Khám phá Vẻ đẹp kiến trúc Nhà đất trình tường của người Mông vùng Cao nguyên đá
Dọc theo quốc lộ 4C trên con đường mang tên Hạnh Phúc từ thành phố Hà Giang lên Quản Bạ, đến Yên Minh qua Đồng Văn, Mèo Vạc rất dễ bắt gặp những bản làng với các ngôi nhà trình tường đất, nổi bật giữa những hàng rào đá tạo nên một bức tranh hoang sơ, kỳ bí, khiến bất cứ du khách nào đi ngang qua cũng phải dừng lại ngắm nhìn.
Bà con dân tộc Mông với tập quán sinh sống trên những triền núi cao, trong những ngôi nhà trình tường, bởi nó mát dịu vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông, đây cũng chính là lối kiến trúc đặc trưng của miền cao nguyên đá. Những ngôi nhà trình tường đất của người Mông không chỉ là tổ ấm, là tài sản mà nó còn là nét đẹp văn hóa độc đáo, sản phẩm nhân văn chứa đựng các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào người Mông ở Hà Giang.
Kiến trúc ngôi nhà trình tường đất của người Mông thường dựa lưng vào núi, mỗi căn nhà có một cánh cổng gỗ trên được dán các tờ giấy đỏ, dù to hay nhỏ mỗi ngôi nhà đều có ba gian hai cửa và bao giờ cũng có sàn gác để cất giữ đồ đạc, lương thực, thực phẩm, ngô, lúa, đậu tương khi thu hoạch về, khói bếp sẽ hạn chế được sâu mọt, ẩm mốc. Gian bên trái dùng để đặt bếp lò và chỗ ngủ của vợ chồng chủ nhà. Gian bên phải đặt bếp sưởi và giường khách. Gian giữa rộng hơn để đặt bàn thờ tổ tiên và là nơi tiếp khách, ăn uống của gia đình. Ngôi nhà thường có từ 3 đến 4 ô cửa nhỏ, những ô cửa này để thông gió và lấy ánh sáng. Tường nhà làm hoàn toàn bằng đất nện dày mà không có bất cứ cột hay cọc nào làm trụ. Để tạo nên những bức trình tường độc đáo, người Mông thường chọn loại đất có độ kết dính cao, loại bỏ sạch rễ cây, đá to, cỏ rác. Trước khi trình tường, người ta làm những chiếc khuôn gỗ có chiều dài 1,5 m, rộng chừng nửa mét. Sau đó đổ đất vào khuôn gỗ và dùng những chiếc vồ nện chặt đất. Tất cả các khâu để hoàn thiện một ngôi nhà trình tường đều được làm thủ công bằng tay mà không dùng bất cứ máy móc nào. Tất cả các ngôi nhà trình tường của người Mông hầu như đều được bao bọc bởi những bức tường rào đá. Những viên đá kết thành hàng rào bao quanh ngôi nhà có chiều cao không quá nửa người. Đá muôn hình vạn trạng, nhiều kích cỡ khác nhau, nhưng họ đã rất khéo léo chèn khít vào nhau, tạo thành một hàng rào chắc chắn. Điều tài tình là những hàng rào này chẳng cần một chất kết dính nào mà đá vẫn khít chặt. Điều ấn tượng nhất là khi mùa xuân đến, nét đẹp đơn sơn, thơ mộng của ngôi nhà đất bỗng được tô điểm bởi màu đỏ của hoa đào, màu trắng muốt của hoa mơ, hoa mận, hoa lê, màu xám của hàng rào đá và màu nâu vàng của đất trình tường, tất cả như hòa quyện tạo thành một bức tranh thiên nhiên vùng cao nguyên đá vô cùng lý thú, độc đáo không thể tìm thấy ở bất cứ nơi đâu.
Trải qua hàng thế kỷ, những ngôi nhà trình tường đất trên Cao nguyên đá Đồng Văn Hà Giang vẫn không thay đổi nhiều về cấu trúc, bởi với quan niệm sống cần cù, chịu thương chịu khó trong một môi trường khí hậu khắc nghiệt, đã ảnh hưởng sâu sắc đến kiến trúc nhà ở của đồng bào dân tộc Mông ngày nay vẫn không ngừng sáng tạo, cải tiến ngôi nhà truyền thống của mình cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, cũng như trong sinh hoạt, lao động sản xuất mà vẫn không quên lưu giữ những nét đặc trưng truyền thống của dân tộc.
Vẻ đẹp của những cung đường đèo, dốc trên Cao nguyên đá
Vẻ đẹp của cao nguyên đá Hà Giang không chỉ có những mùa hoa nở lãng mạn, mộng mơ, mà còn ở những cung đường hùng vĩ, gập ghềnh, hiểm trở.
Những cung đường đèo, dốc tại Cao nguyên đá Đồng Văn có vẻ đẹp rất riêng, hấp dẫn những lữ khách mê xê dịch, khám phá, trải nghiệm
Hành trình từ thành phố Hà Giang, qua Quản Bạ, Yên Minh, tới Đồng Văn, sang Mèo Vạc, rồi quay về thành phố qua rất nhiều đèo dốc đẹp, gây ấn tượng, đáng nhớ.
Video đang HOT
Đoạn đường qua xã Cán Tỷ huyện Quản Bạ với cây gỗ nghiến cô đơn nổi tiếng với dân phượt.
Dốc Thẩm Mã uốn lượn như con rắn đang trườn giữa núi đồi.
Dốc chín khoanh hùng vĩ ở Phố Cáo.
Cung đường quanh co mềm mại ở thung lũng Sủng Là.
Con đường hun hút vào Lũng Cú.
Từ xa nhìn đoạn đường đèo Mã Pí Lèng như sợi chỉ cắt ngang dãy núi cao chất ngất.
Đường gấp khúc hình chữ "Z" liên tiếp ở một đoạn vào cột cờ Lũng Cú.
Con đường mòn vào bản tạo hình thù độc đáo.
Cung đường xuyên qua bản in bóng những mái nhà cổ truyền.
Cung đường xuống bến thuyền sông Nho Quế để lại dấu ấn qua rất nhiều tác phẩm của các nhiếp ảnh gia và du khách.
Đường lên xã Xín Cái, tới vùng biên cheo leo.
Dốc chữ "M" huyền thoại.
Đường dốc quanh co, uốn lượn bên những triền lúa ở Yên Minh.
Cao nguyên đá nên đi đường đâu cũng thấy đá và đá. Cung đường điển hình ở xã Mậu Duệ - Yên Minh.
Vòng cung đường ôm lấy bản làng đoạn từ Mậu Duệ sang Du Già thuộc huyện Yên Minh.
Rừng thông ven đường đẹp không kém những rừng thông châu Âu tại Yên Minh./.
'Đệ nhất động' trên Cao nguyên đá Hà Giang Khám phá rừng ngập mặn Cần Giờ 'Viên ngọc xanh' Phù Luông Động Lùng Khúy nằm cách trung tâm huyện Quản Bạ trên 10km, thuộc thôn Lùng Khúy, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ (Hà Giang). Từ khi được phát hiện và đưa vào khai thác năm 2015 đến nay, động Lùng Khúy được người dân Hà Giang tự hào coi là "Đệ...