Khám phá “thiên đường ẩm thực” tại Vương quốc hạnh phúc Bhutan
Ẩm thực của Bhutan được làm chủ yếu từ thịt và quan trọng hơn cả là các loại ớt. Ớt là nguyên liệu không thể thiếu trong hầu hết món ăn. Nếu thiếu đi loại gia vị này, người Bhutan sẽ không thấy ngon miệng khi ăn.
1. Ema Datshi
Ema Datshi là món ăn nổi tiếng và phổ biến nhất ở Bhutan. Ema có nghĩa là ớt và datshi là phô mai trong tiếng Dzongkha – ngôn ngữ chính ở Bhutan. Bạn sẽ không chỉ ăn ema datshi hàng ngày, mà bạn sẽ thấy nó trong từng bữa ăn khi ở Bhutan. Các loại ớt – có thể là ớt xanh còn tươi hay ớt đỏ phơi khô, được xắt ra và nấu với phô mai và thật nhiều bơ.
Dù nguyên liệu chính chỉ gồm phômai và ớt, nhưng bạn sẽ khó tìm ra hai đĩa ema datshi nào hoàn toàn giống nhau: mỗi cách nấu có một kiểu nếm và gia vị riêng, một số món sẽ loãng, một số khác sệt do nấu nhiều phô mai.
2. Kewa Datshi
Kewa nghĩa là khoai tây, vậy nên kewa datshi là món gồm khoai tây và phô mai Bhutan. Khoai tây thường được thái lát mỏng, sau đó được hầm với phô mai và bơ. Đôi khi người nấu còn cho thêm một ít ớt và cà chua.
3. Sahmu Datshi
Shamu Datshi là món ăn thứ ba có phô mai nấu với rau củ là shamu datshi, gồm các loại nấm và phô mai. Giống như các món datshi khác của Bhutan, bạn ăn kèm shamu datshi với cơm. Đến đây chắc bạn cũng đã nhận thấy, không thể nào đến Bhutan mà không ăn các món nấu chung với phô mai, thật nhiều phô mai! Datshi có lẽ là một trong những từ Bhutan đầu tiên bạn học được.
4. Phaksha Paa
Video đang HOT
Phaksha Paa.
Phaksha Paa được chế biến từ thịt lợn nấu với ớt đỏ. Các lát thịt lợn được chiên lên với những quả ớt đỏ phơi khô và đôi khi là cả vài loại rau rừng. Kết quả là một món ăn Bhutan, ngon tuyệt khi dùng kèm cơm và các món datshi khác.
Yaksha Shakam.
Nếu có loại thịt nào ngon hơn được thịt bò khô, đó chính là thịt yak (bò Tây Tạng) khô. Yak có vị tương tự giống thịt bò, nhưng đậm mùi hơn một chút và được cho là nhiều chất dinh dưỡng hơn. Với yaksha shakam, thịt yak được phơi sấy khô và có thể được nấu theo nhiều cách. Một trong các cách nấu ngon nhất là nấu chung với phô mai lên men làm từ sữa yak.
6. Juma
Juma.
Juma là một loại xúc xích phổ biến ở Bhutan làm từ thịt xay, gạo, và vài loại gia vị nhẹ nhồi trong ruột lợn. Không giống như ở các nước phương Tây, juma không dùng kèm bánh mì (hotdog) mà được ăn riêng.
Dù bạn dùng bữa ở những resort sang trọng hay ở lễ hội làng quê, bạn vẫn sẽ bắt gặp gạo đỏ. Người Bhutan ăn cơm gạo đỏ như người Việt mình ăn cơm trắng hay người Mỹ ăn bánh mì vậy. Gạo đỏ có giá trị dinh dưỡng cao, vì những cánh đồng ở thung lũng Paro – nơi sản xuất ra gạo đỏ, rất màu mỡ với dòng nước có hàm lượng khoáng chất cao.
Chỉ một suất cơm nấu từ gạo đỏ của Bhutan là đã cung cấp 80% lượng Mangan và 20% lượng Phốt pho cần thiết cho cơ thể. Màu đỏ của gạo chưa nấu chín là từ chất chống ung thư tự nhiên. Sau khi nấu, màu của cơm chuyển sang đỏ nhạt hoặc hồng, cơm cũng trở nên mềm và dẻo.
8. Suja
Suja: Làm từ trà hái trên núi hay các thảo dược tự nhiên, bơ yak và muối. Đây là đồ uống truyền thống của vùng núi cao Himalaya, và có công dụng làm ấm cơ thể tuyệt vời trong mùa đông.
Những quán bún riêu 'nức tiếng' ở Sài Gòn
Tương tự hoặc khác biệt hoàn toàn so với cách nấu truyền thống của miền Bắc, những quán bún riêu nổi tiếng ở TP Hồ Chí Minh hấp dẫn thực khách bởi các công thức, phong cách phục vụ riêng biệt.
Được giới nghệ sĩ tôn vinh như quán bún riêu ngon nhất trên địa bàn quận 1, quán bún riêu Gánh nằm trong một ngôi nhà phố nhỏ hẹp bên hông chợ Bến Thành. Quán có tuổi đời gần nửa thế kỷ và ban đầu chỉ là 1 gánh bún riêu bán ban chiều, giờ đã "lên đời" và hiện diện vị trí mặt tiền trên con đường sầm uất, đắc địa bậc nhất thành phố.
Bát bún riêu ở đây không lớn lắm và có vẻ phù hợp với giới áo dài nhưng đầy ắp, đỏ au màu của cà chua, nước dùng đậm đà, đĩa rau sống xanh mướt được lựa chọn kỹ càng, đĩa nước chấm đầy "ám ảnh" qua sự pha trộn hài hoà của me dầm, ớt xay, mắm tôm...
So với những quán khác, nước dùng ở đây không ngấy, thơm mùi cà chua, chả cua to đầy đặn... Nhận xét của rất nhiều thực khách, chất lượng chưa tuyệt hảo nhưng giá hơi cao (40.000-50.000 đồng/tô). Điểm nhấn của quán là nếu ai muốn có cơ hội gặp gỡ, "post" hình với nghệ sỹ có thể ra quán vì đây là địa chỉ yêu thích của rất nhiều ngôi sao nổi tiếng như Đàm Vĩnh Hưng, Đăng Khôi...
Quán bún riêu Gánh rất được lòng giới nghệ sĩ thành phố vì có chất rất riêng biệt.
Nằm trên đường Nguyễn Chí Thanh (quận 5) và chỉ phục vụ khách vào buổi tối, quán bún riêu Minh Anh sẽ làm cho không ít "thượng đế" sành ăn bỡ ngỡ trước sự lạ lẫm của món bún riêu quen thuộc mà mình đã từng ăn qua.
Không giống như vẻ dân dã của những quán bún riêu khác, món bún riêu tại đây có vẻ "sang chảnh" khi đựng bằng tô sứ trắng loáng, món ốc cũng để riêng trong chén sứ có nắp đậy vốn hay dành cho món súp của người Hoa, rau bao gồm kinh giới và húng cay để gọn gàng trong hộp...
Nước dùng và thức ăn đi kèm cũng rất khác biệt khi có sự góp mặt của nhiều loại hải sản như tôm, mực khô, bạch tuột... và không đậm đà mùi cua mà ngọt thanh của nước dùng ninh từ xương heo, hải sản... Dù lạ miệng và có vẻ khác biệt với món bún riêu cua truyền thống nhưng bún riêu của quán thu hút rất đông đảo khách sành ăn vì những yếu tố như sạch sẽ, trình bày đẹp mắt, nước dùng thơm ngọt... Và đặc biệt là những loại nước uống bảo đảm uống một lần nhớ mãi như nước sâm củ sắn, trà atiso...
Mang phong cách rất khác biệt so với các quán bún riêu truyền thống, quán bún riêu Minh Anh trên đường Nguyễn Chí Thanh thu hút rất nhiều thực khách đến thưởng thức. Ảnh: CTV
Có vẻ gần gũi với cách nấu truyền thống miền Bắc và từng làm "dậy sóng" trong lòng rất nhiều thế hệ ghiền bún riêu là quán bún riêu ốc Thanh Hải ở đường Kỳ Đồng (quận 3). Quán nằm sâu trong 1 con hẻm vốn tập trung rất nhiều quán ăn ngon nổi tiếng của TP Hồ Chí Minh. Ngoài bún riêu, chắc chắn nhiều món ăn tại quán sẽ làm cho không ít người con xa xứ khuây khoả bớt nỗi nhớ nhung quê nhà với nhiều món tủ như: ốc nhồi, ốc bươu xào chuối xanh, ốc hấp lá chanh...
Điểm đặc biệt của quán là nước dùng rất bắt vị được nấu hoàn toàn bằng thịt cua, có vị chua thoang thoảng của giấm bỗng hoà quyện với vị chua thanh của cà chua nấu nhừ. Khác với rất nhiều quán bún riêu ở TP Hồ Chí Minh, bát bún riêu Thanh Hải rất thuần Bắc khi vắng bóng tiết lợn, đậu hủ mà chỉ chỉ có ốc, riêu cua, cà chua cùng đĩa rau sống chuối cây bào mỏng, kinh giới, húng lủi, rau muống...
Tương tự như quán bún riêu Gánh khi chỉ bắt đầu với một gánh bún nhỏ, đến nay quán bún riêu Thanh Hải đã có cơ ngơi khang trang với rất nhiều món ăn kèm phong phú. Theo tiết lộ của chủ quán, để đảm bảo chất lượng món ăn, hàng ngày đích thân chị chọn lựa nguyên liệu ngon nhất. Cua phải còn sống, ốc phải lựa những con mập đầy thịt và chỉ lấy phần đầu đem đi xào sơ nên thịt ốc rất sạch, giòn và thơm.
Có vẻ gần với truyền thống nhất, quán bún riêu Thanh Hải chinh phục thực khách bằng chính những nét dân dã, chân quê miền Bắc. Ảnh: CTV
Không được giới nghệ yêu thích như quán bún riêu Gánh nhưng quán bún riêu trên đường Nguyễn Cảnh Chân (quận 1) từ rất lâu đã là địa điểm thân quen của rất nhiều người. Bún riêu ở đây được đánh giá ngon, hợp khẩu vị đậm đà của dân miền Nam.
Một phần ăn cũng rất "hoành tráng" bao gồm: tô to nhiều bún, ốc, mộc và xương hoặc chân giò được ninh mềm ngọt thịt... Do nước dùng được ninh từ xương heo và mực khô nướng nên vị ngọt lừ từ xương rất đậm đà cộng với phần riêu nguyên chất từ cua nên dù hơi ít riêu nhưng mang lại cho thực khách cảm giác rất vừa ăn, thú vị.
Ăn gì ở 'thiên đường ẩm thực' nổi tiếng Hà Nội Các tín đồ sành ăn ở Hà Nội không còn xa lạ với những hàng quán, địa điểm ăn uống tấp nập trên con phố Đội Cấn. Dưới đây là một số món bạn nên thưởng thức khi tới đây. Bánh xèo, nem lụi: Là cái tên làm nên thương hiệu ẩm thực tại phố Đội Cấn, bất cứ ai đi qua đây...