Khám phá mới về phân chia xã hội trong thế giới côn trùng: Mục đích và thủ đoạn

Khi hai con ong cái được đặt cùng nhau trong một chiếc hộp nhỏ, sẽ luôn có một con đàn áp con kia để ngăn cản đối thủ phát triển chức năng sinh sản .

Điều đó giúp nó có cơ hội thành ong chúa và buộc đối thủ phải làm ong thợ.

Khám phá mới về phân chia xã hội trong thế giới côn trùng: Mục đích và thủ đoạn - Hình 1

Hai con ong cái sống chung trong một hộp thì luôn xảy ra chiến tranh giữa chúng

Đối với xã hội con người, sự phân công lao động đã trở thành một điều cần thiết: Không ai có đủ kiến thức và kỹ năng thực hiện tất cả các nhiệm vụ để giữ cho xã hội được vận hành trơn tru. Điều này khiến nhân loại hoàn toàn phụ thuộc vào nhau, và mỗi người dễ bị tổn thương nếu đơn độc. Con người thực sự không thể tự mình làm được tất cả mọi thứ.

Từ những phát hiện khảo cổ học, ta có chút dữ liệu tái hiện lại tình trạng này đã như thế nào. Ban đầu, mọi người ít nhiều đều làm những việc giống nhau. Nhưng vì có sự phân chia , trao đổi thực phẩm giữa các thành viên trong cộng đồng săn bắn hái lượm vốn là tổ tiên chúng ta nên bắt đầu có sự phân công lao động: một số người có thể chuyên về các nhiệm vụ khác ngoài việc chính thời đó là tìm kiếm thực phẩm, chẳng hạn như chế tạo công cụ, chữa bệnh hoặc trồng cây. Những kỹ năng này đã làm phong phú thêm khả năng thích ứng của cộng đồng nhưng lại khiến các “chuyên gia” càng phụ thuộc nhiều hơn vào người khác. Điều này càng củng cố sự hợp tác giữa các thành viên trong cộng đồng và thúc đẩy loài người lên mức độ chuyên môn hóa cao hơn nữa và cuối cùng là có xã hội phát triển như ngày nay.

Michael Taborsky, nhà sinh học hành vi tại Đại học Bern ở Thụy Sĩ cho biết: “Những xã hội có sự phát triển cao về chia sẻ nhiệm vụ và phân công lao động giữa các thành viên trong nhóm rất dễ nhận thấy vì sự thành công đặc biệt của chúng trong hệ sinh thái”. Và điều Taborsky nói không chỉ riêng về xã hội loài người. Sự phân công lao động sâu rộng cũng có thể được thấy ở xã hội nhiều loài côn trùng như kiến, ong, mối…, trong đó các cá thể trong đàn lớn thường chuyên môn hóa một số nhiệm vụ, giúp đàn của chúng hoạt động có hiệu quả ấn tượng.

Taborsky nói: “Không hề cường điệu khi nói rằng xã hội, của không chỉ con người mà còn cả của côn trùng, thống trị sự sống trên Trái đất”. Nhưng sự phân công lao động đã phát triển như thế nào? Tại sao nó dường như hiếm ở bên ngoài loài người và các loài côn trùng sống theo bầy đàn? Trên thực tế, xã hội như vậy có hiếm hoi như chúng ta nghĩ không?

Taborsky, người đã nghiên cứu sự hợp tác ở động vật trong nhiều thập niên, ngày càng quan tâm đến những câu hỏi như thế. Vào tháng 3 năm nay, ông và vợ là bà Barbara Taborsky, cũng là đồng nghiệp, đã tổ chức một hội thảo khoa học về chủ đề này ở Berlin với sự có mặt của một số chuyên gia cùng lĩnh vực. Trong suốt hai ngày, họ đã thảo luận về việc phân công lao động có thể đã phát triển như thế nào theo thời gian và cơ chế nào cho phép nó phát triển lặp đi lặp lại ở mọi lĩnh vực của một số loài nhất định.

Một trong những nhà khoa học dự hội nghị là Jennifer Fewell, nhà sinh vật học chuyên nghiên cứu xã hội côn trùng tại Đại học bang Arizona và đã nghiên cứu chủ đề này trong nhiều thập niên. Bà Fewell nói rằng ở các đàn côn trùng có tính xã hội, “không có con nào đóng vai lãnh đạo đầu não bảo các con trong bầy phải làm gì, mà thay vào đó, sự phân công lao động xuất hiện từ sự tương tác giữa các cá thể”.

Ở mức độ rất cơ bản, sự phân công lao động có thể xuất hiện do có sự thay đổi về điều kiện môi trường gây ra cơ chế phản ứng khác nhau của từng cá thể. Fewell lấy ví dụ sống động trong mỗi gia đình với câu hỏi: ai là người rửa bát? Một số người không thể chịu được bát đĩa bẩn trong bồn rửa; nhưng có những người khác không hề chú ý đến điều đó cho đến khi bát đĩa được rửa sạch và xếp chồng lên nhau. Fewell diễn giải: “Trong trường hợp của tôi, tôi thấy khó chịu khi bát đĩa bẩn lấp đầy một nửa bồn rửa. Còn chồng tôi thì chỉ 2 cái đĩa bẩn là đã khó chịu, Vì vậy, mỗi khi chỉ có 2 cái đĩa bẩn, chồng tôi sẽ đến bồn và rửa chúng. Nhờ đó, tôi giảm nhu cầu rửa bát, vì 2 cái đĩa chưa chạm đến ngưỡng phản ứng của tôi”.

Để hiểu sự phân công lao động có thể bắt nguồn như thế nào, Fewell cho biết thêm, có lẽ không có ý nghĩa gì khi nghiên cứu những loài côn trùng có cấu trúc xã hội phức tạp với các đẳng cấp khác nhau. Theo Fewell, chiến lược tốt nhất là tập trung vào những loài mà trong đó các cá thể thường đơn độc hoặc có một xã hội đơn giản hơn. Ở đó các thành viên rất giống nhau và tất cả đều có khả năng phát triển thành con đầu đàn như mối chúa, ong chúa.

Một loài mà Fewell đã tập trung nghiên cứu là loài ong mồ hôi thuộc loài làm tổ trên mặt đất (Lasioglossum NDA-1) mà bà thu thập được từ một khu rừng ở miền Nam nước Úc. Những con ong này thường sống đơn độc nhưng khi buộc phải sống cùng nhau trong một cái tổ nhân tạo, chúng sẽ tự nhiên phân chia công việc xây tổ và tuần tra bảo vệ, đơn giản vì mỗi con có xu hướng làm việc khác nhau. Fewell khẳng định: “Điều này không có nghĩa là chúng đang phối hợp. Đôi khi, con ong đang đào hang có thể hất đất về con khác. Chúng dường như không chú ý nhiều đến nhau”.

Nói cách khác, ngay cả khi không có sự phối hợp rõ ràng, một hình thức phân công lao động rất thô sơ vẫn có thể xuất hiện. Tuy nhiên, vì sống đơn độc nên những con ong mồ hôi này có thể dạy chúng ta chút ít về cách phân chia công việc.

Vì vậy, Fewell đang nghiên cứu các loài khác có mức độ hành vi xã hội phức tạp hơn. Ở loài kiến gặt California (Pogonomyrmex californicus), một số đàn được tổ chức với con kiến chúa duy nhất, trong khi ở các đàn khác lại được tổ chức theo hội đồng kiến chúa làm lãnh đạo. Liệu điều đó có tạo ra sự khác biệt trong cách chúng cư xử không?

Câu trả lời là có. Khi Fewell tập hợp các kiến chúa đến từ 2 dạng quần thể (dạng 1 có 1 kiến chúa và dạng 2 có nhiều kiến chúa), các kiến chúa thuộc quần thể dạng thứ 2 dường như chú ý nhiều hơn đến những gì các kiến chúa khác đang làm. Trên thực tế quan sát, Fewell cho biết: “Trong hầu hết các trường hợp, kiến chúa ở quần thể dạng thứ nhất lại thực hiện mọi công việc đào bới một cách ngây thơ, còn kiến chúa ở quần thể dạng 2 thì không làm gì khác vì có lẽ đó không phải việc của chúng”.

Vì vậy, mặc dù sự phân công lao động có thể xuất hiện một cách tự phát, nhưng ban đầu nó không nhất thiết mang lại lợi ích chung, ít nhất là không phải cho tất cả những thành viên liên quan.

Nhà sinh thái học hành vi Raghavendra Gadagkar thuộc Viện Khoa học Ấn Độ ở Bangalore, cho biết các nghiên cứu ở các loài côn trùng khác cũng chỉ ra rằng phân công lao động không nhất thiết có nghĩa là “chơi đẹp”. Ở ong giấy Ấn Độ, một loài sống theo đàn mà ông đã nghiên cứu trong nhiều thập niên, các cá thể không khác nhau về hình dạng cơ thể và mọi con cái đều có khả năng phát triển chức năng sinh sản để trở thành ong chúa. Nhưng trong phòng thí nghiệm, khi hai con ong cái được đặt cùng nhau trong một chiếc hộp nhỏ, sẽ luôn có một con đàn áp con kia để ngăn cản đối phương phát triển chức năng sinh sản. Điều đó giúp nó có cơ hội thành ong chúa và buộc đối phương phải làm ong thợ.

Vậy điều gì sẽ xảy ra khi Gadagkar và các cộng sự ghép 3 con ong cái lại với nhau trong một hộp? Ông nói: “Vẫn chỉ có một ong chúa, nhưng hai con còn lại làm ong thợ sẽ có sự phân chia lao động. Một con chăm sóc con non trong tổ, con còn lại sẽ ra ngoài kiếm ăn… Sau khi “đăng quang”, ong chúa sẽ giao việc đó cho 2 ong thợ thực thi sự phân công lao động này”.

Các thí nghiệm sâu hơn đã tiết lộ rằng càng có nhiều cá thể trong tổ thì sự phân công lao động càng tinh tế và hiệu quả hơn. Mặc dù có rất ít sự khác biệt về số lượng trứng và ấu trùng được sinh ra và tồn tại trong tổ với một hoặc hai cá thể, nhưng việc thêm con thứ ba sẽ dẫn đến số trứng, nhộng và ấu trùng được tạo ra trong tổ nhiều hơn khoảng một phần ba. Vì vậy, sự phân công lao động trong xã hội ong có những lợi ích rõ ràng và những lợi ích này tiếp tục tăng theo quy mô của đàn.

Đây là loài côn trùng lười biếng và lưu manh nhất hành tinh, không làm mà vẫn đòi có ăn

Chúng được mệnh danh là sản phẩm 'điên rồ' nhất của tạo hóa.

Nhắc đến côn trùng, hầu hết chúng ta đều tưởng tượng đến những loài sinh vật nhỏ bé, chăm chỉ và có lối sống vô cùng kỷ luật. Những con ong thức dậy từ sáng sớm để đi kiếm mật, những đàn kiến xếp thành hàng dài tha mồi, để làm đầy tổ của chúng trước mùa đông...

Ngay cả những con nhện - kẻ thường bị coi là lười biếng nhất trong thế giới côn trùng - khi muốn nằm dài cả ngày để đợi bữa ăn tự tới, thì đêm trước đó, chúng cũng đã phải thức trắng để chăng lưới.

Đây là loài côn trùng lười biếng và lưu manh nhất hành tinh, không làm mà vẫn đòi có ăn - Hình 1

Đây là loài côn trùng lười biếng và lưu manh nhất hành tinh, không làm mà vẫn đòi có ăn - Hình 2

Những con bọ Austrospirachtha carrijoi này được phát hiện như một loài hoàn toàn mới. Trông bề ngoài, chúng rất giống mối, nhưng bạn hãy cẩn thận, kẻo sẽ lại bị chúng lừa. Ảnh: Science.

Thế nhưng, trong một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Zootaxa, các nhà khoa học Australia vừa phát hiện ra một loài côn trùng hoàn toàn mới, một sinh vật thậm chí còn lười biếng hơn cả nhện.

Những con bọ Austrospirachtha carrijoi này không làm gì mà vẫn muốn có ăn. Để thực hiện được điều đó, chúng đã tự biến mình thành một kẻ lưu manh với chiến thuật lừa đảo hết sức tinh vi.

Mục tiêu mà những con bọ này nhắm tới, đáng thương thay, lại là những con mối mù lòa.

Màn hóa trang "điên rồ" nhất của tạo hóa

Tạp chí Science đã phải dùng từ "điên rồ " để nói về cái cách mà những con bọ A. carrijoi đánh lừa họ, và tất nhiên, đánh lừa cả những con mối.

Những sinh vật lưu manh này tình cờ được phát hiện trong chuyến khảo sát thực địa của một nhóm các nhà sinh vật học đến từ Đại học Sao Paulo, Brazil. Họ đã cất công lặn lội hơn nửa vòng Trái Đất để tới miền bắc Australia, nơi được biết đến với quần thể côn trùng đa dạng bậc nhất hành tinh.

Nhóm nghiên cứu đến đây với mục đích ban đầu để tìm hiểu về tổ mối, những đụn đất khổng lồ, chứa bên trong đó hàng ngàn sinh vật tí hon màu trắng sữa - nhưng đôi khi trở thành một trò tiêu khiển cho người dân bản địa Australia.

Đây là loài côn trùng lười biếng và lưu manh nhất hành tinh, không làm mà vẫn đòi có ăn - Hình 3

Bên trong những tổ mối khổng lồ này ở Australia đang ẩn chứa một loài sinh vật "điên rồ" nhất của tạo hóa. Chúng trông giống y như mối nhưng lại không phải mối. Ảnh: ZMEscience.

Trong khi đào sâu vào tìm hiểu cấu trúc lâu đài của những con mối, thỉnh thoảng, các nhà khoa học lại tìm thấy một cá thể mối trông rất kỳ lạ. Nhìn từ trên xuống, nó trông giống hệt một con mối với cái bụng béo, phần eo thắt đáy lưng ong và hai cọng râu nhô ra phía trước đầu.

Nhưng hãy cẩn thận kẻo bị lừa. Khi các nhà khoa học nhìn từ mặt cắt ngang, họ phát hiện phía bên dưới con mối này nhô ra thêm một thân hình nữa, một cái đầu và hai cọng râu. Hóa ra, đây mới là con vật thật.

Toàn bộ hình hài con mối phía trên mà họ thấy chỉ là giả. Nó là một con rối, một mô hình khổng lồ được dựng lên giống lễ rước du thần của người Phúc Kiến ở Trung Quốc.

Đây là loài côn trùng lười biếng và lưu manh nhất hành tinh, không làm mà vẫn đòi có ăn - Hình 4

Khi các nhà khoa học nhìn từ mặt cắt ngang, họ phát hiện phía bên dưới con mối này nhô ra thêm một thân hình nữa, một cái đầu và hai cọng râu. Hóa ra, đây mới là con vật thật. Toàn bộ hình hài con mối phía trên mà họ thấy chỉ là giả. Ảnh: Science.

Ngay sau khi nhìn thấy sinh vật kỳ lạ, các nhà nghiên cứu Brazil đã tóm lấy chúng để nghiên cứu. Phân tích DNA cho thấy con vật này thuộc vào họ bọ cánh cứng Staphylinidae chứ không phải mối. Chúng có họ hàng gần với loài Austrospirachtha mimetes từng được tìm thấy ở Brazil.

Với những đặc điểm này, các nhà khoa học đã đặt tên nó là Austrospirachtha carrijoi, với " carrijoi " là tên của tiến sĩ John Carrijo, nhà côn trùng học người Brazil đã trực tiếp tới Australia để thu thập mẫu vật.

Nghiên cứu thêm cho thấy bọ cánh cứng A. carrijoi chỉ có phần thân dưới là thật. Toàn bộ phần thân trên giống với con mối của chúng thực chất là một bong bóng phình ra từ bụng, một hiện tượng được gọi là " physogastry " trong thế giới côn trùng.

Theo đó, những ong chúa hoặc kiến chúa thường có phần mở rộng physogastry từ bụng để chứa trứng. Những con mối lính và mối thợ cũng thường sở hữu phần bụng phình này để chứa thêm thức ăn.

Duy chỉ có các loài bọ cánh cứng lại thường xuyên tiến hóa để biến phần bụng phình của chúng thành một công cụ lừa đảo.

Đây là loài côn trùng lười biếng và lưu manh nhất hành tinh, không làm mà vẫn đòi có ăn - Hình 5

Physogastry là phần bụng mở rộng của những con côn trùng. Mối và kiến thường dùng nó để chứa trứng hoặc thức ăn. Duy chỉ có các loài bọ cách cứng phát triển các phần bụng giả này để đi lừa đảo. Ảnh: Science.

Để không làm mà vẫn có ăn

Trong một nghiên cứu trước đây đăng trên tạp chí Current Biology, các nhà khoa học đã xây dựng được một phả hệ bao gồm 180 loài bọ cánh cứng trên khắp thế giới.

Họ phát hiện ra tại nhiều địa điểm độc lập, có khoảng cách địa lý cách xa nhau, nhiều loài bọ cánh cứng khác nhau đã sử dụng chung một công thức tiến hóa. Sau khoảng hơn 100 triệu năm, với từ 12-15 vòng tiến hóa, những con bọ cánh cứng đã biến phần bụng physogastry của chúng thành một con rối giả, giống với loài kiến bản địa.

Quá trình này gọi là "sự tiến hóa hội tụ", trong đó, các sinh vật khác nhau sẽ tiến hóa theo một cách tương tự nhau nếu chúng sống trong các môi trường có áp lực chọn lọc tự nhiên tương tự.

" Một trong những thách thức sinh tồn chính đối với bọ cánh cứng sống trong rừng mưa nhiệt đới là chúng phải sống cạnh những thuộc địa khổng lồ của kiến quân đội, loài kiến nổi tiếng với sự hung hãn và thường xuyên cướp bóc", Joseph Parker, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Đại học Columbia cho biết.

"Nhiều loài bọ cánh cứng vì vậy đã tình cờ phát hiện ra một chiến lược khó tin. Đó là chúng có thể lao thẳng vào nơi nguy hiểm nhất, trà trộn vào với đàn kiến để lọt vào tổ của chúng và rồi ăn thịt chúng".

Đây là loài côn trùng lười biếng và lưu manh nhất hành tinh, không làm mà vẫn đòi có ăn - Hình 6

Nhìn vào bức ảnh này, đố bạn có thể nhận ra đâu là con kiến, đâu là con bọ cánh cứng đóng giả kiến? Đáp án: Bên phải là bọ cánh cứng với một phần thân kiến giả mọc ra từ bụng của nó. Bên trái là con kiến quân đội không nhận ra kẻ giả mạo. Ảnh: Science.

Vậy là những con bọ này đã mọc ra một thân kiến phía trên lưng mình. Chúng cũng tiết ra các hóa chất gọi là pheromone mà kiến quân đội thường tiết ra. Khi đã lọt được vào tổ kiến, bọ cánh cứng sẽ ăn trứng kiến để sinh tồn.

Đối với loài bọ cánh cứng A. carrijoi mới được phát hiện, các nhà khoa học cho biết chúng đã lựa chọn một nạn nhân hiền lành và đáng thương hơn kiến quân đội. Đó là những con mối mù lòa.

Mối không có cơ quan thị giác nên thường được mô tả là " ". Nhưng bù lại, chúng phát triển các cơ quan cảm giác rất nhạy bén trên chân, để có thể chạm vào đồng loại và phát hiện ra chúng.

Có lẽ, cũng chính vì vậy mà A. carrijoi phải phát triển phần bụng giả của nó một cách hết sức tinh tế. So với bọ cánh cứng đóng giả kiến quân đội, những con A. carrijoi đóng giả mối là một bản sao hoàn hảo hơn gấp bội.

Đây là loài côn trùng lười biếng và lưu manh nhất hành tinh, không làm mà vẫn đòi có ăn - Hình 7

Các loài bọ cánh cứng khác thường phát triển phần bụng giả để trà trộn vào đàn côn trùng khác. Nhưng chưa có một loài nào phát triển các phần bụng giả giống thật và có cả râu như A. carrijoi. Ảnh: Sicencetime.

Nó có tới ba phần giả, mô phỏng ba khoang của mối bao gồm bụng, thân và đầu. Chưa một loài bọ cánh cứng nào có thể phát triển các phần bụng giả có cả râu như A. carrijoi.

Tất nhiên, những con A. carrijoi này cũng tiết ra cả các chất hóa học hydrocarbon biểu bì giống như của mối để đánh lừa chúng. Mục tiêu, theo các nhà khoa học, là để những con mối cho chúng ăn.

Mối thường cho nhau ăn bằng một hình thức gọi là " trophallaxis ". Trong những cái hôn, chúng truyền thức ăn bằng miệng từ cá thể này sang cá thể khác. Vì vậy, nếu một con mối nhận nhầm A. carrijoi là đồng loại của mình, nó có thể cho con A. carrijoi ăn mà không mảy may nghi ngờ.

Bằng chiến thuật đóng giả lưu manh của mình, một con A. carrijoi có thể ngồi chễm chệ trong tổ mối cả đời để được những con mối phục vụ những bữa ăn miễn phí.

Đây là loài côn trùng lười biếng và lưu manh nhất hành tinh, không làm mà vẫn đòi có ăn - Hình 8

Những con mối thường cho nhau ăn thông qua những "cái hôn" như thế này. Chúng truyền thức ăn bằng miệng cho đồng loại và cho mối chúa. Những con bọ cánh cứng A. carrijoi đã lợi dụng điều đó để sinh tồn trong tổ mối bằng cách đóng giả chúng.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng bị phát hiện?

Đó là câu hỏi mà các nhà khoa học đã đặt ra cho cả A. carrijoi, và những loài bọ cánh cứng họ hàng của chúng đang đóng giả kiến quân đội. Đối với A. carrijoi, vì phần miệng của chúng rất nhỏ, các tác giả nghiên cứu cho rằng chúng chỉ xin ăn từ những con mối mà không có khả năng ăn trứng hoặc ấu trùng của mối.

Những con mối cũng hiền lành hơn kiến quân đội. Mối chỉ ăn gỗ, nấm hoặc vi khuẩn mà không ăn thịt các loài động vật khác. Chúng cũng không có kỹ thuật tấn công kẻ thù nào, mà chỉ thiên về phòng thủ và chạy trốn.

Vì vậy, những con A. carrijoi lọt vào tổ mối nếu bị phát hiện có lẽ cũng không gặp nguy hiểm gì đến tính mạng. Thế nhưng, loài bọ cánh cứng dám cả gan giả dạng kiến quân đội thì khác.

Đây là loài côn trùng lười biếng và lưu manh nhất hành tinh, không làm mà vẫn đòi có ăn - Hình 9

Một con bọ cánh cứng (bên dưới) bị phát hiện khi đang giả dạng kiến quân đội (phía trên) ngay trong tổ của chúng. Ảnh: Eurekalert.

Những con bọ này đã thản nhiên ăn trứng và ấu trùng kiến, ngay trong tổ của kiến. Kiến quân đội thì nổi tiếng là một loài hung hãn. Chúng có thể tiết ra nọc độc chứa axit formic để giết chết ong, châu chấu hoặc những con kiến khác.

Một đàn kiến quân đội tấn công cùng lúc có thể giết chết một con chuột, ếch hoặc côn trùng lớn.

Trong nghiên cứu của mình các nhà khoa học cho biết một con bọ cánh cứng sống trong tổ kiến quân đội trung bình bị bao vây bởi 5.000 con kiến. Vì vậy, nếu con bọ bị phát hiện là đang ăn ấu trùng hoặc trứng kiến, những con kiến có lẽ sẽ giết chết nó ngay lập tức.

Đó có thể là kết cục xứng đáng cho một kẻ lười biếng, không làm mà vẫn đòi có ăn.

https://1thegioi.vn/kham-pha-moi-ve-phan-chia-xa-hoi-trong-the-gioi-con-trung-muc-dich-va-thu-doan-208737.html
Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chủ căn hộ 30m không chịu di dời khiến chủ đầu tư tốn thêm 364 tỷ đồng xây cầu vượt 360 độ bao quanh: "Tôi muốn tiền phá dỡ ngang giá cây cầu!"Chủ căn hộ 30m không chịu di dời khiến chủ đầu tư tốn thêm 364 tỷ đồng xây cầu vượt 360 độ bao quanh: "Tôi muốn tiền phá dỡ ngang giá cây cầu!"
hôm qua
Bức ảnh nghiệt ngã: Phóng to lên mới thấy điều bất ngờ!Bức ảnh nghiệt ngã: Phóng to lên mới thấy điều bất ngờ!
hôm qua
Hai vợ chồng tìm thấy ngôi mộ cổ chứa đầy kho báuHai vợ chồng tìm thấy ngôi mộ cổ chứa đầy kho báu
hôm qua
Khách tham quan 'xơi' quả chuối nghệ thuật giá hàng triệu USD tại bảo tàng PhápKhách tham quan 'xơi' quả chuối nghệ thuật giá hàng triệu USD tại bảo tàng Pháp
hôm qua
Nhà hàng hứng chỉ trích vì cung cấp dịch vụ ôm sư tử kèm bữa ănNhà hàng hứng chỉ trích vì cung cấp dịch vụ ôm sư tử kèm bữa ăn
hôm qua

Tin đang nóng

Ngày cưới tôi, người yêu cũ gửi 1 video dài 2 phút và tôi lập tức gỡ khăn voan bước khỏi lễ đườngNgày cưới tôi, người yêu cũ gửi 1 video dài 2 phút và tôi lập tức gỡ khăn voan bước khỏi lễ đường
4 giờ trước
Đến nhà chị dâu đột ngột, tôi chết lặng khi mở tủ lạnh, linh tính mách bảo, tôi chạy vào phòng ngủ và còn sững sờ hơnĐến nhà chị dâu đột ngột, tôi chết lặng khi mở tủ lạnh, linh tính mách bảo, tôi chạy vào phòng ngủ và còn sững sờ hơn
4 giờ trước
Cấm chồng đưa đón đồng nghiệp nữ, tôi không ngờ bị chị ta "cảnh cáo"Cấm chồng đưa đón đồng nghiệp nữ, tôi không ngờ bị chị ta "cảnh cáo"
6 giờ trước
Chủ nhà hàng chi 108 triệu đồng/ngày thuê container chắn cửa chống bão: Từng bị bão YAGI "san bằng tất cả"Chủ nhà hàng chi 108 triệu đồng/ngày thuê container chắn cửa chống bão: Từng bị bão YAGI "san bằng tất cả"
2 giờ trước
Sao nữ Tân Dòng Sông Ly Biệt thừa nhận nỗi đau con trai bất hiếuSao nữ Tân Dòng Sông Ly Biệt thừa nhận nỗi đau con trai bất hiếu
3 giờ trước
Ngỡ ngàng với dung mạo hiện tại của em bé được Trấn Thành mời đóng phim trăm tỷ khi mới 10 tuổiNgỡ ngàng với dung mạo hiện tại của em bé được Trấn Thành mời đóng phim trăm tỷ khi mới 10 tuổi
6 giờ trước
Phẫn nộ vì bức ảnh du lịch năm 2024 của các em nhỏ bị xuyên tạc thành "khoảnh khắc cuối cùng" trước vụ lật tàu ở Hạ LongPhẫn nộ vì bức ảnh du lịch năm 2024 của các em nhỏ bị xuyên tạc thành "khoảnh khắc cuối cùng" trước vụ lật tàu ở Hạ Long
4 giờ trước
Phát hiện người đàn ông tử vong trong phòng nhà nghỉPhát hiện người đàn ông tử vong trong phòng nhà nghỉ
3 giờ trước

Tin mới nhất

Nghe thấy tiếng động bí ẩn, gia chủ tưởng là chuột nhưng khi trần nhà sụp xuống thì vội gọi cứu hộ

Nghe thấy tiếng động bí ẩn, gia chủ tưởng là chuột nhưng khi trần nhà sụp xuống thì vội gọi cứu hộ

3 ngày trước
Mới đây, một gia đình tại Thái Lan đã có phen hú vía khi phát hiện ra một loài động vật hoang dã ẩn náu trên trần nhà của họ. Cuối cùng, nhờ có sự trợ giúp của đội cứu hộ chuyên nghiệp, con vật to lớn đã được đưa xuống một cách an toàn.
Thành công chiết xuất nước và oxy từ bụi đất bằng ánh sáng Mặt Trời

Thành công chiết xuất nước và oxy từ bụi đất bằng ánh sáng Mặt Trời

3 ngày trước
Các nhà khoa học Trung Quốc đã thành công chiết xuất nước, oxy và metan từ bụi Mặt Trăng chỉ bằng ánh sáng Mặt Trời, mở ra hướng tự chủ tài nguyên cho các sứ mệnh không gian.
Người đàn ông khiến bác sĩ sốc nặng khi có 'chiếc cằm dài nhất thế giới'

Người đàn ông khiến bác sĩ sốc nặng khi có 'chiếc cằm dài nhất thế giới'

4 ngày trước
Khi nhìn thấy chiếc cằm dài của nam thanh niên, các bác sĩ đã sốc đến mức thốt lên rằng họ chưa bao giờ thấy chiếc cằm nào như vậy .
Cướp điện thoại và hành hung người phụ nữ, gã đàn ông phải hét lên khi gặp 1 thứ, cầu xin được buông tha

Cướp điện thoại và hành hung người phụ nữ, gã đàn ông phải hét lên khi gặp 1 thứ, cầu xin được buông tha

4 ngày trước
Một tên côn đồ đã rình rập trước nhà của một người phụ nữ vào lúc sáng sớm, đợi cô ra khỏi nhà và đã lao vào tấn công từ phía sau khi người phụ nữ, khoảng 30 tuổi, đang trên đường đến nơi làm việc
Bé gái 11 tuổi có tới 81 chiếc răng trong miệng, hình ảnh X-quang gây sốc

Bé gái 11 tuổi có tới 81 chiếc răng trong miệng, hình ảnh X-quang gây sốc

5 ngày trước
Bé 11 tuổi ở Brazil đến nha sĩ chỉ để nhổ chân răng sữa, nhưng kết quả chụp phim phát hiện trong miệng em có tổng cộng 81 chiếc răng, bao gồm 31 răng thừa.
Phát hiện bất ngờ ẩn giấu trong hòn đá trên sao Hỏa

Phát hiện bất ngờ ẩn giấu trong hòn đá trên sao Hỏa

5 ngày trước
Phát hiện bất ngờ đã được ghi nhận trên Sao Hỏa khi robot tự hành Curiosity của NASA vô tình làm vỡ một tảng đá, để lộ những tinh thể lưu huỳnh nguyên chất màu vàng, hay còn gọi là brimstone.
Người đàn ông đi bộ 450km sau khi cãi nhau với vợ

Người đàn ông đi bộ 450km sau khi cãi nhau với vợ

5 ngày trước
Câu chuyện xảy ra vào năm 2020 tại Como, một thành phố ở phía bắc Ý. Sau cuộc tranh cãi với vợ, người đàn ông 48 tuổi này đã quyết định ra ngoài hóng gió cho nguôi giận.
Loài chim nguy hiểm nhất đối với máy bay

Loài chim nguy hiểm nhất đối với máy bay

5 ngày trước
Chính phủ Nhật Bản đã xếp vịt trời Baikal là một trong những loài nguy hiểm nhất gây ra các vụ va chạm với máy bay.
Vợ sốc nặng phát hiện chồng lén mặc váy, muốn chuyển giới sau 20 năm kết hôn

Vợ sốc nặng phát hiện chồng lén mặc váy, muốn chuyển giới sau 20 năm kết hôn

6 ngày trước
Vợ phát hiện chồng từ lâu đã mong muốn được chuyển giới. Bí mật gây bất ngờ ấy đã phá tan cuộc sống tưởng chừng bình thường và yên ổn.
Phát hiện vụ hợp nhất lớn nhất của các hố đen

Phát hiện vụ hợp nhất lớn nhất của các hố đen

6 ngày trước
Các nhà khoa học đã phát hiện những gợn sóng trong không thời gian xuất phát từ cuộc sáp nhập dữ dội của hai hố đen khổng lồ ở rìa bên kia của Dải Ngân hà.
Vệt sáng lạ xuất hiện trên bầu trời miền Trung khiến người dân xôn xao

Vệt sáng lạ xuất hiện trên bầu trời miền Trung khiến người dân xôn xao

6 ngày trước
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, vệt sáng nói trên là do Trung Quốc phóng tàu chở hàng vũ trụ Thiên Châu 9 từ bãi phóng Văn Xương (tỉnh Hải Nam), bằng tên lửa đẩy Trường Chinh 7 vào lúc 5h34 (giờ Bắc Kinh), tức 4h34 (g...
Quốc gia phạt tù người dùng túi nilon

Quốc gia phạt tù người dùng túi nilon

1 tuần trước
Bất kỳ người dân nào sản xuất, bán hoặc thậm chí chỉ sử dụng túi nilon cũng có thể đối mặt với án tù lên đến 4 năm hoặc phạt tiền hơn 1 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

BLACKPINK lần đầu làm chuyện ấy

BLACKPINK lần đầu làm chuyện ấy

Nhạc quốc tế

2 phút trước
Từ khi ra mắt đến nay, BLACKPINK chưa từng mặc trang phục đồng bộ, không chung đụng tạo hình biểu diễn trên sân khấu.
BYD Sealion 06 sắp ra mắt - có bản EV, trang bị gói ADAS 'Thần nhãn'

BYD Sealion 06 sắp ra mắt - có bản EV, trang bị gói ADAS 'Thần nhãn'

Ôtô

13 phút trước
Cả hai phiên bản dùng chung ngôn ngữ thiết kế mới nhất thuộc dòng Ocean của BYD, chẳng hạn đầu xe kín, cụm đèn pha song song, hai hốc gió bên phía dưới, cụm đèn hậu dạng sóng còn tay nắm cửa dạng bán ẩn.
Cô đào cải lương 2 lần suýt chết vì tai nạn, giờ bệnh tật, phải làm thuê đủ nghề

Cô đào cải lương 2 lần suýt chết vì tai nạn, giờ bệnh tật, phải làm thuê đủ nghề

Sao việt

15 phút trước
Từng là gương mặt quen thuộc trên các sân khấu, phim truyền hình, nữ nghệ sĩ này đang có cuộc sống chật vật với nhiều bệnh tật ở tuổi xế chiều.
Top 10 mẫu xe Cruiser phân khối lớn trên 1.000cc đáng mua nhất 2025

Top 10 mẫu xe Cruiser phân khối lớn trên 1.000cc đáng mua nhất 2025

Xe máy

18 phút trước
Trong thế giới mô tô phân khối lớn, dòng xe Cruiser luôn giữ vị trí đặc biệt nhờ phong cách thiết kế hầm hố
Nét đẹp ngọt ngào pha chút kiêu kỳ với phong cách Coquette

Nét đẹp ngọt ngào pha chút kiêu kỳ với phong cách Coquette

Thời trang

40 phút trước
Những cô gái theo đuổi phong cách Coquette thường yêu thích vẻ đẹp cổ điển pha chút hiện đại, diện những chiếc váy bay bổng, ren mềm, gam màu trắng, pastel dịu mắt và luôn tinh tế từ những chi tiết nhỏ.
Nghi án ngoại tình của David Beckham đã khép lại

Nghi án ngoại tình của David Beckham đã khép lại

Sao thể thao

1 giờ trước
David Beckham là một trong những biểu tượng bóng đá được yêu mến nhất thế giới, không chỉ nổi tiếng nhờ sự nghiệp sân cỏ mà còn bởi cuộc hôn nhân được xem là lý tưởng với cựu thành viên Spice Girls, Victoria Beckham
Những con giáp đổi đời nhờ tư duy đột phá: Dám nghĩ lớn, làm khác người

Những con giáp đổi đời nhờ tư duy đột phá: Dám nghĩ lớn, làm khác người

Trắc nghiệm

1 giờ trước
Trong 12 con giáp, có những con giáp không chỉ thông minh mà còn sở hữu tư duy đột phá, dám nghĩ khác, làm khác và không ngừng vươn lên.
Google bất ngờ xóa tính năng quan trọng của Google Maps trên Android

Google bất ngờ xóa tính năng quan trọng của Google Maps trên Android

Thế giới số

1 giờ trước
Theo Android Police, nếu vừa cập nhật Google Maps trên Android và bỗng dưng không thể tìm thấy nút điều khiển nhạc quen thuộc khi đang sử dụng tính năng chỉ đường, thì bạn không đơn độc.
Danh tính đối tượng giật hơn 100 tờ vé số của người khuyết tật

Danh tính đối tượng giật hơn 100 tờ vé số của người khuyết tật

Pháp luật

1 giờ trước
Thanh niên mặc áo xe ôm công nghệ giả vờ hỏi mua vé số của người khuyết tật, sau đó giật lấy rồi rồ ga tẩu thoát.
Phố biến thành sông, người dân bì bõm đẩy ô tô chết máy giữa gió bão

Phố biến thành sông, người dân bì bõm đẩy ô tô chết máy giữa gió bão

Tin nổi bật

1 giờ trước
Hai ngày qua, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có mưa lớn kéo dài khiến nhiều khu vực bị ngập lụt cục bộ. Có nơi nước ngập đến nửa bánh xe ô tô, việc lưu thông của các phương tiện gặp khó khăn.
REDMAGIC 10S Pro: Điện thoại gaming mạnh mẽ nhưng không dành cho số đông

REDMAGIC 10S Pro: Điện thoại gaming mạnh mẽ nhưng không dành cho số đông

Đồ 2-tek

1 giờ trước
REDMAGIC 10S Pro hiện là một trong số ít smartphone gaming thuộc phân khúc cao cấp vẫn còn kinh doanh tại thị trường Việt Nam.