Khám phá “thiên hạ đệ nhất làng”, miền tiên cảnh bồng lai ở Tân Cương
Làng Hòa Mộc từng là điểm dừng chân của nhiều đoàn thương nhân đi qua Con đường tơ lụa.
Giờ đây, ngôi làng nằm nép mình hiền hòa bên dãy Altai.
Tân Cương nằm ở vùng núi cao phía Tây của Trung Quốc, do vậy khách du lịch khi đến đây đều say mê trước vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ và đa dạng. Nơi đây sở hữu những ngọn núi cao, hoang mạc rộng lớn, đồng thời lại có nhiều hồ nước trong xanh và các đồng cỏ xanh mướt.
Làng Hòa Mộc nằm giữa những rặng núi ở Tân Cương.
Làng Hòa Mộc của Tân Cương nằm trong vòng tay ôm ấp của dãy núi Altai hùng vĩ, được biết đến với tên gọi “thiên hạ đệ nhất làng” và được xem là ngôi làng đẹp nhất Trung Quốc. Đây là một điểm du lịch nổi tiếng bởi vẻ đẹp tựa tranh vẻ, đặc trưng với những ngôi nhà gỗ mộc mạc, con đường thảm đá uốn lượn và khung cảnh thiên nhiên choáng ngợp.
Thảo nguyên bát ngát dưới chân những dãy núi hùng vĩ.
Bước chân vào làng Hòa Mộc, bạn như lạc vào chốn thần tiên với những ngôi nhà gỗ mộc mạc được làm từ gỗ rừng truyền thống. Kiến trúc độc đáo này mang đậm dấu ấn văn hóa của người Duy Ngô Nhĩ bản địa, tạo nên không gian sống ấm cúng và gần gũi với thiên nhiên. Dạo bước dọc theo những con đường trải đá uốn lượn, du khách có thể cảm nhận được sự bình yên và thanh thản của làng quê trên rẻo cao.
Khách du lịch đang tận hưởng thiên nhiên ở làng Hòa Mộc.
Nhưng con suối chảy xiết, dẫn nước từ núi tuyết về hạ nguồn và làm xanh mát mọi nơi nó đi qua.
Hãy tưởng tượng trên thế gian này lại có một tấm thảm được dệt bằng những cây xanh rực rỡ, không khí trong lành sống động với tiếng thì thầm của những cây thông và bạch dương cao chót vót khẽ đưa trong gió. Ở phía xa, những đỉnh núi hùng vĩ phủ đầy tuyết của dãy Altai như đâm xuyên bầu trời tạo thêm nét hùng vĩ cho cảnh quan.
Đi bộ băng qua thảo nguyên và chiêm ngưỡng đỉnh núi tuyết ở phía xa.
Như một ngọn đèn pha sáng rọi trên Con đường tơ lụa, làng Hòa Mộc từng là điểm dừng chân quan trọng trên tuyến đường thương mại nổi tiếng nối liền Á và Âu. Khoảng 200 năm trước, làng bắt đầu hình thành như một trạm dừng chân của các bộ tộc du mục trên lộ trình săn bắt và từ đó, nơi đây đã trở thành một biểu tượng của sự gắn kết văn hóa giữa các dân tộc.
Cưỡi ngựa trên thảo nguyên là hoạt động du lịch vô cùng đặc trưng ở đây.
Đến với làng Hòa Mộc, bạn không chỉ rời bỏ cuộc sống thường nhật chật chội, mà còn được trải nghiệm văn hóa độc đáo của người Duy Ngô Nhĩ. Không ít người ở làng vẫn giữ lối sống có từ ngàn năm trước, văn hóa đặc sắc của người Duy Ngô Nhĩ chịu ảnh hưởng từ nhiều nền văn hóa lớn như Trung Á, Ba Tư, Nga, Trung Quốc và Hồi giáo.
Đường đi uốn lượn ở làng Hòa Mộc, kiểu địa hình đặc trưng của Tân Cương.
Các ngôi nhà ở Hòa Mộc được xây “chôn” một nửa trong lòng đất giúp chống lại cái lạnh khắc nghiệt trong những ngày tuyết rơi. Người trong làng lợp mái và tường nhà bằng gỗ xếp chồng lên nhau giúp ngôi nhà không chỉ giữ ấm mà còn chống lại sự ẩm ướt từ môi trường xung quanh.
Những ngôi nhà được “chôn” một nửa trong lòng đất và được lợp gỗ xung quanh, giúp chống rét hiệu quả trước mùa đông rẻo cao.
Video đang HOT
Tất cả các cửa nhà đều mở về hướng đông, được coi là hướng may mắn và mang lại sự phát triển và thịnh vượng theo quan điểm truyền thống của người dân địa phương. Một điều đặc biệt khác là khi xây dựng một ngôi nhà mới, gia chủ thường đặt những tấm màn trắng trên dầm nhà. Đây không chỉ là một hành động trang trí mà còn là một biểu tượng của sự trân trọng và lời cầu nguyện cho những điều tốt lành và may mắn cho gia đình trong tương lai.
Khung cảnh yên bình của ngôi làng nằm nép mình dưới núi, xuôi mình theo dòng chảy của suối mát.
Du khách cũng có thể thử sức với việc leo núi hoặc cưỡi ngựa, để cảm nhận nhịp sống và vẻ đẹp tự nhiên của nơi đây như một người dân bản địa. Hoặc hãy thử trải nghiệm đời sống văn hóa của người dân địa phương bằng cách nghỉ lại gia đình của họ. Bạn sẽ được thưởng thức những tiết mục văn nghệ như trống lục lạc (Tambourine), sáo, các điệu nhảy Duy Ngô Nhĩ có nhịp điệu sống động và tiết tấu nhanh.
Ở vườn nhà của người Duy Ngô Nhĩ thường trồng dưa tây, thóc lúa và có nhiều gia đình còn trồng nho. Mỗi gia đình thường dành một khoảng đất nhỏ ở sân trong nhà để làm nơi nghỉ ngơi, giải trí sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Trong chuyến đi, bạn đừng quên thưởng thức những món ăn truyền thống như bánh mì nướng Nang; cơm thập cẩm Polo ăn với thịt cừu cùng cà rốt, hành tây; thịt cừu nướng xiên que Shashlik; mì sợi Lagman…
Làng Hòa Mộc nằm ở vùng núi cao, vì vậy du khách cần lưu ý mang theo quần áo ấm và kem chống nắng. Đây cũng là nơi sinh sống của người Duy Ngô Nhĩ với truyền thống và bản sắc riêng biệt, bạn cần mặc trang phục lịch sự và tôn trọng văn hóa địa phương.
Cầm 1 triệu check in 2N1Đ thoải mái tại loạt điểm đến nổi tiếng ở Cao Bằng
Cao Bằng chẳng còn quá xa lạ với những tín đồ đam mê xê dịch. Thế nhưng bạn có chắc đã khám phá hết vùng đất tiên cảnh này chưa? Cùng note lại cẩm nang oanh tạc Cao Bằng trong 2N1Đ với chi phí cực "hạt dẻ" của bạn Hoài Việt dưới đây nhé!
Cao Bằng được biết đến qua cảm nhận của du khách như một vùng đất bạt ngàn những điểm đến nên thơ và phong cảnh hữu tình, đậm chất "Hàn Quốc". Vào bất cứ thời điểm nào trong năm đến với Cao Bằng, bạn đều sẽ có những trải nghiệm mới mẻ lý thú mà chẳng hề đụng hàng với nơi nào khác.
Thật sự phí nếu bạn bỏ lỡ dịp lên Cao Bằng. Sự hoà quyện của thiên nhiên cảnh vật nơi đây chắc chắn sẽ khiến bạn phải choáng ngợp, lưu luyến không muốn về. Sau đây là lịch trình du hí Cao Bằng chi tiết trong 2N1Đ của nhóm bạn Hoài Việt, cùng tham khảo nhé:
REVIEW CAO BẰNG - THÁC BẢN GIỐC - NÚI MẮT THẦN
Mình sẽ review cho các bạn chuyến Cao Bằng vừa rồi của mình trong 2 ngày 1 đêm, với những điểm dừng chân: Thác Bản Giốc, Chạy ven biên giới qua Ngườm Bang (Hang Dơi), Cao nguyên Núi Mắt Thần (Núi Thủng).
01. Di chuyển
Mình đi xe giường nằm đi từ bến xe Mỹ Đình (giá vé 200k/người). Hiện có rất nhiều nhà xe đến Cao Bằng, các bạn có thể gọi điện để đặt trước cho linh động. Một số nhà xe bạn có thể tham khảo như: Thanh Ly, Khánh Hoàn, Khoa Mận, hoặc Mai Luy.
Xe xuất bến từ 9h30 tối thứ 6 và khoảng 5h sáng hôm sau là chúng mình tới thành phố Cao Bằng. Chuyến xe về Cao Bằng - Hà Nội là 8h30 tối chủ nhật.
02. Phương tiện di chuyển ở Cao Bằng
Oanh tạc Cao Bằng được trọn vẹn nhất thì mình khuyên bạn nên di chuyển bằng xe máy, vừa chiêm ngưỡng được mọi khung cảnh ở những cung đường tuyệt đẹp, vừa dễ dàng đỗ xe, đậu xe, lại còn phục vụ cho công cuộc check in "sống ảo" nữa. Bạn có thể tham khảo một số nơi cho thuê xe máy ở Cao Bằng:
- ANH KIÊN: 211 Kim Đồng, phường Hợp Giang, Tp Cao Bằng, Cao Bằng. Điện thoại: 0918 281
- ANH QUÝ: Số nhà 28 Tổ 29, phố Vườn Cam, Hợp Giang, Tp Cao Bằng, Cao Bằng. Điện thoại: 0888 067 899, giá thuê 150k/ngày.
03. Chỗ ở
Cá nhân mình thấy làng đá Khuổi Ky có rất nhiều homestay đẹp, mang phong cách nhà đá đặc trưng của đồng bào nơi đây. Mình chọn Homestay Yến Nhi (SĐT: 0942.241.760). Chỗ này mới xây nê nhìn mới và sạch sẽ lắm, phía trong đậm nét cổ kính, yên tĩnh vô cùng.
04. Ăn gì ở Cao Bằng?
Đến Cao Bằng, bạn nhất định không thể bỏ qua những món đặc sản "ngon - bổ - rẻ" như: Bánh Cuốn, Phở Vịt Quay; Miến Dong Đen; Bánh Khảo; Hạt Dẻ; Lạp Sườn của người Tày, Nùng,...
05. Lịch trình chi tiết
Ngày 1:
6h00 xuống xe khách, mình bắt taxi ra địa điểm thuê xe máy, đánh răng rửa mặt, sau đó đi ăn sáng. Mình chọn món Phở Vịt Quay, ăn khá ngon, rồi ra chợ mua ít thịt quay, xôi, hoặc bánh trưng, nước để mang theo đến điểm dừng chân đầu tiên: Thảo Nguyên Núi Mắt Thần.
Bạn chú ý mua thêm áo mưa nhé, lúc sau bỏ ra làm tấm lót ngồi trên thảm cỏ nữa.
- Buổi sáng: Từ TP. Cao Bằng chạy theo QL3 đi đến ngã 3 Trà Lĩnh - Quảng Uyên (khoảng 35km), dọc đường đi có chạy qua đèo Mã Phục, dừng lại ngắm cảnh chụp ảnh thì đẹp "quên lối về". Đến ngã 3 rẽ trái hướng đi Trà Lĩnh, chạy tiếp khoảng 7km có biển rẽ đi Hồ Thang Hen, đi thêm khoảng 3km có biển đi núi Mắt Thần. Bạn chạy tiếp khoảng 1km nữa là vào đến Khu Thảo Nguyên.
Địa điểm này thì quá đẹp, xung quanh là các khối núi đá dạng tháp và dạng nón đan xen. Thấp thoáng trong đó là hàng chục hồ nước lớn nhỏ khác nhau, tất cả cùng tạo nên tầm ngắm cực kỳ sinh động và độc đáo.
- Buổi chiều: Quay lại đoạn ngã 3, mình rẽ đi Quảng Uyên - Trùng Khánh - Động Ngườm Ngao để check in thêm một đống ảnh, sau đó quay lại Làng Đá Khuổi Ky. Mình có đặt BBQ trước với bên homestay nên cũng chẳng cần chuẩn bị gì nhiều, bạn nên đặt ăn cùng lúc bạn đặt phòng nha.
Ngày 2:
Sáng dậy sớm, ăn sáng tại homestay, sau đó đi thăm các homestay khác quanh làng đá, bạn sẽ dễ dàng có ngay bộ ảnh vintage đẹp xuất sắc ở Làng Đá Khuổi Ky.
- Buổi sáng: Mình di chuyển ra Thác Bản Giốc, từ Homestay ra thác khoảng 3km. Gửi xe ở bãi đỗ, phí 10k/xe, vé vào tham quan thác là 40k/người, vé đi thuyền chụp ảnh thác là 50k/người.
- Đầu giờ chiều, mình khởi hành chạy tiếp QL4A đi Hạ Lang để qua Hang Dơi hay còn gọi là Ngườm Bang, chụp ảnh đoạn đường độc đáo chạy qua hang. Chiều quay về TP. Cao Bằng trả xe máy, rồi lên xe giường nằm về Hà Nội.
Nói chung đến Cao Bằng, mình ưng ý nhất khu núi Mắt Thần, camping ở đây quá thích và thoải mái, nhất định mình sẽ quay lại!
06. Chi phí
Tổng chi phí cho chuyến đi Cao Bằng của mình là khoảng 1.300.000 đồng/người, bao gồm:
- Xe giường nằm 2 chiều : 400k,
- Thuê xe máy 300k/2 ngày,
- Homestay ở gần thác Bản Giốc: 100k,
- Ăn uống 2 ngày khoảng 300k,
- Chi phí đổ xăng khoảng 100k,
- Vé vào thác là 40k.
Theo chân anh chàng Minh Hiếu khám phá bản Cu Vai - "Nơi tách biệt trần thế" của núi rừng Tây Bắc Bạn có dám thử một lần "vén mây" đi tìm bản Cu Vai - chốn tiên cảnh bị lãng quên ở Trạm Tấu, Yên Bái? Có lẽ khám phá miền núi phía Bắc là một trong những trải nghiệm được săn đón nhất của hội đam mê xê dịch bởi những dãy núi cao hùng vĩ với thiên đường mây quanh năm giăng...