Khám phá hầm trú ẩn hạt nhân tối mật của Trung Quốc
Hầm trú ẩn hạt nhân mà Trung Quốc xây dựng bên trong một dãy núi vào những năm 1960 có tiềm năng trở thành điểm du lịch lý tưởng của những người tò mò.
Hầm trú ẩn bí mật được xây dựng bên trong ngọn núi Thụy Xương, tỉnh Giang Tây, miền đông Trung Quốc theo lệnh của Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông. Nó từng bị bỏ hoang nhiều năm dù rất có tiềm năng thu hút khách tham quan.
Lối dẫn vào hầm là hai tấm cửa lớn.
Nó dẫn du khách tới hành lang sâu hun hút và hoàn toàn không có ánh sáng.
Nhà vệ sinh phía trong khu hầm. Nó rất đơn sơ và hoàn toàn không có hệ thống xả nước.
Video đang HOT
Khu hầm có 6 phòng và một khu vực được dùng làm phòng điều khiển. Phần lớn nội thất, bao gồm các bàn ghế bằng gỗ, đã bị thời gian phá hủy.
Toàn bộ hầm trú ẩn đều đã xuống cấp vì bị bỏ hoang trong nhiều năm qua.
Trung tâm của hầm chứa nằm sâu 100 m so với mặt đất. Nó được xây dựng nhằm đảm bảo an toàn cho các loại vũ khí quan trọng.
Vào mùa hè, người dân sống gần hầm hạt nhân chui vào trong để tránh nóng.
Cửa vào hầm nằm trên vách núi đá.
Căn cứ hạt nhân tối mật nhất nằm ở Tân Cương, Trung Quốc đang trải qua giai đoạn chuyển đổi quan trọng để trở thành một khu du lịch.
Hồng Duy
Theo_Zing News
Kim Jong-un học Mao Trạch Đông để..."thoát Trung"
- Để giảm bớt tình trạng lệ thuộc vào Trung Quốc, Triều Tiên đang tìm cách cải thiện quan hệ với Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga và thậm chí cả Mỹ.
Nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un bất mãn trước việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm Seoul chứ không thăm Bình Nhưỡng.
Theo Duowei News một trang tin do Hoa kiều hải ngoại điều hành, tuy không xuất hiện trước công chúng hơn 1 tháng qua, nhưng lãnh đạo Kim Jong-un đang dần dần cải thiện quan hệ giữa Triều Tiên với Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Nga, trong khi tìm cách xa rời đồng minh chủ chốt là Trung Quốc.
Mặc dù không xuất hiện ở nơi công cộng, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã gửi một bức điện chúc mừng đến Bắc Kinh vào ngày 1/10, nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tuy nhiên, ông đã không hề đề cập đến "mối quan hệ máu thịt" giữa hai nước trong thời gian Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).
Trong khi đó, ông Kim Jong-un lại cử các quan chức Triều Tiên cấp cao đi thăm Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc và thậm chí cả Mỹ.
Duowei News cho biết mối quan hệ Triều Tiên-Trung Quốc hiện nay giống với quan hệ Liên Xô-Trung Quốc hồi những năm 1970, thời kỳ chia rẽ Trung-Xô. Trong những năm 1970, Chủ tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng Chu Ân Lai đã ve vãn Mỹ và Nhật Bản, những kẻ thù lớn của Liên Xô. Ban lãnh đạo Triều Tiên hiện nay vô cùng bất mãn trước việc Tập Cận Bình đã chọn đến thăm Seoul trước Bình Nhưỡng, sau khi trở thành Chủ tịch Trung Quốc năm ngoái.
Đồng thời, Trung Quốc đã chính thức gia nhập các quốc gia khác phản đối Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân. Đáp lại, Kim Jong-un đã tái khởi động các cuộc đàm phán giữa các quan chức cao cấp của hai miền Triều Tiên tại Panmunjom vào đầu năm nay. Hồi tháng 9/2014, Bình Nhưỡng đã yêu cầu Hàn Quốc chấm dứt các hoạt động tuyên truyền thù địch như một điều kiện để bắt đầu đàm phán.
Trong khi đó, hồi tháng 7/2014, Nhật Bản đã đơn phương dỡ bỏ lệnh trừng phạt Triều Tiên, sau khi nước đạt được một sự đồng thuận trong quá trình đàm phán về công dân Nhật Bản bị bắt cóc. Cuối tháng Tám, ca sĩ Mỹ Pras - cựu thành viên của ban nhạc Fugees và là một người bạn của Tổng thống Barack Obama - đã được phép đến thăm Bình Nhưỡng trong một cử chỉ được coi là thiện chí.
Sau đó, Bộ trưởng Ngoại giao CHDCND Triều Tiên Ri Su-yong đã đến New York để tham dự kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc LHQ vào cuối tháng 9. Đây là lần đầu tiên một quan chức cấp cao Triều Tiên đến Mỹ, sau khi Kim Jong-un trở thành lãnh đạo tối cao sau cái chết của người cha Kim Jong-il vào cuối năm 2011. Sau chuyến đi New York, Bộ trưởng Ngoại giao Ri Su-yong đi thăm Nga. Duowei News cho biết Triều Tiên đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc bằng cách giảm bớt căng thẳng với các nước láng giềng.
Khi Bình Nhưỡng tổ chức lễ kỷ niệm Chiến tranh Triều Tiên vào tháng 7/2014, vai trò của Trung Quốc đã không được đề cập đến, mặc dù sự can thiệp của hàng triệu lính Trung Quốc đã đóng vai quyết định trong việc ngăn chặn sự thất bại của CHDCND Triều Tiên và đẩy lui các lực lượng của Liên Hợp Quốc do Mỹ cầm đầu trở lại vĩ tuyến 38.
Duowei News cho biết có nhiều dấu hiệu cho thấy nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un đang "học tập" kế sách của Mao Trạch Đông hồi những năm 1970. Chuyến thăm Trung Quốc của Nixon thời kỳ đó đã đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử Chiến tranh lạnh.
Rất có thể, người ta sẽ được chứng kiến việc một tổng thống Mỹ đứng ở Bình Nhưỡng trong vài năm tới.
MINH ĐỨC
Theo Vietbao
Lịch sử Trung Quốc đã bất công với "người kế thừa của Mao Trạch Đông"? Ngày 7/10, 38 năm trước, Hoa Quốc Phong - người kế thừa của Mao Trạch Đông - chính thức trở thành nhân vật quyền lực nhất Trung Quốc khi nắm quyền đảng, chính phủ và quân đội. Trang BBC tiếng Trung đăng tải bài phân tích viết, ngày 7/10/1976, tức ngày thứ hai sau vụ bắt giữ "bè lũ 4 tên", kết thúc...