Khám phá Trung tâm điều hành an ninh mạng cấp tỉnh quy mô nhất Việt Nam
Thái Bình là địa phương đầu tiên triển khai mô hình kiểu mẫu về Trung tâm điều hành an ninh mạng (SOC) tại Việt Nam. Đây là nơi giám sát, cảnh báo sớm và xử lý các sự cố an ninh mạng trên địa bàn toàn tỉnh.
Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh Thái Bình vừa chính thức khai trương Trung tâm điều hành an ninh mạng SOC. Lễ khai trương Trung tâm diễn ra trong khuôn khổ chuỗi sự kiện hội thảo và diễn tập an toàn, an ninh mạng do Bộ TT&TT tổ chức tại TP. Thái Bình.
Trung tâm điều hành an ninh mạng SOC của tỉnh Thái Bình là mô hình kiểu mẫu về việc đảm bảo an toàn an ninh thông tin tại các địa phương.
Nhiệm vụ của Trung tâm điều hành an toàn, an ninh mạng SOC là giúp các cơ quan tổ chức theo dõi, giám sát những nguy cơ, rủi ro 24/7, từ đó phát hiện sớm các lỗ hổng, các cuộc tấn công để chủ động ứng phó.
Trung tâm điều hành an ninh mạng SOC tỉnh Thái Bình bao gồm 3 phân khu. Trong đó, phân khu thứ nhất có vai trò hiển thị thông tin.
Phân khu thứ 2 bao gồm đội ngũ các chuyên gia CNTT trực tiếp ứng trực. Nhiệm vụ của phân khu này là tiếp nhận xử lý kỹ thuật.
Video đang HOT
Phân khu thứ 3 có vai trò điều phối để xử lý ứng cứu các sự cố.
Theo chị Hà – Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin & Truyền thông (Thái Bình), tổ ứng cứu sự cố của tỉnh có trên 30 người. Thường trực của tổ ứng cứu là cán bộ Sở TT&TT, Trung tâm CNTT và các thành viên đến từ các huyện và sở, ban ngành trong tỉnh.
Mỗi sở, ban ngành trong tỉnh Thái Bình sẽ cử một cán bộ quản trị mạng của mình thường trực tại Trung tâm điều hành an toàn, an ninh mạng SOC.
Những nhân sự này sẽ là đầu mối chân rết phục vụ việc ứng cứu cho chính đơn vị mà mình công tác. Khi cần, tỉnh Thái Bình sẽ huy động đội ngũ chuyên gia này để hỗ trợ việc xử lý ứng cứu sự cố trên địa bàn toàn tỉnh.
Hệ thống SOC của tỉnh Thái Bình có 3 bước cảnh báo. Ở bước đầu tiên, thông báo sẽ được phát ra cho hệ thống cán bộ quản trị. Nếu cán bộ quản trị không xử lý, hệ thống sẽ thông báo cho tổ trưởng tổ ứng cứu. Trong trường hợp tổ ứng cứu không xử lý kịp thời, sẽ có tin nhắn được gửi đến trực tiếp lãnh đạo tỉnh.
Các sự cố về an toàn thông tin sẽ được phân loại và gửi đến lãnh đạo tỉnh dựa theo mức độ nguy hiểm và tốc độ xử lý.
Đó là khi xảy ra tình huống hệ thống thông tin trong toàn tỉnh Thái Bình bị tấn công dồn dập một cách bất thường với tần suất cao. Bên cạnh đó, nếu đội ứng cứu xử lý tình huống chậm trễ, hệ thống cũng sẽ trực tiếp gửi tin nhắn đến cấp cao hơn để có sự chỉ đạo từ trên xuống.
Trung tâm điều hành an ninh mạng (SOC) tỉnh Thái Bình là kiểu mẫu về việc đảm bảo an toàn thông tin tại các địa phương. Mô hình này được kỳ vọng sẽ triển khai rộng khắp tại nhiều tỉnh thành khác trên cả nước.
Theo viet nam net
CEO Nexusguard: Những cuộc tấn công DDoS luôn luôn là 'bi kịch' với các nhà cung cấp dịch vụ
Ông Andy Ng, Tổng Giám đốc điều hành Nexusguard đã sử dụng từ 'bi kịch' để mô tả về cuộc tấn công DDos đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trong một hội thảo vừa được tổ chức.
Tấn công DDos luôn hiện hữu
CEO Nexusguard Andy Ng chia sẻ trong phiên tọa đàm.
Trong khuôn khổ buổi hội thảo, Giám đốc sản phẩm và tiếp thị của Nexusguard đã chia sẻ tổng quan về tấn công DdoS (các cuộc tấn công từ chối dịch vụ) trên thế giới và Việt Nam với những số liệu mới nhất mà Nexusguard theo dõi và thu thập.
Theo đó, báo cáo quý I/2019 cho biết, Việt Nam đứng vị trí thứ 4 trên toàn cầu, đứng thứ nhất Đông Nam Á về nguồn tấn công DDoS trên toàn cầu.
Con số này cũng khá trùng khớp với nhận định từ Cục An toàn Thông tin (Bộ TT&TT)trong bối cảnh các cuộc tấn công mạng ngày càng gia tăng, các cuộc tấn công DDoS ngày càng dễ thực hiện và việc phòng thủ ngày càng khó khăn.
Việt Nam đang trong quá trình phát triển cách mạng 4.0, các hệ thống thông tin đối mặt với nhiều nguy cơ tấn công mạng, cụ thể là các cuộc tấn công DDoS. Một trong những nguyên nhân của các cuộc tấn công từ chối dịch vụ là do tình trạng lây nhiễm mã độc và Việt Nam hiện cũng là một trong những quốc gia lây nhiễm mã độc cao trên thế giới.
CEO Nexusguard Andy Ng đã mô tả: "Với nhà cung cấp dịch vụ, các cuộc tấn công DDos luôn luôn là một bi kịch. Ở bất cứ nơi nào trên thế giới, khi chúng tôi trao đổi với các nhà cung cấp dịch vụ, khi họ bị tấn công thì các khách hàng sử dụng dịch vụ đó cũng có nguy cơ bị tấn công".
"Các nhà cung cấp dịch vụ phải đầu tư vào hạ tầng, thời gian cũng như công sức để bảo vệ trước cuộc tấn công mạng thay cho khách hàng. Nhưng liệu khách hàng có chi trả cho các nỗ lực đó hay không? Nhiều khách hàng nói rằng sẵn sàng trả phí dịch vụ cho 1 tháng, nhưng họ chỉ muốn trả phí dịch vụ đó vì cho rằng mình không bị tấn công. Nhưng thực tế, cuộc tấn công có thể lây nhiễm từ khách hàng này sang khách hàng khác, hàng ngày", ông Andy Ng cho biết.
Đây cũng chính là thức khó khăn lớn nhất đối với các nhà cung cấp dịch vụ vì để có được khách hàng, các doanh nghiệp này phải đầu tư và nỗ lực bảo vệ hệ thống cung cấp trước các cuộc tấn công mạng. Thế nhưng, các cuộc tấn công DDos luôn thay đổi và tiến hóa hàng ngày. Do đó, các doanh nghiệp phải có lực lượng chuyên về an toàn thông tin để bảo vệ doanh nghiệp hiệu quả.
Nhận thức là thách thức lớn nhất của doanh nghiệp
Khi được hỏi về thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam trước các cuộc tấn công, ông Andy Ng cho rằng: "Nhận thức về vấn đề DDoS là thách thức lớn nhất hiện nay. Mỗi doanh nghiệp phải nhận thức đúng và có chiến lược về an toàn an ninh mạng trong doanh nghiệp của mình".
Cũng theo chia sẻ của ông Andy Ng, trong quá trình tiếp xúc với các doanh nghiệp, tổ chức tại nhiều quốc gia trên thế giới, nhiều cán bộ kỹ thuật hoặc trưởng bộ phận về IT cũng lo lắng về sự thiếu hụt ngân sách do những người đứng đầu chưa nhận thức đủ nên không chú trọng đầu tư ngân sách đầu tư cho các hệ thống an toàn thông tin. Do đó, trong quá trình hoạt động của mình, Nexusguard luôn cố gắng hợp tác với các Chính phủ và cơ quan nâng cao nhận thức cho mọi người là DDoS có thể xảy ra thường xuyên và có tần suất lớn hơn nhiều so với tưởng tượng của mọi người.
"Tin tặc không bao giờ tấn công để cho vui, chúng nghiên cứu, theo dõi nhiều tháng và sẽ tấn công lúc chúng ta yếu nhất và lúc đó, chúng ta sẽ chịu tổn thương nhiều nhất", CEO cho biết.
Ông Andy Ng, CEO Nexusguard:
"Nexusguard Limited được biết đến là một công ty đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo mật. Với sự hiện diện mạnh mẽ tại châu Á, Nexusguard đang tham gia bảo vệ các cơ quan chính phủ, các công ty cung cấp dịch vụ truyền thông và doanh nghiệp khỏi các cuộc tấn công DDoS trong suốt thập kỷ qua. Thông qua Hội thảo này, Nexusguard mong muốn nhận thức về bảo mật sẽ được nâng cao tại Việt Nam khi Việt Nam đang tìm kiếm giải pháp an toàn mạng và chuyển mình thành quốc gia thông minh. Nexusguard mong muốn được làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông để đảm bảo việc truy cập được và dịch vụ quan trọng được thông suốt".
Theo ICTNews
8.319 sự cố tấn công mạng vào Việt Nam Theo ghi nhận của VNCERT, tính đến hết quý III năm 2018, đã có 8.319 sự cố tấn công mạng vào Việt Nam cả 3 loại hình phishing, malware và deface Ngày 25-11, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) và Công ty PwC Việt Nam đồng tổ chức cuộc diễn tập an ninh mạng với chủ đề "Nâng...