Khám phá startup công nghệ tỉ đô của nhà sáng lập 22 tuổi
Scale AI, startup vừa vượt định giá 1 tỉ USD tại Thung lũng Silicon đang cố gắng ‘dạy’ máy móc cách nhìn và xác định hình ảnh, sự vật.
Alexandr Wang – Ảnh: Bloomberg
Theo Bloomberg, đằng sau mỗi chiếc xe tự hành hoặc cửa hàng tiện lợi không nhân viên thu ngân Amazon Go là hàng ngàn kỹ thuật viên có nhiệm vụ đào tạo máy tính cách nhìn. Họ nhìn hình ảnh, xác định sự vật và dán nhãn cho chúng. Quan sát của họ được đưa vào phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI), thứ đang học cách làm tương tự theo thời gian.
Scale AI là startup ba năm tuổi ở Thung lũng Silicon. Hãng cố gắng cải thiện quy trình này bằng cách xây dựng bộ công cụ phần mềm “nhìn” qua hình ảnh trước khi đưa nó cho mạng lưới gồm 30.000 nhân viên hợp đồng, những người sẽ thực hiện các bước hoàn thiện. Khách hàng của Scale là nhiều tên tuổi lớn như Waymo của Alphabet, General Motors và Uber Technologies.
Hiện Scale tìm cách bán sản phẩm của hãng cho bất cứ doanh nghiệp nào phát triển công nghệ AI. Định hướng của Scale thu hút vốn của nhiều nhà đầu tư mạo hiểm. Hôm 5.8, hãng công bố khoản đầu tư giúp định giá doanh nghiệp vượt 1 tỉ USD. Alexandr Wang, nhà đồng sáng lập kiêm CEO Scale, chia sẻ: “Để hệ thống AI đạt hiệu suất ở cấp độ của con người thì cần hàng tỉ, hoặc hàng chục tỉ ví dụ. Có khoảng cách rất lớn giữa những hãng công nghệ khủng có khả năng làm điều này với các hãng khác”.
Wang là một nhà sáng lập đáng chú ý. Anh lớn lên ở New Mexico, là con trai của hai nhà vật lý. Những năm thiếu niên, Wang tham gia các cuộc thi viết mã và nhận được lời mời làm việc từ nhiều hãng công nghệ từ khi là học sinh trung học. Điều này giúp anh tốt nghiệp sớm, làm việc tại Thung lũng Silicon và khởi động Scale từ năm 19 tuổi. Giờ đây khi 22 tuổi, Wang vừa nhận 100 triệu USD vốn từ nhiều nhà đầu tư cho “con cưng” của mình.
Video đang HOT
Ngành xe tự lái chi hàng triệu USD mỗi năm để thuê người dán nhãn cho các bức ảnh thu được từ camera trên xe cộ
Các doanh nghiệp chạy đua xây dựng các hệ thống AI ngang tầm với của Google hay của Facebook đối mặt hai thách thức lớn. Một là nhận đủ dữ liệu để đào tạo máy móc, hai là bảo đảm rằng dữ liệu và kết quả tốt. Dù máy móc có thể đảm nhận nhiệm vụ nói trên, chúng vẫn cần con người để nhận ra hình ảnh, văn bản hay video để chỉ máy tính đi đúng hướng.
Ngành công nghiệp xe tự lái chi hàng triệu USD mỗi năm để thuê người dán nhãn cho các bức ảnh thu được từ camera trên xe cộ. Thông thường, một nhân viên nhận hình ảnh trên màn hình máy tính, dùng chuột để viền tất cả xe và phân loại chúng trong phần mềm. Sau đó, họ viền tòa nhà, bãi đỗ xe, người đi bộ, đèn giao thông hay tất cả mọi thứ có mặt trong ảnh. Công việc này mất từ 10 phút đến vài giờ, lặp đi lặp lại với hàng triệu hình ảnh. Dữ liệu sau đó được đưa vào hệ thống AI, giúp xe học được những thứ xung quanh chúng.
Scale xây dựng phần mềm nhìn qua hình ảnh đầu tiên. Trong nhiều trường hợp, nó có thể tự động gắn nhãn hầu hết sự vật. Nhân viên người thật sau đó kiểm tra lại hình ảnh. Nếu con người cần can thiệp, hệ thống cho phép họ nhấp vào một sự vật và truy ra đối tượng chính xác. “Công việc thường mất đến vài tiếng giờ chỉ cần vài phút”, Wang cho hay.
Scale đang có khoảng 100 nhân viên làm việc tại San Francisco và đội ngũ nhân viên hợp đồng trên toàn cầu để xử lý việc dán nhãn hình ảnh. Một số khách hàng mới của Scale là OpenAI, hãng nghiên cứu dùng dịch vụ để xử lý ngôn ngữ và Standard Cognition, hãng xây dựng phần mềm để tự động hóa quy trình thanh toán tại các điểm bán lẻ.
Mảng kinh doanh mà Scale AI đang tham gia rất cạnh tranh. Hồi tháng 6, Uber thâu tóm startup tự động hóa dán nhãn Mighty AI. Amazon thì cung cấp dịch vụ dán nhãn dữ liệu tự động cho sản phẩm đám mây, trong khi các hãng khởi nghiệp như Hive và Alegion cũng làm tương tự.
Theo thanh niên
'Siêu kỳ lân' Pinterest công bố chi tiết kế hoạch IPO
Pinterest, ứng dụng lưu giữ và chia sẻ hình ảnh kỹ thuật số, trở thành chú kỳ lân - công ty tư nhân được định giá trên 1 tỉ USD - tiếp theo của thung lũng Silicon công bố chi tiết kế hoạch IPO.
Cổ phiếu của Pinterest sẽ được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) với mã là PINS.
Trong hồ sơ IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu tiên), Pinterest được định giá khoảng 9 tỉ USD, kém 3 tỉ USD so với con số 12 tỉ USD mà công ty từng được định giá hồi cuối năm 2017 khi thực hiện vòng gọi vốn gần đây nhất.
Pinterest dự định chào bán 75 triệu cổ phiếu với mức giá từ 15 đến 17 USD.
Trước Pinterest, ứng dụng gọi xe Lyft đã lên sàn hồi cuối tháng trước. Tiếp sau Pinterest sẽ là những đợt chào bán cổ phiếu với số lượng còn nhiều hơn của các công ty Airbnb, Uber và WeWork.
Ứng dụng Pinterest với nhiều hình ảnh đẹp thuộc mọi lĩnh vực.
Chính thức hoạt động từ năm 2010, đến nay Pinterest đã có hơn 250 triệu người dùng hoạt động mỗi tháng, phục vụ hơn 2 tỉ lượt tìm kiếm mỗi tháng. Nền tảng này cho phép người dùng tìm kiếm và "ghim" những hình ảnh mà họ thích, trong mọi lĩnh vực, từ thời trang, thể thao, thú cưng cho đến du lịch.
Tuy nhiên, Pinterest vẫn luôn tránh để bị xếp vào nhóm mạng xã hội. Pinterest không ép người dùng kết bạn hoặc xây dựng những kết nối. Điều đó có nghĩa là Pinterest tránh được những rắc rối về quyền riêng tư mà những công ty như Facebook phải đối mặt.
Ảnh minh họa
Doanh thu từ quảng cáo của công ty có trụ sở ở San Francisco là 756 triệu USD trong năm 2018, tăng 60% so với năm 2017. Mặc dù chưa tạo được lợi nhuận nhưng Pinterest đang cắt giảm lỗ rất tốt, từ lỗ 200 triệu USD năm 2016, xuống còn 130 triệu USD năm 2017, và chỉ còn 63 triệu USD trong năm 2018.
Pinterest được sáng lập năm 2010 bởi Ben Silbermann và Evan Sharp, một người là giám đốc điều hành và người còn lại là giám đốc sản phẩm của công ty.
Theo PLO
Softbank và Toyota sẽ đầu tư 1 tỷ USD vào Uber Được biết, Softbank và Toyota đang trong quá trình thảo luận để đầu tư 1 tỷ USD vào đơn vị xe tự lới của Uber. Ảnh minh họa Một nhóm các nhà đầu tư do SoftBank và Toyota Motor dẫn đầu đang thảo luận để đầu tư 1 tỷ USD trở lên vào đơn vị xe tự lái của Uber Technologies, dự án...