Khám phá, trải nghiệm cùng Công viên Địa chất Đắk Nông
Với hệ thống hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á, sự đa dạng sinh học, cùng nhiều nét độc đáo về văn hóa, địa chất, Công viên Địa chất toàn cầu Đắk Nông là điểm đến lí tưởng cho những ai thích khám phá và trải nghiệm.
Công viên Địa chất toàn cầu Đắk Nông có diện tích hơn 4.700km2, nằm trải dài trên địa bàn 6 huyện, thị xã gồm: Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk Glong và thị xã Gia Nghĩa của tỉnh Đắk Nông. Với 65 điểm di sản địa chất, trong đó có 7 điểm di sản địa chất tầm quốc tế, Công viên Địa chất toàn cầu Đắk Nông hội tụ tất cả các giá trị tiêu biểu cả về địa chất, địa mạo, văn hóa cũng như đa dạng sinh học đặc trưng của khu vực.
Hồ Tà Đùng được ví như “Vịnh Hạ Long trên cao nguyên”
Trong thời gian qua, Công viên Địa chất Đắk Nông thu hút nhiều du khách đến chiêm ngưỡng, tìm hiểu không chỉ vì khung cảnh độc đáo mà còn vì các giá trị văn hóa lâu đời của các dân tộc. Đến với Công viên Địa chất toàn cầu Đắk Nông, du khách được, khám phá, trải nghiệm hệ thống hang động núi lửa trong đá bazan độc đáo, nguyên sơ vốn được xác lập kỷ lục dài nhất Đông Nam Á; Ngắm nhìn các thắng cảnh hoang sơ, hùng vĩ như núi lửa Băng Mo (huyện Cư Jút), núi lửa Nâm Gleh R’luh (huyện Đắk Mil); Tham gia hành trình về nguồn tại các buôn làng của người Ê Đê, M’Nông với nhiều nét độc đáo của văn hóa bản địa; tham quan Vườn Quốc gia Tà Đùng với thắng cảnh Hồ Tà Đùng, vốn được ví là “Vịnh Hạ Long trên cao nguyên”…
Cánh đồng lúa dưới chân núi lửa
Công viên Địa chất toàn cầu Đắk Nông hội tụ tất cả các giá trị tiêu biểu
Video đang HOT
Miệng hang núi lửa C7
Điểm nổi bật nhất trong Công viên Địa chất này là hệ thống hang động núi lửa phân bố khu vực dọc sông Krông Nô được phát hiện từ năm 2007, hoàn toàn hoang sơ, chưa có sự tác động của con người. Hệ thống này có hàng chục hang động lớn nhỏ khác nhau, với tổng chiều dài khoảng 25 km từ miệng núi lửa Buôn Choáh dọc theo sông Sêrêpốk đến khu vực thác Đray Sáp. Các nhà khoa học Việt Nam và Nhật bản đánh giá hệ thống hang động núi lửa Krông Nô là hang động dung nham dài và đẹp nhất Đông Nam Á. Bên trong các hang động có nhiều cấu tạo đặc trưng của quá trình phun trào núi lửa như ngấn dung nham, dòng chảy dung nham, hố sụt cùng các di tích thực vật và quá trình đông cứng dung nham bazan xảy ra cách đây hàng triệu năm. Giá trị lớn nhất của hệ thống hang động núi lửa Krông Nô là có nhiều di vật khảo cổ là bằng chứng con người tiền sử sinh sống tại đây từ hậu kỳ đồ đá cũ. Những phát hiện khảo cổ học này cho thấy một loại hình cư trú mới của cư dân tiền sử ở vùng đất đỏ bazan Tây Nguyên, từ đó mở ra một hướng nghiên cứu mới về khảo cổ học hang động núi lửa ở Việt Nam và cả khu vực Đông Nam Á.
Khám phá hệ thống hang động tại Công viên địa chất Đắk Nông
Điều làm tăng giá trị cho Công viên Địa chất Đắk Nông là nó nằm giữa vùng đất có bề dày lịch sử văn hóa với những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể như: Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Sử thi Ót N’drong, Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Nung, Vườn Quốc gia Tà Đùng, Rừng đặc dụng, cụm thác Đ’ray Sáp,Trinh Nữ, Gia Long và Vườn Quốc gia Yok Đôn (Đắk Lắk).
Thác Liêng Nung, nơi có truyền thuyết gắn với lịch sử lập đất, lập bon
Núi lửa Năm Kar
Những ngọn núi lửa hùng vĩ và những thác nước tuyệt đẹp, hệ thống hang động núi lửa bazan vô vùng độc đáo dài nhất khu vực Đông Nam Á làm nên tuyến du lịch độc đáo thứ nhất “Trường ca của lửa và nước” ở Công viên Địa chất Đắk Nông. Điểm đến nổi bật nhất trong hành trình này là Khu vườn âm thanh (Phonofolium), được đặt tại Trung tâm thông tin Công vên Địa chất toàn cầu Đắk Nông. Đây là một công trình nghệ thuật tương tác giữa cây sống phản ứng với những cảm ứng của con người để tạo ra âm thanh. Công trình nghệ thuật này cho phép du khách cảm nhận được mối quan hệ giữa những tác động của cơ thể người với thiên nhiên nhằm đem lại những trải nghiệm mới lạ và độc đáo cho khách tham quan.
Lễ Iun Jông (hay còn gọi là lễ gắn kết tình thân) của cộng đồng dân tộc Mạ
Thác Đray Sap
Bên cạnh đó, tuyến du lịch thứ hai ở Công viên địa chất Đắk Nông có tên gọi “Bản giao hưởng của làn gió mới”. Đây là hành trình về nguồn, nơi chứa đựng các giá trị văn hóa bản địa của đồng bào dân tộc M’Nông, Ê Đê như: Sử thi, nghệ thuật cồng chiêng, dệt thổ cẩm, đan lát truyền thống… và các di tích lịch sử thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ. Với “Âm vang từ trái đất” là tên gọi của tuyến du lịch thứ ba, mang đến những trải nghiệm về cảnh quan thiên nhiên như hồ Tà Đùng, thác nước granit, điểm gỗ hóa thạch… và thưởng thức nhạc cụ truyền thống dân tộc tại nhà trưng bày các nhạc cụ cổ xưa, cồng chiêng người Mạ và nhà triển lãm âm thanh…
Khám phá, trải nghiệm cùng Công viên Địa chất Đắk Nông
Công viên Địa chất toàn cầu Đắk Nông đã đem đến cho du khách những khám phá, trải nghiệm rất thú vị về con người, lịch sử, văn hóa, địa chất, địa mạo, nơi đây. Với việc được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu, Công viên địa chất Đắk Nông hứa hẹn là một điểm du lịch hấp dẫn thu hút du khách trong nước và quốc tế trong tương lai.
Indonesia có thêm công viên địa chất được UNESCO công nhận
Công viên Kaldera Toba của Indonesia là 1 trong 15 công viên được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu.
Ngày 7/7/2020, Ủy ban Chương trình và Quan hệ quốc tế, Hội đồng Chấp hành UNESCO lần thứ 209 đã thông qua Quyết định công nhận Công viên Địa chất Kaldera Toba của Indonesia là Công viên Địa chất Toàn cầu.
Công viên Kaldera Toba của Indonesia là 1 trong 15 công viên được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu. Với sự công nhận này, công viên Kaldera Toba trở thành Công viên Địa chất Toàn cầu thứ 5 của I Indonesia sau công viên Batur, Commehu, Gunung Sewu và Rinigate.
Công viên Kaldera Toba. (Ảnh: Trendasia)
Cho đến trước kỳ họp xét công nhận này, trên thế giới chỉ có tổng cộng 147 Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO ở 41 quốc gia.
UNESCO đánh giá Công viên Kaldera Toba có liên kết địa chất và di sản truyền thống cao với cộng đồng địa phương, đặc biệt là về văn hóa và đa dạng sinh học. Việc được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu mang lại cơ hội phát triển kinh tế, du lịch, văn hóa khu vực Toba, đảo Sumatera của Inddonesia, tạo thêm việc làm cho người dân địa phương, đồng thời đây cũng là trách nhiệm của người dân Indonesia trong việc bảo vệ di sản toàn cầu.
Hiện nay, Indonesia có 10 di sản văn hóa phi vật thể, 9 di sản văn hóa và tự nhiên cùng 16 khu dự trữ sinh quyển được UNESCO công nhận./.
Nhiều nét độc đáo ở Công viên địa chất Đắk Nông Vừa được Ủy ban chương trình và quan hệ quốc tế của Hội đồng Chấp hành Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Công viên địa chất toàn cầu, Công viên địa chất Đắk Nông của Việt Nam hứa hẹn là một điểm hút du khách quốc tế trong tương lai. Khu bảo tồn...