Khám phá vùng đất nguy hiểm và bí ẩn nhất thế giới
Không cần phải tìm kiếm ở những nơi xa xôi trong vũ trụ, ngay trên trái đất vẫn tồn tại những vùng đất được coi là ẩn chứa nguy hiểm và cả những bí ẩn chưa có lời giải.
Những hồ nước, cánh rừng, thung lũng và cả những miệng núi lửa im lìm… đều có thể bất chợt trở thành nguyên nhân của những tai họa khủng khiếp, lạ lùng lại chính là những điểm đến thu hút của du khách và các nhà nghiên cứu.
Đứng đầu danh sách những hồ nước nổi tiếng về những vụ chết người bí ẩn trên thế giới phải kể đến hồ Nyos, Cameroon. Hồ Nyos rộng chừng 2,5km2 và sâu tới 210m, được hình thành trên miệng núi lửa đã tắt. Vào năm 1980, vụ phun trào khí CO2 ở đây đã làm chết 1.700 người và hơn 3.000 con gia súc.
Các nhà khoa học cho rằng, lượng magma nóng chảy nuôi dưỡng núi lửa vẫn hoạt động sâu dưới lớp vỏ trái đất. Không giống như các hồ nước khác cũng thường chứa một lượng khí CO2 và nổi lên mặt nước rồi tan vào không khí, lượng CO2 ở Nyos lại tích tụ ở phần đáy hồ.
Một giả thiết được đưa ra là do vị trí địa lý nơi đây được bao quanh bởi những rặng núi cao, chắn gió và khiến cho nhiệt độ bề mặt và đáy hồ chênh lệch lớn. Phản ứng dây chuyền gây hiệu ứng ống khói xảy ra khi lượng nước ở đáy hồ bão hòa với lượng khí CO2 tích tụ nhiều năm lên mặt hồ.
Những cư dân quanh hồ còn sống sót sau thảm họa Nyos đã mô tả về đám mây mù kỳ lạ bao phủ mặt hồ. Hiện nay các nhà khoa học đã dùng các ống dẫn để làm giảm hiệu ứng khí gas cũng như sử dụng phương pháp bình thông nhau để ngăn ngừa những đám mây CO2 hình thành từ đáy hồ sau đó nổi lên mặt nước gây nguy hiểm.
Cũng ở Cameroon, hồ Monoun nằm trong vùng núi lửa Oku cũng chứa một lượng lớn khí CO2. Năm 1984, vụ phun trào khí CO2 tại đây đã giết chết 37 người và tạo nên sự nghi ngờ về một hành động khủng bố. Chỉ tới khi thảm họa tương tự xảy ra hai năm sau người ta mới khẳng định chính lượng khí độc ở hồ này đã là nguyên nhân.
Hồ nước có tên Kivu nằm giữa Rwanda và Congo, trong một thung lũng có chiều dài hơn 6.000km và rộng 64km được coi là hồ cao nhất tại châu Phi với độ cao gần 1.500m so với mực nước biển.
Theo những báo cáo thăm dò, hoạt động núi lửa tại khu vực này đã tạo ra một túi dung nham khổng lồ ngay bên dưới hồ Kivu. Một lượng khí CO2 và metan tích tụ bên dưới lòng hồ đã gây nên những đợt phun trào khí độc khiến gây tác hại tới cư dân quanh vùng.
Những nghiên cứu địa chất và sinh học cho rằng, nước trong hồ nóng khiến cho khí metan thoát ra khỏi hồ, tạo thành những vụ nổ giải phóng khí CO2.
Video đang HOT
Hoạt động núi lửa tại Kamchatca, Nga.
Khi núi lửa tỉnh giấc
Những hoạt động địa chấn tạo nên hiện tượng phun trào núi lửa, khi các đĩa kiến tạo dịch chuyển, một lượng magma tuôn trào ra ngoài giải phóng một phần năng lượng ẩn chứa trong lòng trái đất. Và một trong những nơi có hoạt động núi lửa nhiều nhất chính là vùng lõm Danakil, Ethiopia. Nơi đây thấp hơn mực nước biển khoảng 100m, với nhiệt độ trung bình là 34,4C và là nơi gặp nhau của 3 mảng kiến tạo.
Những thăm dò cho thấy lớp dung nham nóng chảy luôn chuyển động bên dưới khu vực này và chỉ cách bề mặt chừng 20km. Đất đá nơi đây chứa một lượng lớn lưu huỳnh, muối và khoáng chất tạo thành một mùi và màu đặc trưng không giống ở bất kỳ nơi nào khác. Những người dân Afar sinh sống ở đây với nghề khai thác và buôn bán muối khoáng.
Danakil có diện tích bao phủ lên tới hơn 100.000km và được coi là vùng khô cằn nhất trên thế giới, sức nóng khiến cho nước bốc hơi nhanh chóng để lại lớp muối kết tinh trên bề mặt, vì thế nước ngọt khan hiếm và là mặt hàng quý giá tại đây.
Không giống với Danakil, nơi các hoạt động dù dữ dội nhưng vẫn âm thầm dưới lớp đất bề mặt, những vụ núi lửa phun trào tại các nơi khác như Tambora, đảo Sumbawa đã thực sự tạo thành một thảm họa vào năm 1815 khiến hơn 70.000 người thiệt mạng và ảnh hưởng tới khí hậu trong một thời gian dài.
Vụ phun trào năm 1883 của núi lửa Krakatoa với sức mạnh lớn hơn 13.000 lần so với một quả bom nguyên tử đã tạo ra một đợt sóng thần cao hơn 30m, khiến cho hơn 36.000 người thiệt mạng. Đám mây bụi bốc cao tới 24km và nhấn chìm Krakatoa xuống đáy đại dương và nhiều năm sau lại mọc lên một hòn đảo mới tại đây.
Năm 2010 là vụ núi lửa Merapi phun trào gây ra cảnh tàn phá và thiệt hại chỉ được giảm thiểu do các hoạt động cứu hộ được triển khai kịp thời.
Thung lũng mang tên tử thần
Thung lũng nổi tiếng Dead Valley được coi là vùng thấp nhất Bắc Mỹ (86m dưới mực nước biển) kéo dài giữa hai bang California và Nevada, Mỹ. Cao nguyên đất sét rộng lớn này hầu như không có mưa và một năm có tới 6 tuần nhiệt độ trung bình lên tới 40C thu hút rất nhiều khách du lịch muốn tận mắt thấy những điều bí ẩn nơi đây.
Thung lũng Dead Valley có đáy tạo bởi dòng sông cạn Amagesa, ở giữa thung lũng là cồn cát rộng khoảng 155km. Lượng mưa ít ỏi và nhiệt độ cao đã khiến cho lượng thực vật, động vật ở Dead Valley thưa thớt, chủ yếu là loại cỏ yanzi, thỏ, chuột, chó sói… Đã có nhiều vụ mất tích bí ẩn ở nơi đây khiến cho sự hoang vu của Dead Valley nhuốm màu sắc huyền bí và đáng sợ.
Năm 1849, một đoàn người tìm vàng khi đi tìm một con đường tắt xuyên qua Dead Valley đã bị mất phương hướng. Thành viên sống sót trong đoàn đã kể lại những hoàn cảnh khắc nghiệt, cái nóng gay gắt, bị tấn công bởi rắn độc, côn trùng… mà họ đã phải trải qua.
Những hòn đá tự dịch chuyển cũng là một điều bí ẩn ở thung lũng Dead Valley. Không có áp lực của gió, của mưa hay dòng nước, những hòn đá vẫn tự dịch chuyển một quãng đường dài và để lại những vệt đường đi của chúng trên cát.
Đã có những giả thuyết được đưa ra như lốc xoáy, lớp màng tảo đỏ, hay lượng mưa đọng trên bề mặt đá… nhưng tất cả đều chưa phải là câu trả lời thỏa đáng.
Tại khu bảo tồn Cronochco, Nga cũng có một thung lũng mang tên cái chết Kamchatca rất nổi tiếng với những núi xương trắng của các loài động vật.
Thung lũng Kamchatca có diện tích không lớn, chỉ dài chừng 2km và rộng 0.5km trên bán đảo Kamchatca, thuộc vùng Viễn Đông, Nga. Nơi đây có nhiều điểm du lịch rất đẹp như miệng núi lửa, hồ nước, suối nước nóng và rất nhiều động vật hoang dã.
Được phát hiện bởi nhà nghiên cứu núi lửa Leonov và kiểm lâm viên Kalyaev, trong khoảng thời gian từ năm 1975 đến 1983, đã có nhiều cuộc thám hiểm được tiến hành.
Những nhà thám hiểm đã thu thập được nhiều mẫu phân tích và cả số lượng lớn xương động vật tại khu vực này. Nguyên nhân có thể là do khí độc phun ra qua các vết nứt gây các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, tê liệt hô hấp và dẫn tới tử vong.
Những khu rừng bí ẩn và cổ xưa
Nếu có dịp được chiêm ngưỡng những cây thông mọc trong khu rừng ở ngoại ô Nowe Czarnowo, Ba Lan hẳn là du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên và thú vị bởi hình dáng bất thường của chúng. Có tới 400 cây thông mọc nơi đây có hình dạng cong, đồng loạt uốn một góc 90 độ về phía bắc trong khi cánh rừng thông bao bọc phía bên ngoài vẫn phát triển bình thường.
Những người dân địa phương tin rằng cha ông họ đã tạo ra cánh rừng này với mục đích… đóng tàu, hoặc giả thuyết là do một trận bão lớn đã làm chúng mọc cong như vậy.
Nếu sự bất thường của những cây thông là điều đặc biệt của khu rừng Nowe Czarnowo thì những mỏm đá sắc nhọn lại mang lại sự nổi tiếng cho khu rừng Tsingy, Madagascar.
Khu rừng đá Tsingy rộng tới 150.000ha được phát hiện bởi nhà thám hiểm Jean Claude Dobrilla vào năm 1990 phủ đầy bởi những tảng đá vôi sắc nhọn cao hàng chục mét. Địa danh này ngày nay là điểm đến hàng đầu của những du khách đam mê bộ môn trekking dù đường đi vô cùng gian nan vất vả và cần có sự trợ giúp của huấn luyện viên leo núi chuyên nghiệp.
Khu rừng được mệnh danh là tam giác Bermuda bởi những vụ mất tích bí ẩn mang tên Hoya Bachiu, Romania. Với diện tích 250ha nằm ở ngoại ô thành phố Cluj Napoca trở nên nổi tiếng vào năm 1960 sau khi nhà sinh học Alexandru Sift công bố phát hiện của mình về một vật thể bay kỳ lạ có hình dáng đĩa bay.
Một số cây trong khu rừng cũng mọc nghiêng một cách kỳ lạ như bị một vật gì đó đè xuống khiến chúng không phát triển bình thường được, và tại những vùng tăm tối trong khu rừng xuất hiện những quả cầu ánh sáng kỳ lạ… Tới nay, Hoya Bachiu vẫn ẩn giấu những điều kỳ bí đang chờ các nhà khoa học giải đáp.
Theo kienthuc.net.vn
Em bé Campuchia sinh ra với hộp sọ lõm 'như miệng núi lửa'
Mắc bệnh anencephaly vô phương cứu chữa, hộp sọ của Ah Neath lõm một khoảng lớn và bộ não cũng mất đi một phần.
Chào đời hồi tháng hai tại một ngôi làng thuộc tỉnh Tbong Khmum phía Đông Campuchia, Ah Neath đang phải chiến đấu từng giờ từng phút với tử thần. Tứ chi phát triển bình thường, bé gái lại mang dị tật bẩm sinh khiến hộp sọ bị lõm "như miệng núi lửa" và sưng to ở đằng sau. Não của Ah Neath cũng không hoàn chỉnh.
Bé Ah Neath bị lõm một khoảng lớn trên hộp sọ. Ảnh: VP.
Chia sẻ với The Sun, mẹ Ah Neath là Srey kể rằng ngay từ khi con gái chào đời, cô đã biết bé mắc bệnh nặng. "Tôi khóc suốt nhiều ngày", người phụ nữ nghẹn ngào. Đội ngũ y tế địa phương kết luận Ah Neath bị bệnh anencephaly, một dạng khiếm khuyết ống thần kinh bẩm sinh khiến trẻ sơ sinh mất đi một phần não và hộp sọ.
Đầu của Ah Neath bị sưng ở phía sau. Ảnh: VP.
Suốt hai tháng, Ah Neath nằm bệnh viện ở thủ đô Phnom Penh và phải thở bằng máy. Hiện bệnh nhi đã xuất viện nhưng mạng sống vẫn rất mong manh. "Hy vọng duy nhất của chúng tôi là các bác sĩ", Srey buồn bã. Để có tiền điều trị cho con, vợ chồng cô đã bán đi cả căn nhà.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng tránh Dị tật Mỹ, bệnh anencephaly tương đối hiếm gặp. Tại Mỹ, tỷ lệ mắc bệnh này là ba trên 10.000 ca sinh nở. Đến nay, y học chưa chữa được anencephaly.
Do dị tật ở não, bệnh nhi anencephaly thường bị mù, điếc và qua đời sau vài tuần. Tuy nhiên, vẫn có những em bé chiến thắng số phận như Jaxon Buell (Mỹ). Với 20% bộ não, em bé vẫn kiên cường sống và vừa đón sinh nhật ba tuổi.
Minh Nhật
Theo vnexpress.net
Hồ nước kỳ lạ quanh năm sôi sùng sục và bốc khói nghi ngút Nhìn từ xa hồ nước này như thể một nồi nước sôi được ai đó nhóm lửa đun quanh năm vậy. Hồ Frying Pan hay còn gọi là hồ "Chảo chiên" nằm ở thung lũng Waimangu (New Zealand) là một trong những hồ nước nóng lớn nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại. Sở sĩ hồ nước nóng này có cái...