Khám phá ‘rìa Đà Lạt’
Bỏ lại “phố thị xô bồ”, ngược về cung đường quốc lộ 20 đến thị tứ Dran để cảm nhận được sự bình yên khó lẫn.
Dran thuộc huyện Đơn Dương, Lâm Đồng được hình thành cùng thời điểm với thành phố Đà Lạt đầu thế kỷ XX. Thị trấn được đặt tên bởi người Pháp, nằm lưng chừng giữa hai con đèo dài Dran và Ngoạn Mục. Một góc nhỏ thị tứ Dran nằm dưới chân đập hồ thủy điện Đa Nhim.
Từ Đà Lạt có thể nhìn về giáo xứ Lạc Lâm ở Dran, nơi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng ở, viết thư cho người tình ở Huế và sáng tác nhiều bài nhạc để đời.
Du khách đổ đèo Dran trên cung đường đầy hoa, thông xanh và nắng vàng Đà Lạt.
Lúc đầu Dran chỉ là một trạm dừng chân trên tuyến đường sắt răng cưa từ Phan Rang lên Đà Lạt. Sau đó những người lao động làm tuyến đường sắt, đồi trà Cầu Đất… dừng lại khai hoang, lập nghiệp.
Từ TP Đà Lạt về Dran khoảng 40 km, du khách sẽ dễ dàng bắt gặp những thung lũng bậc thang rau “thuần tự nhiên”. Hệ thống tưới nước tự động được nông dân Đà Lạt lắp đặt vào để sản xuất nông nghiệp.
Những triền đồi được san gạt, tạo thành những cung ruộng bậc thang tuyệt đẹp nhìn từ trên cao.
Video đang HOT
Một căn nhà nhỏ bên những luống rau xanh rì ở ngoại ô Đà Lạt.
Những bóng nón chập chùng với màu xanh của rau, tiếng cười giòn tan của những chị gái nông phu vùng ngoại ô sẽ khiến tâm hồn bạn xua tan những mệt mỏi, áp lực của công việc.
Tháng 11, trên khắp những triền đồi phố núi, về vùng đất Đơn Dương, Đức Trọng… phủ sắc vàng rực của hoa dã qùy.
Một góc nhà thờ xứ Đơn Dương giúp du khách cảm nhận sự yên bình của vùng đất này sau chặng đường dài khám phá. Từ Dran du khách có thể theo quốc lộ 27 về Ngã ba Phi Nôm để trở lại Đà Lạt hoặc xuôi đèo Ngoạn Mục khám phá vùng đất Ninh Thuận.
Đà Lạt lập đông
Phố núi và các vùng lân cận trong tiết trời lập đông, sương, mây hòa quyện cùng nắng vàng và dã quỳ, cỏ hồng khoe sắc.
Bộ ảnh "Đà Lạt lập đông" do nhiếp ảnh gia trẻ Trần Ngọc Anh (còn gọi là Py Trần), sống và làm việc tại Đà Lạt thực hiện. Tác giả cho biết từ cuối tháng 10 hàng năm đến tháng 3 năm sau là thời điểm đẹp nhất để "săn" sương mây, khi vùng đất này bước vào mùa đông, khô lạnh.
Một sớm đông chìm trong làn sương giăng khi ánh đèn còn chưa tắt tại khu dân cư xã Xuân Trường.
Bức tranh yên bình trên xóm nhỏ Xuân Trường. Mỗi sáng sớm hay lúc khuya, sương lảng bảng trên những rừng thông, sườn đồi và các khúc đường quanh co.
Đồi chè Cầu Đất, xã Xuân Trường bồng bềnh trong sương mây. Đồi chè này không còn là điểm đến xa lạ với nhiều du khách. Từ trung tâm thành phố, du khách chạy xe máy chưa đến 30 km là tới. Vẻ đẹp ngát xanh của những cánh đồng chè chạy dài hòa cùng mây trời tạo nên một không gian yên bình.
Cung đường xã Xuân Trường, khi mặt trời lên dần, ánh sáng ngày mới chiếu qua những tán thông bên dưới tạo nên những luồng "ray sáng" hoàn hảo. Nắng cuối năm còn là điều kiện lý tưởng để dã quỳ trổ hoa.
Hoa dã quỳ là "đặc sản" níu chân du khách tới Đà Lạt dịp cuối năm. Mùa hoa nở rộ vào tháng 10 - 11. Trại Mát - Cầu Đất luôn nằm trong các cung đường có hoa dã quỳ nở đẹp nhất ở Đà Lạt. Trong ảnh là con đường đến đồi chè Cầu Đất, xã Trạm Hành rợp sắc hoa dã quỳ.
Thiếu nữ tạo dáng bên khóm hoa đầu mùa tại khu vực gần sân bay Cam Ly. Đường đến sây bay Cam Ly cũng là điểm thu hút nhiều bạn trẻ tới chụp hình vào mùa hoa dã quỳ.
Hồ Suối Vàng, ngoại ô Đà Lạt, giáp huyện Lạc Dương, trong nắng sớm. Hồ nằm kế bên khu du lịch Thung lũng Vàng là điểm đến thu hút nhiều nhiếp ảnh gia.
Đón nắng trong làn sương sắp tan dần tại một góc hồ Suối Vàng.
"Đà Lạt lập đông với tiết trời se lạnh, cùng với hoa vàng chớm nở trong nắng sớm. Đà Lạt vào mùa của tình yêu và nỗi nhớ, mùa của những cảm xúc bất chợt làm xốn xang con tim du khách và cả người yêu nhiếp ảnh", Ngọc Anh chia sẻ.
Cây cô đơn giữa biển mây huyền ảo tại huyện Lạc Dương, ngay dưới chân núi Langbiang.
Đà Lạt lúc giao mùa còn ngập tràn sắc hồng cỏ dại, làm du khách mê mẩn. Cỏ hồng thường mọc tại những ngọn đồi dưới tán rừng thông xanh mát hay trong khuôn viên các địa điểm du lịch. Một trong những đồi cỏ hồng đẹp nhất du khách không thể bỏ qua là khu vực Đan Kia - Suối Vàng, cạnh cây cô đơn ở huyện Lạc Dương.
Đồi cỏ ở Lạc Dương là nơi có cỏ hồng được biết đến đầu tiên nhờ những bức ảnh được đăng tải lên mạng xã hội cách đây vài năm. Để tới đây, du khách đi từ trung tâm phố núi đến khu du lịch Thung lũng Vàng khoảng 14 km, sau đó chạy xe máy thẳng vào đồi hoặc đi bộ thưởng ngoạn.
Tại đồi cỏ hồng, nếu may mắn, du khách bắt gặp cả những con ngựa đang thong thả gặm cỏ dưới ánh nắng sớm.
Với người muốn khám phá Đà Lạt lập đông, nếu chưa nắm rõ đường đi nên tìm hiểu, liên hệ các nhiếp ảnh gia, hướng dẫn viên địa phương và tham khảo các lịch trình, địa điểm để đảm bảo an toàn cho chuyến đi.
Khám phá Rừng Quốc gia Bidoup - Núi Bà Khác với hành trình dễ dàng bằng xe jeep lên đỉnh cao nguyên Lang Bi-ang, tham quan Vườn Quốc gia Bidoup (Lạc Dương, Lâm Đồng) có phần thú vị và cuốn hút hơn rất nhiều. Cách trung tâm TP Đà Lạt khoảng 30km xuôi theo hướng tỉnh lộ 723, cung đường nối giữa Đà Lạt và Nha Trang, vườn Quốc gia Bidoup là...