Khám phá Trung tâm Công nghệ sử dụng Al kiểm soát đám đông ở World Cup 2022
Qatar đã thiết lập Trung tâm Công nghệ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để theo dõi khán giả, dự đoán đám đông và kiểm soát nhiệt độ sân vận động.
Qatar dự kiến đón hơn 1,2 triệu người hâm mộ bóng đá sẽ tới dự World Cup 2022 diễn ra từ 20/11 đến 18/12. Để đảm bảo an ninh, Qatar thành lập Trung tâm Chỉ huy và Điều khiển Aspire tại thủ đô Doha.
Hơn 100 kỹ thuật viên sẽ thay nhau làm việc suốt ngày đêm để giám sát chặt chẽ hình ảnh từ 22.000 camera an ninh trải khắp 8 sân vận động World Cup.
Nhân viên làm việc tại Trung tâm Chỉ huy và Điều khiển Aspire cho giải bóng đá thế giới World Cup 2022. Ảnh: AFP.
Với hệ thống camera và khả năng phân tích của AI, trung tâm này sẽ cảnh báo quy mô đám đông, vận hành các cổng ra vào, đảm bảo nguồn nước và hệ thống điều hòa không khí trên sân vận động hoạt động hiệu quả.
Công nghệ nhận dạng khuôn mặt sẽ cho phép các kỹ thuật viên xem cận cảnh từng vị trí trong số 80.000 chỗ ngồi tại sân vận động Lusail, nơi tổ chức 10 trận đấu, bao gồm cả trận chung kết.
Các chuyên gia từ an ninh mạng đến chống khủng bố cũng làm việc tại Trung tâm Chỉ huy và Điều khiển Aspire, cùng các quan chức Qatar và FIFA.
Camera an ninh ở tất cả khu vực của sân vận động sẽ đảm bảo kiểm soát viên có thể kiểm tra hoạt động của từng địa điểm trước, trong và sau mỗi trận đấu. Các nhà tổ chức nói rằng, lần đầu tiên khái niệm “sân vận động kết nối” được sử dụng trong một kỳ World Cup.
“Chỉ với một cú nhấp chuột, bạn có thể chuyển từ sân vận động này sang sân vận động khác, nhằm quản lý an ninh, cơ sở vật chất, an toàn sức khỏe và đảm bảo các hoạt động công nghệ thông tin và truyền thông. Mọi thứ được tích hợp thông qua nền tảng tập trung”, ông Hamad Ahmed al-Mohannadi – Giám đốc trung tâm, cho biết.
Video đang HOT
Công nghệ AI sẽ cho phép các kỹ thuật viên dự đoán sự gia tăng của đám đông và nhanh chóng giải quyết tình trạng quá tải bằng cách chia sẻ thông tin với các quan chức an ninh.
Một camera an ninh tại Sân vận động Al Bayt ở Doha. Ảnh: AFP.
Mục đích lắp đặt hệ thống camera an ninh là tránh những sự cố hỗn loạn trong và ngoài sân vận động.
Hồi tháng 5, bên ngoài sân Stade de France ở Paris, cảnh sát phải sử dụng hơi cay để kiểm soát đám đông đang chen chúc, cố gắng vào xem trận chung kết Champions League giữa Liverpool và Real Madrid. Vào đầu tháng 10, hơn 130 người đã thiệt mạng trong một đám đông hỗn loạn tại sân vận động ở ở thành phố Malang, Indonesia.
Nhóm kỹ thuật của trung tâm Aspire nói rằng, việc tổng hợp dữ liệu cho phép họ dự báo các mô hình đám đông. Vì biết chính xác số lượng người dự kiến dựa trên doanh số bán vé, nhóm có thể dự đoán và cảnh báo thời điểm đám đông tăng đột biến.
“Bên cạnh đội kiểm soát đám đông và nhân viên an ninh tại chỗ, còn có cơ quan thực thi pháp luật. Chúng tôi cố gắng bổ sung dữ liệu để các bên đưa ra quyết định chính xác”, Niyas Abdulrahiman – Giám đốc công nghệ của trung tâm, cho biết.
Với sự trợ giúp của AI, trung tâm có thể xác định số người trong một không gian cụ thể và áp dụng ngưỡng an toàn. Nếu có hơn 100 người trong một khu vực, kỹ thuật viên có thể xác định các nút thắt cổ chai nguy hiểm, kiểm tra hoạt động các cổng vào sân vận động và đảm bảo dòng người ra vào suôn sẻ.
Tất cả các sân vận động phục vụ World Cup 2022 đều trang bị hệ thống điều hòa. Nếu có sự chênh lệch nhiệt độ bên trong mỗi địa điểm, các cảm biến từ trung tâm chỉ huy có thể thu thập dữ liệu và nhắc nhở điều chỉnh.
Hệ thống điều hòa được lắp đặt tại sân vận động Al Janoub. Ảnh: Andy Commins.
Al Mohannadi nói: “Thông qua trung tâm này, nền tảng tập trung cho chúng tôi cơ hội phản ứng nhanh, hiệu suất cao hơn mà không đòi hỏi nhiều nhân lực”.
Giám đốc Al Mohannadi không lo lắng trước các mối đe dọa an ninh mạng. Ông cho biết hệ thống được thiết kế để chống lại những lỗ hổng.
“Rõ ràng, tất cả điều này phụ thuộc vào an ninh mạng và khả năng chống lại mọi mối đe dọa từ bên ngoài hoặc bên trong của hệ thống. Chúng tôi đảm bảo các hệ thống được bảo mật và thường xuyên kiểm tra ngay từ bây giờ để chắc chắn trong thời gian diễn ra World Cup không có sự cố an ninh mạng nào xảy ra”.
Ý nghĩa thực sự phía sau cái tên Apple: Hóa ra không quá cao siêu như mọi người vẫn nghĩ
Bạn đã bao giờ nhìn vào iPhone, iPad hoặc Apple Watch của mình và tự hỏi tại sao Apple lại được gọi là Apple?
Rõ ràng, Apple là một cái tên khiến nó trở nên nổi bật hơn các đối thủ cùng ngành. Chúng ta có Microsoft, Nvidia, IBM, AMD, Atari và hàng ngàn cái tên khác không có nghĩa hoặc liên quan đến công nghệ theo một cách nào đó. Nhưng trong đám đông, Apple dường như là một câu chuyện hoàn toàn khác. Liệu có ý nghĩa sâu xa nào đằng sau cái tên này, hay nó chỉ tình cờ là thứ đã gắn bó với những người sáng lập trong những ngày đầu khởi tạo công ty?
Để tìm câu trả lời, chúng ta sẽ phải quay lại thời điểm Apple Computers Inc. được thành lập. Hai sinh viên bỏ học đại học và là những người bạn của nhau, Steve Jobs và Steve Wozniak, đã tạo ra Apple vào ngày 1 tháng 4 năm 1976. Theo Ann Brashares, tác giả cuốn sách "Steve Jobs Thinks Defferent", cả Jobs và Wozniak khi đó đều muốn tạo ra một chiếc máy tính mà những người bình thường có thể để trong nhà và văn phòng của họ. Nên nhớ rằng đó là năm 1976 và máy tính là những thiết bị chiếm rất nhiều không gian, thậm chí các máy tính cấu hình cao có thể lấp đầy toàn bộ một căn phòng. Jobs và Wozniak đã hợp tác để cùng nhau tạo ra một chiếc máy tính đủ đơn giản và nhỏ gọn để mọi người trên thế giới đều có thể sở hữu nếu họ muốn.
Và Jobs cùng Wozniak đã khởi động kế hoạch của họ bằng cách tạo ra Apple Computer và thiết lập trụ sở công ty ngay trong nhà để xe của gia đình Jobs. Và cùng với sự nhiệt tình và sáng tạo, cuối cùng họ đã có thể chế tạo chiếc máy tính đầu tiên của mình, được đặt tên là "Apple I". Dường như cái tên này ngụ ý rằng từ khóa "Apple" là một cái gì đó có ý nghĩa đối với cả hai, và cũng là một cái gì đó mà họ cảm thấy ấn tượng mạnh mẽ. Không hẳn như vậy.
Steve Jobs nghĩ ra cái tên "Apple Company"
Trong cuốn tiểu sử của Steve Jobs , do Walter Isaacson chấp bút, Jobs nói với tác giả rằng thời điểm đó ông hiện đang thực hiện một trong những chế độ ăn kiêng bằng trái cây của mình. Và ngày ông đặt tên cho công ty - thứ sẽ thay đổi cả cuộc đời ông sau đó - thì ông đang trên đường trở về từ một trang trại táo. Điều này đã được chứng thực trong cuốn tự truyện của Steve Wozniak, vì chính Wozniak là người đã chở Jobs trở về từ sân bay sau chuyến đi đó. Và ông nói rằng tên của công ty được đặt trên chính chuyến xe đó. Rõ ràng, nơi Jobs gọi là "vườn táo" thực chất chỉ là một địa danh chung nào đó. Và theo tiểu sử của chính mình, Jobs đã đề xuất cái tên "Apple Company" vì cho rằng nó nghe "vui vẻ, khích lệ tinh thần và không quá đáng sợ".
Wozniak không bị thuyết phục ngay lập tức. Bởi khi đó, ban nhạc The Beatles nổi tiếng có hãng thu âm của riêng họ tên là Apple Records, và việc thành lập một công ty với cái tên tương tự như vậy có thể gây ra thảm họa cho công ty non trẻ này. Những lo lắng này không phải là không có cơ sở, vì Apple Computer sau đó đã bị Apple Records kiện vì vi phạm nhãn hiệu. Vụ kiện kết thúc bằng một thỏa thuận mà Apple Computer phải trả cho Apple Corps (công ty mẹ sở hữu Apple Records) khoản tiền lên tới 80.000 USD. Đối với công ty mới chớm nở như Apple vào thời điểm đó, đây có thể là một đòn giáng nặng nề. Nhưng ít nhất nó cũng không ngăn cản được thành công sau này của công ty.
Vai trò quan trọng của danh bạ điện thoại
Một cuốn sách khác, có tựa đề "Apple Confidential 2.0", đã tiết lộ rằng hai người đồng sáng lập công ty đã thực sự cố gắng tìm ra cái tên mà họ thích hơn. Rất nhiều cái tên được đưa ra, chẳng hạn như Executex hoặc Matrix Electronics, những cái tên phù hợp hơn Apple khi miêu tả một công ty công nghệ vào thời điểm đó. Nhưng, cả hai dường như vẫn không cùng thích bất kỳ cái tên nào khác, cũng như ngày càng thích cái tên Apple Computer. Vì vậy, đó là cái tên cuối cùng họ đã lựa chọn.
Trong nhiều năm sau, một vài suy đoán đã xuất hiện giải thích tại sao Wozniak và Jobs lại chọn cái tên đó cho công ty của họ. Một trong những lý do phổ biến nhất được biết đến trong giới là việc họ muốn Apple trở thành cái tên công ty đầu tiên xuất hiện trong danh bạ điện thoại. Thời điểm đó, danh bạ điện thoại là một vấn đề lớn và việc đưa công ty vượt lên trên các đối thủ khác về cơ bản là một cách quảng cáo miễn phí. Jobs, người từng làm việc cho Atari trước khi thành lập Apple, cho biết trong một bài thuyết trình năm 1980 rằng Apple Computer được tạo ra vì ông rất thích táo, và một phần vì nó sẽ đứng trước Atari trong danh bạ điện thoại.
Rõ ràng, tất cả lý giải cũng như bằng chứng đã chỉ ra một lý do chính đằng sau cái tên Apple. Đó là, cả Jobs và Wozniak đều rất thích nó. Và có thể, đơn giản vì họ không thể nghĩ ra bất cứ cái tên nào tốt hơn, và trọng tâm của cả hai khi đó cũng không phải là chuyện đặt tên, mà là làm cho công ty này có thể hoạt động được với rất ít hoặc thậm chí không có đồng nào.
Ai có thể nghĩ ra được nhiều năm sau, công ty tạm bợ sinh ra từ trong gara đó lại trở thành một gã khổng lồ công nghệ được công nhận trên toàn thế giới, và sản phẩm của họ luôn đứng đầu bảng xếp hạng doanh số năm này qua năm khác?
Cuộc sống thường kỳ diệu như thế đó.
Xe điện Mỹ vượt qua cột mốc quan trọng, sớm trở thành phương tiện phổ biến trên những con đường? Nhiều người có thể nhớ lại lần đầu cầm trên tay một chiếc smartphone đời đầu. Đó là thiết bị khác thường, đắt tiền và đủ mới lạ để thu hút sự chú ý của đám đông tại các bữa tiệc. Thế nhưng, chưa đầy một thập kỷ sau, việc không sở hữu một chiếc điện thoại thông minh mới là điều bất...