Khám phá quá trình thụ thai
Em bé được sinh ra do sự kết hợp giữa tinh trùng của người bố và trứng của người mẹ.
Tinh trùng thì có hàng trăm triệu “chàng”, nhưng trứng thì chỉ có một “nàng”, vậy làm thế nào để các “chàng” tinh binh có thể “đột nhập” vào “nàng” trứng được? “Chàng” nào sẽ là người chiếm giữ được khung thành và sau khi tinh trùng gặp trứng chuyện gì sẽ xảy ra?
1. Sự thụ thai diễn ra như thế nào?
Khi giao hợp, người nam xuất tinh vào âm đạo của người phụ nữ, tinh dịch chứa khoảng 300 đến 500 triệu tinh trùng sẽ phóng thẳng vào âm đạo. Các bạn cần lưu ý, không chỉ tinh dịch mới chứa tinh trùng, mà chất dịch tiết ra từ dương vật trước khi xuất tinh cũng có thể chứa một lượng nhỏ tinh trùng
Khi tinh trùng vào trong âm đạo, chúng ở những vị trí khác nhau trong âm đạo, có “chàng” đã được bắn thẳng vào trong tử cung, có “chàng” đậu ở cổ tử cung, có “chàng” nằm ngay ở cửa âm đạo, nhưng thông thường các “chàng” nằm ở trong âm đạo trước cổ tử cung. Tại điểm xuất phát của mình, tinh trùng bắt đầu bơi qua vùng chất nhầy để tìm “nàng trứng”. Trong quá trình này, các “chàng” quẫy đuôi liên tục, bơi lên buồng tử cung rồi vào ống dẫn trứng. Điểm hẹn của tinh trùng và trứng là đoạn một phần ba phía ngoài ống dẫn trứng. Đến đây, nếu may mắn thì các “chàng tinh trùng” sẽ gặp được một “nàng trứng” đón chờ.
Tinh trùng đang bơi về phía trứng
Thông thường, cứ đến ngày trứng rụng thì từ buồng trứng bên phải hoặc bên trái sẽ có một nàng trứng bứt mình ra khỏi buồng trứng, di chuyển xuống ống dẫn trứng nằm đợi các chàng tinh trùng khoảng 2 đến 3 ngày, cũng có thể khi nàng trứng xuất hiện thì cũng có những “chàng tinh trùng” đến sớm đã đậu sẵn ở đó để chờ đợi sự xuất hiện của “nàng” (tinh trùng chỉ có khả năng cầm cự được khoảng 24 giờ trong cơ quan sinh dục của người nữ). Tại noãn trứng xảy ra một cuộc chiến giữa các “chàng tinh trùng, tinh trùng nào cũng ra sức “đào bới” để được chui vào bên trong noãn. Trứng sẽ “kết duyên” cùng một “chàng” nhanh nhẹn, khoẻ mạnh nhất. Sau khi kết hợp với một tinh trùng, trứng tiết ra một vỏ bọc chắc chắn, không kẻ thứ hai nào xâm nhập được nữa (tuy nhiên, xác suất việc 2 chàng tinh trùng cùng xâm nhập vào một nàng trứng vẫn có thể diễn ra. Khi tinh trùng đã chui vào bên trong trứng, cả hai sẽ hợp thành một tế bào gọi là “hợp tử” (hay “trứng thụ tinh”).
Video đang HOT
Tinh trùng chui vào gặp trứng
Sự làm tổ của trứng thụ tinh
Sau khi thụ tinh, hợp tử phải làm tổ ở một chỗ thích hợp đó là buồng tử cung để phát triển thành thai nhi, bởi vì ống dẫn trứng nhỏ, kém co giãn, không phải là chỗ để bé thành hình. Hợp tử phải mất vài ngày, thậm chí một tuần mới về đến tử cung. Trên đường đi, hợp tử phân chia thành một khối tế bào (còn rất nhỏ). Khi trứng đã di chuyển xuống tử cung và bám vào lớp màng mỏng trên thành tử cung và làm tổ tại đây gọi là sự thụ thai, từ đó phôi thai bắt đầu phát triển. Sự làm tổ này hoàn thành khoảng 2 tuần sau khi trứng rụng.
Tuy nhiên, chỉ có khoảng 2/3 số hợp tử làm tổ được, các hợp tử còn lại bị loại bỏ vì không khỏe mạnh.
Sau khi trứng đã được thụ thai, khối tế bào sẽ phát triển thành bào thai nằm trong túi ối, lấy chất dinh dưỡng từ máu mẹ qua rau thai (nhau thai) để sống và thành hình, để khoảng chín tháng sau, một em bé chào đời.
Hiện tượng trứng làm tổ, di chuyển không thành công
Hiện tượng trứng thụ tinh bám vào lớp màng mỏng trên thành tử cung được gọi là thụ thai. Nhưng giai đoạn đầu không ổn định, đôi khi hiện tượng sảy thai ở giai đoạn này vẫn có thể xảy ra. Hoặc trứng thụ tinh không thể đi qua ống dẫn trứng và bám vào thành ống, sẽ dẫn đến hiện tượng có thai ngoài ngoài dạ con.
Tại sao lại sinh ra bé trai và bé gái?
Khoa học đã phát hiện ra rằng, cốt lõi của giới tính nằm trong bộ nhiễm sắc thể. Mỗi tế bào có 23 cặp nhiễm sắc thể, trong đó một cặp quy định giới tính (ở nữ giới là XX, ở nam giới là XY).
Tế bào sinh dục chỉ có 23 nhiễm sắc thể đơn lẻ, trong đó chỉ có một nhiễm sắc thể giới tính. Trứng dĩ nhiên chỉ mang một X, còn tinh trùng có thể mang một X hoặc một Y. Khi thụ tinh, hợp tử thừa hưởng hai nhiễm sắc thể giới tính của mẹ và của cha, phát triển thành trai hay gái là do tinh trùng của cha quyết định. Nếu tinh trùng mang X, hợp tử có cặp XX, phát triển thành con gái. Nếu tinh trùng mang Y, hợp tử có cặp XY, phát triển thành con trai.
Những tác động đến việc hình thành giới tính cho thai nhi chỉ nhằm mục đích tạo điều kiện cho 1 trong 2 tinh trùng X hoặc Y khỏe mạnh hơn để khả năng thụ thai ra hợp tử bé trai hoặc bé gái cao hơn. Bản thân cha mẹ không quyết định được việc trứng sẽ gặp tinh trùng loại nào, nên việc con bạn được sinh ra là trai hay gái mang tính chất ngẫu nhiên.
Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu khoa học gần đây, việc sinh con trai hay con gái phụ thuộc vào người cha. Và nếu bạn muốn tăng khả năng sinh con trai hay con gái thì bạn nên chọn thời điểm giao hợp phù hợp và có chế độ dinh dưỡng đúng cách thì có thể sinh con theo ý muốn.
Theo Mangthai.vn
Qúa trình thụ thai diễn ra như thế nào ?
Mọi sự bắt đầu và phát triển của thai nhi đều nằm trong bụng người mẹ, nhưng người mẹ không thể cảm nhận và biết rõ được sự hình thành của con yêu mình như thế nào. Chúng ta cùng tìm hiểu qua quá trình "kết tinh" thiêng liêng này nhé!
Trứng được phóng thích
Mỗi người phụ nữ được sinh ra với khoảng 2 triệu nang noãn - trứng chưa trưởng thành. Đến tuổi dậy thì và trưởng thành hơn, trứng sẽ chín và được phóng thích để chuẩn bị cho quá trình thụ thai. Mỗi tháng, hormone FSH từ tuyến yên sẽ kích thích nang chín, đồng thời các nang lần lượt sản xuất ra hormone estrogen nhằm làm cho lớp màng tử cung dày lên để làm "tổ" cho trứng đã thụ tinh.
Khi trứng đã trưởng thành, mức độ của hormone estrogen tăng lên như một tín hiệu đến tuyến yên nhằm tạo ra hormone Luteinizing (LH). Nồng độ trong hormone LH tăng đến điểm cực đại ở thời điểm giữa chu kỳ, lúc này thành bao của nang noãn bị bung rách và trứng trưởng thành được đẩy ra. Hiện tượng này luôn xảy ra định kỳ hàng tháng.
Sau khi rụng khỏi buồng trứng, trứng sẽ được loa vòi hứng lấy và đi theo ống dẫn trứng về tử cung. Hành trình này kéo dài khoảng 5 ngày hoặc nhiều hơn, và trong quá trình di chuyển đến "điểm hẹn", nếu tinh trùng được xuất vào âm đạo và có một tinh binh lọt được vào trong trứng thì hiện tượng thụ thai sẽ diễn ra.
Hành trình của các "chàng" tinh binh
Mỗi lần xuất tinh, nam giới thường sẽ phóng ra khoảng 250 triệu tinh binh, mỗi tinh trùng đều có đuôi dài giúp tạo lực đẩy trong môi trường âm đạo và tìm đến ống dẫn trứng cho việc thụ thai. Để đến được thành ống dẫn trứng từ âm đạo qua tử cung có thể có thể thực hiện trong vài giờ. Thời gian sống của tinh trùng khi được phóng vào trong âm đạo là từ 3 - 5 ngày, trong khi trứng được duy trìn trong 12 - 24 giờ. Do đó, sẽ có một "ngày may mắn" trong 6 ngày kể tự khi giao hợp để diễn ra quá trình thụ thai. Không phải tất cả các tinh binh được phóng vào đều có thể bơi đến đích, hầu hết tinh trung có thể chết, thấm ra khỏi âm đạo hoặc bị mất đi trên đường đi.
Trên thực tế, chỉ còn khoảng 200 tinh binh, một con số rất nhỏ so với số lượng ban đầu được xuất ra để có thể tiếp cận trứng. Một số bị chết trên đường đi, số còn lại bị thấm ra khỏi âm đạo.
Thời điểm thụ tinh
Mặc dù có nhiều nhóm tinh trùng vây quanh và cố gắng thâm nhập vào trứng, nhưng chỉ có một trong số đó sẽ kiểm soát được cách tìm lối vào và thụ tinh bên trong trứng.
Một khi đã có tinh trùng lọt được vào, lớp màng bên ngoài của trứng sẽ dày lên nhanh chóng để tránh các tinh trùng khác cạnh tranh, và mỗi quả trứng chỉ được thụ tinh bởi một tinh trùng.
Cấy vào tử cung
Trước thời điểm trứng thụ tinh đến và làm ổ ở tử cung, nó được phân bào thành một túi nhiều phôi bào, hay còn gọi là túi phôi. Lúc đầu, túi phôi gắn vào niêm mạc tử cung khá lỏng lẻo, sau đó sẽ chắc dần và ở lại vĩnh viễn để hình thành bào thai.Giai đoạn này, túi phôi sẽ phát triển thành bào thai và sản xuất ra enzyme cho phép tiêu hóa đường vào niêm mạc tử cung, và nằm gọn gàng bên trong niêm mạc. Mặc dù giới tính của thai nhi đã được xác định nhưng vẫn chưa thể hình thành ngay hình hài của đứa trẻ.
Theo Webtretho.com
Quá trình thụ thai: tinh trùng và trứng kết hợp - hoàn thành sứ mệnh thụ tinh Tìm hiểu sau khi xuất tinh, tinh trùng chiến đấu như thế nào và phải vượt qua trở ngại gì để hoàn thành sứ mạng, trứng làm tổ như thế nào, quá trình thụ tinh bắt đầu từ lúc nào và hiện tượng thụ thai sẽ kéo dài trong bao lâu. 1. Có thể làm gì để hỗ trợ quá trình thụ thai...