họ “kế hoạch hóa gia đình” tốt hơn bởi dù có nhiều chồng nhưng người phụ nữ cũng không thể mang thai liên tục. Điều này giúp cho gia đình họ không quá khó khăn trong việc duy trì nền kinh tế gia đình.
Trong các gia đình thuộc chế độ đa thê, những người con được sinh ra thường khó nhận ra ai mới là bố đẻ của mình. Do đó chúng sẽ gọi tất cả các bác các chú của mình đều bằng bố. Không ai ghen tuông khi vợ của mình ngủ với anh hoặc em trai trong gia đình.
Shitar Dorje, 40 tuổi, kết hôn với người chồng 47 tuổi là Karma cách đây hai thập kỷ. Pema, em trai của Karma, kết hôn vài năm sau đó sau khi học xong triết học Phật giáo.
“Nếu tất cả chúng tôi ở trong nhà cùng một lúc, thì anh trai tôi sẽ ngủ với vợ tôi. Trong trường hợp của tôi, không có sự ghen tuông. Tôi không cảm thấy tồi tệ khi anh trai tôi ở trong nhà, vợ chúng tôi ở cùng anh ấy. Nếu tôi cảm thấy ghen tị, thì tôi đã đi lấy người khác”, Pema nói.
Cuộc sống đơn giản nhưng đầy khó khăn ở Upper Dolpo, cách thủ đô Kathmandu nhộn nhịp 500 km về phía Tây. Điều kiện vệ sinh còn sơ sài, dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại hầu như không tồn tại và phụ nữ phải vất vả đi khai thác đá hoặc lấy củi ở trong các thung lũng khô cằn hoặc thu hoạch mùa màng dưới cái nắng chói chang.
Trong một gia đình đa phu luôn có sự phân công lao động giữa các anh em khi một người trông nom đàn gia súc, một người giúp vợ trên đồng ruộng, người khác lo việc gia đình…
Đối với người phụ nữ khi kết hôn với gia đình đông con trai cũng sẽ coi như là một dạng “bảo hiểm trọn đời” của họ. Bởi lẽ do có nhiều người chồng trong cùng một nhà, nếu chẳng may có người này mất, thì người vợ sẽ không bị coi là “góa bụa” do vẫn còn những người chồng khác.
Theo tổ chức từ thiện SNV của Hà Lan, tổ chức có mối liên hệ chặt chẽ với khu vực này, tuổi thọ trung bình của nam giới chỉ là 48 và nữ giới là 46.
Bà Thajom Gurung, 70 tuổi, đến từ ngôi làng Saldang hẻo lánh, mất chồng là Choldung vì bệnh ung thư khoảng 40 năm trước. Tuy nhiên theo phong tục, hiện bà vẫn còn hai người chồng khác là anh em với Choldung.
“Khi tất cả chúng tôi ở cùng nhau trong nhà, chúng tôi thay phiên nhau ngủ chung giường với vợ tôi, không ai lo lắng về điều đó”, Choyocap, một trong hai anh em còn lại nói.
Trong những năm tháng gần đây, phong tục đa thê của Upper Dolpo vẫn được bảo tồn ở một số ngôi làng hẻo lánh. Nhưng khi đất nước Nepak ngày càng được biết đến là điểm du lịch nổi tiếng, người dân địa phương được tiếp cận với những điều mới mẻ thì phong tục này đã ngày càng được xóa bỏ.
Trên nóc những ngôi nhà bằng đá, nơi trước đây chỉ treo những lá cờ cầu nguyện, các đĩa vệ tinh đã bắt đầu mọc lên, cho phép Người dân Dolpo có cái nhìn thoáng qua về một thế giới hiện đại với những hình ảnh hiện đại, lãng mạn hơn so với thế giới của họ.
SNV cho biết trong khi 80% hộ gia đình thực hành chế độ đa phu một thế hệ trước thì con số này hiện giảm xuống còn 1/5 và có lẽ nó sẽ biến mất trong vòng hai thế hệ tiếp theo.
Tuy nhiên với những gia đình như ông Choyocap, đây vẫn là phong tục đáng quý và cần được duy trì ở Dolpo dù ông biết trong tương lai, tục lệ này chắc chắn sẽ biến mất hoàn toàn, khi mà nhận thức của người dân quê ông tăng cao, cũng như sự phân biệt nam, nữ được xóa nhòa.
“Đa phu là để giữ gia đình bên nhau khi cuộc sống khó khăn. Có nhiều anh em đồng nghĩa với việc gia đình sẽ vững mạnh hơn và con cái có cơ hội tốt hơn cho tương lai”, người đàn ông năm nay đã 77 tuổi chia sẻ.
Chuyện '49 gặp 50' trong hôn nhân: Ông 31 đời vợ cưới bà 23... đời chồng
Hôn nhân có vô vàn chuyện lạ. 49 gặp 50 là có thật. Một trong những câu chuyện ly kỳ về hôn nhân mà Sách Kỷ lục Guinness ghi nhận là chuyện tình "đa thê đa phu" của một cặp vợ chồng người Mỹ.
Glynn Wolfe, còn được gọi Scotty Wolfe (1908 - 1997), là một mục sư Baptist cư trú tại Blythe, California, người nổi tiếng vì giữ kỷ lục về số lượng cuộc hôn nhân một vợ một chồng nhiều nhất. Cuộc hôn nhân ngắn nhất của ông chỉ có 19 ngày, còn cuộc hôn nhân dài nhất của ông thì được 11 năm.
Hình ảnh Glynn Wolfe thời trẻ và khi về già. ẢNH FACEBOOK.COM, YOUTUBE.COM
Glynn Wolfe, chồng của Linda, người giữ kỷ lục có nhiều cuộc hôn nhân nhất trong lịch sử. ẢNH AVENTURASNAHISTORIA.UOL.COM.BR
Ông là một người khá kỳ lạ, có lẽ vẫn chưa sợ quá khứ và còn hy vọng vào tương lai, vào hạnh phúc hôn nhân nên ông tái hôn với 3 bà vợ đã từng ly hôn trước đó: cưới bà Charlotte Devane lần nữa vào năm 1936, sau khi đã ly dị bà vào... đầu năm đó; cưới bà Katherine Archer lần hai vào năm 1949 sau khi chia tay vào năm trước; và tái hôn bà Sharon Goodwin vào năm 1960 sau khi ly hôn cũng vào năm trước.
Bên tám lạng người nửa cân
Cuộc hôn nhân lâu nhất của Glynn Wolfe là 11 năm với người vợ thứ 28, Christine Camacho, kém ông 37 tuổi. Lần cuối cùng ông kết hôn với một người cũng nổi tiếng không kém gì ông, đó là bà Linda Taylor, một kỷ lục gia với danh hiệu "người phụ nữ kết hôn nhiều nhất": 23 lần.
Cuộc hôn nhân của cặp vợ chồng "quá khủng" này chỉ là một trò đánh bóng tên tuổi, bởi vì chỉ một tuần sau đám cưới, Taylor đã trở về quê hương của bà ở Indiana, nhưng bà vẫn giữ nguyên tên đã kết hôn của mình. Taylor tiết lộ rằng bà mơ ước có một tấm bảng ghi tên bà ở lối vào thành phố quê hương, để vinh danh kỷ lục đáng kinh ngạc của bà.
Linda Taylor có một "hôn nhân ký sự" đáng chú ý. Cuộc hôn nhân đầu tiên của Linda là vào năm 16 tuổi với George Scott, tất cả vì tình yêu và đây là người có mối quan hệ lâu nhất của bà - tổng cộng 7 năm chung sống. Cuộc hôn nhân ngắn nhất của bà là với Fred Chadwick, kéo dài 36 giờ.
Lần cuối bà kết hôn là vào năm 1996 với kỷ lục gia Glynn Wolfe, đồng thời là một nhà truyền giáo. Tuy nhiên gu chọn chồng của Linda không thuần nhất. Bà có thể kết hôn với nhiều loại đàn ông. Bà đã từng lấy một người vô gia cư, một nhạc sĩ, một thợ sửa ống nước... Tuy nhiên, đây không phải là điều kỳ lạ nhất, có vẻ như bà không sợ bất kỳ loại đàn ông nào. Bà đã từng kết hôn với một tù nhân tên là Tom Stutzman trong trường giáo dưỡng Pendleton, Indiana, khi anh ta đang thụ án vì tội hiếp dâm.
Linda Wolfe với những bức ảnh của một số chồng cũ. ẢNH AVENTURASNAHISTORIA.UOL.COM.BR
Linda cho biết người chồng tốt nhất của bà là Jack Gourley, người mà bà đã kết hôn 3 lần. Theo Linda, bà thích chàng trai này chủ yếu vì anh ta có thói quen hẹn hò ngẫu hứng và thói quen kỳ lạ là khỏa thân bơi lội.
Đoạn kết của người nhiều vợ, kẻ nhiều chồng
Linda đã có bảy người con trong các mối quan hệ của mình, và cuối cùng trở thành mẹ kế của nhiều người nữa. Trước khi qua đời, người phụ nữ này đã độc thân 12 năm và cho biết sẽ tái hôn vì nhiều lúc cảm thấy cô đơn. Khi nhắc về thời thanh xuân của mình, Linda nói: "Lúc trẻ, tôi chỉ là một cô bé mũi tẹt, nhưng các chàng trai trong xóm đều yêu tôi. Họ đều muốn cưới tôi". Tuy nhiên, sau khi nếm trải đủ mùi tình ái, bà khuyên những người trẻ tuổi: "Chỉ nên kết hôn một lần. Không có chiếc giường trải đầy hoa hồng, tin tôi đi". Cuối đời Linda chuyển đến một viện dưỡng lão rồi mất vào ngày 27.9.2009.
Glynn Wolfe qua đời ở Redlands, California, 45 ngày trước sinh nhật lần thứ 89 của ông. Glynn có khoảng 40 người con. ẢNH YOUTUBE.COM
Hôn nhân viên mãn cuối cùng rồi cũng... kết thúc. Kỷ lục gia Glynn Wolfe thì qua đời ở Redlands, California, 45 ngày trước sinh nhật lần thứ 89 của ông. Glynn có khoảng 40 người con. Điều ngậm ngùi là thi hài ông đã trở nên vô thừa nhận. Cuối cùng ông được chôn cất ở Blythe. Không ai trong số 28 người phụ nữ mà ông kết hôn hợp pháp đến dự lễ tang của ông, chỉ một người con của ông đến tiễn đưa ông lần cuối.
Đám cưới ma của Trung Quốc, một tập tục có thể khiến bạn lạnh sống lưng Minh hôn - còn gọi là âm hôn hay đám cưới ma - là nghi lễ kết hôn giữa hai người đã qua đời hoặc giữa một người đã khuất và một người còn sống. Theo Sina, Trung Quốc có một tập tục cổ xưa về đám cưới ma đã được thực hiện khoảng 3.000 năm. Tục lệ để giúp những người chưa...