Khám phá thiên hà dày đặc nhất trong vũ trụ
Các nhà thiên văn học sử dụng Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA, Đài quan sát quang học tia X đã phát hiện ra những gì họ nói là thiên hà dày đặc nhất trong vũ trụ.
Thiên hà được đặt tên là M60-UCD1, nằm gần thiên hà hình elip Messier 60 cách chúng ta khoảng 54 triệu năm ánh sáng, có thể hình thành từ khoảng 10 tỉ năm về trước.
Nguồn ảnh: Scientific American
Tiến sĩ Jay Strader thuộc Đại học bang Michigan, tác giả chính của một bài báo được xuất bản trên Tạp chí Astrophysical Journal Letters nhận định, M60-UCD1 nặng hơn gấp 200 triệu lần khối lượng Mặt trời. Mật độ của các ngôi sao trong khu vực này đông hơn 15.000 lần so với thiên hà Milky Way.
Điều này là do thiên hà M60-UCD1 rất giàu các nguyên tố nặng. Sự hiện diện của các nguyên tố nặng trong thiên hà này biến nó trở thành một môi trường rất phù hợp cho sự hình thành và phát triển của các hành tinh cũng như ngôi sao.
Một khía cạnh hấp dẫn khác của M60-UCD1 là sự hiện diện của nguồn tia X sáng ở trung tâm của nó. Một lời giải thích cho điều này là do có một lỗ đen khổng lồ nặng khoảng 10 triệu lần khối lượng Mặt trời chi phối hình thành nên.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Youtube
"Choáng" trước cụm thiên hà khổng lồ cách xa 10 tỷ năm ánh sáng
Một nhà thiên văn học của Đại học Sussex đã phát hiện ra cụm thiên hà xa xôi nhất được quan sát cho đến nay cách Trái đất 10 tỷ năm ánh sáng, nó cũng có khả năng hình thành từ thời kỳ đầu tiên của vũ trụ.
Cụ thể, Tiến sĩ Romer- người dẫn đầu công trình này cùng nhà vật lý thiên văn Sussex, giáo sư Andrew Liddle và các đồng nghiệp tại các tổ chức thiên văn khác của Anh và Mỹ đã sử dụng Kính thiên văn WM Kech để tìm kiếm các cụm sao ở xa xôi trong vũ trụ.
Bất ngờ, trong quá trình thăm dò, thiết bị đã tìm thấy một cụm thiên hà xa xôi nhất được quan sát cho đến nay, cách Trái đất tận 10 tỷ năm ánh sáng.
Nguồn ảnh: Inverse
"Điều ngạc nhiên ở đây là các thiên hà trong cụm thiên hà này được xây dựng từ những ngôi sao cũ; bởi người ta luôn mong đợi rằng một cụm thiên hà xa xôi như vậy sẽ chứa đầy những ngôi sao mới, trẻ hơn nhưng điều này thì ngược lại", tiến sĩ Romer nói . "Các cụm thiên hà đặc biệt như thế này rất quan trọng đối với sự hiểu biết của chúng ta về cách các thiên hà hình thành trong vũ trụ sơ khai".
Cụm thiên hà này có tên là XMMXCS 2215-1734, nó có khối lượng lớn đáng kinh ngạc, nặng gấp khoảng 500 nghìn tỷ lần khối lượng mặt trời của chúng ta. Hầu hết khối lượng là "vật chất tối", một dạng vật chất bí ẩn thống trị khối lượng của tất cả các thiên hà và cụm thiên hà trong vũ trụ, nhưng không thể nhìn thấy bằng kính viễn vọng.
Được biết, nhóm sẽ nghiên cứu XMMXCS 2215-1734 một cách chi tiết hơn nữa với tất cả các công cụ có sẵn.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: youtube
Huỳnh Dũng
Phát hiện thiên hà khổng lồ có thể làm lay chuyển hiểu biết về vũ trụ Các nhà thiên văn học vừa phát hiện ra một thiên hà khổng lồ khiến các nhà khoa học phải xem xét lại cách cấu trúc lớn nhất trong vũ trụ đã hình thành thế nào. Trong những ngày đầu kính viễn vọng Hubble được sử dụng, các nhà thiên văn học rất háo hức muốn biết họ có thể xem vũ trụ...