Khám phá “góc thanh thản” trong căn nhà truyền thống của người Nhật
Những khu vườn nhỏ trong sân nhà của người Nhật, được gọi là tsubo-niwa, thể hiện sự kết nối với thiên nhiên và hành động thiền định.
Thuật ngữ “tsubo-niwa” bao gồm tsubo – một đơn vị đo lường Nhật Bản có diện tích bằng hai tấm chiếu tatami (khoảng 3,3 mét vuông), và “niwa” có nghĩa là “khu vườn”. Tsubo-niwa được mô tả là “khu vườn gần như nằm trong nhà” và là đặc điểm chính của một số ngôi nhà truyền thống tại Nhật Bản.
Tsubo-niwa là những khu vườn có diện tích rất nhỏ nằm bên trong nhà của người Nhật – Nguồn ảnh: Kyoto Journal
Mỗi khu vườn đều mang lại cảm giác gần gũi với thiên nhiên cho chủ nhân ngôi nhà – Nguồn ảnh: Machiya Residence
Tsubo-niwa bắt đầu xuất hiện tại Kyoto thế kỷ 8 và 9, ở sân trong của các cung điện thời Heian để mang lại sự gắn kết với thiên nhiên và đảm bảo tính riêng tư cho người sống ở phía sau. Tới thời Edo, các thương gia bắt đầu xây dựng tsubo-niwa để làm không gian chuyển tiếp và ngăn cách giữa cửa hàng và nhà ở của họ.
Tsubo-niwa có thể bao gồm các thảm thực vật, cây nhỏ, đèn lồng đá, tsukubai hoặc kèm theo các tượng điêu khắc – Nguồn ảnh: Kyoto Journal
Video đang HOT
Theo truyền thống, tsubo-niwa có thể bao gồm một thảm thực vật bao phủ mặt đất, hoặc một tảng đá và cây cối như momiji hoặc cây phong Nhật Bản có lá đổi màu vào mùa thu. Điểm nhấn của khu vườn thường là những chiếc đèn lồng bằng đá và tsukubai – một chiếc chậu nhỏ đựng nước dùng để rửa tay nhằm thanh tẩy cơ thể. Tsubo-niwa cũng có thể chứa các tác phẩm điêu khắc hoặc được rải sỏi trên phần lớn diện tích.
Tsubo-niwa cũng có thể chỉ gồm một diện tích nhỏ trong sân được trải đầy sỏi – Nguồn ảnh: The Garden of Zen
Tsubo-niwa có lúc đóng vai trò như một yếu tố kiến trúc để căn nhà trông rộng rãi và sáng sủa hơn – Nguồn ảnh: Pinterest
Mục đích chính của tsubo-niwa là tạo ra sự gắn kết với thiên nhiên cho chủ nhân ngôi nhà. Bên cạnh đó, nó là một yếu tố kiến trúc giúp mang lại cảm giác về sự rộng rãi, thoáng đãng và sáng sủa cho toàn bộ không gian. Một số tsubo-niwa còn hoạt động như một giếng trời, cung cấp gió cho cả căn nhà.
Tsubo-niwa được coi như “góc thanh thản” trong căn nhà Nhật – Nguồn ảnh: Muza chan
Tsubo-niwa thường được thiết kế để những người ở trong nhà có thể nhìn thấy chúng khi đang thư giãn hoặc ăn tối. Đó là lý do mà khu vườn này được coi là “góc thanh thản” của toàn bộ căn nhà, nơi mà người chủ có thể tạm gác lại những lo lắng và căng thẳng trong cuộc sống.
Tsubo-niwa là nơi mà chủ nhà có thể tạm gác lại những lo lắng để tìm về với sự an yên trong tâm hồn – Nguồn ảnh: Pinterest
Ngày nay, tsubo-niwa xuất hiện tại nhiều khu dân cư, khách sạn, nhà hàng và các tòa nhà công cộng trên thế giới như một nét đặc trưng của phong cách kiến trúc Nhật Bản.
Nhà gỗ Machiya: Không gian sống truyền thống đậm chất cố đô
Được gọi là "hang lươn", nhà gỗ truyền thống machiya là nơi người dân ở cố đô Nhật Bản vừa kinh doanh, vừa sinh sống.
Khoảnh vườn nhỏ là yếu tố không thể thiếu trong thiết kế nhà gỗ machiya. Ảnh: Nippon
Những ngô nhà phố machiya của Kyoto không chỉ toát lên vẻ tinh tế về mặt thẩm mỹ mà còn là không gian sống vô cùng thoải mái, với khả năng điều tiết nhiệt độ, độ ẩm, cũng như khả năng chống chọi với động đất. Những ngôi nhà bằng gỗ truyền thống mang theo nhiều cải tiến mà người Nhật ở cố đô đã phát triển suốt một thiên niên kỷ qua.
Kiến trúc sư Matsui Kaoru cho hay: "Hồi thế kỷ 8, khi Kyoto trở thành kinh đô của Nhật Bản, machiya là từ dùng để chỉ các lán nhỏ trong chợ, nơi buôn bán hàng hóa. Sau này người ta bổ sung thêm khu sinh hoạt và cuối cùng ngôi nhà này đã biến chuyển thành machiya mà ta thấy ngày nay".
Khi thành phố và lối sống phát triển qua nhiều thế kỷ, những ngôi nhà phố nơi mọi người sinh sống cũng vậy. Nhiều sự cải tiến đã được áp dụng trong thiên niên kỷ qua và các tiêu chuẩn dần thành hình. Hiện nay ở Kyoto có khoảng 40.100 dinh thự bằng gỗ kiểu truyền thống được xây dựng trước năm 1950.
Yếu tố tự nhiên
Kiểu nhà gỗ machiya mà ta thấy ngày nay ở Kyoto được phát triển vào giữa thời Edo và được xây bằng vật liệu hoàn toàn tự nhiên. Nhà cũng được cải tạo theo chu kỳ phát triển tự nhiên của vật liệu đã xây nên nó.
"Ví dụ, năm nào cũng có rơm rạ nên vật liệu này được thay thế hàng năm", kiến trúc sư Matsui nói, "Mitsumata và kzo - cây có vỏ để làm giấy washi - và tre cần khoảng ba năm phát triển để đủ điều kiện khai thác, nên đồ đạc bằng giấy và tre vài năm mới thay một lần. Cây cối mất vài thập kỷ mới trưởng thành nên người ta đã áp dụng nhiều phương pháp để kéo dài tuổi thọ của gỗ".
Chính vì vật liệu xây dựng là tự nhiên, nên bất cứ thứ gì được thay thế đều có thể đem làm chất đốt trong bếp, còn tro thì được người nông dân sử dụng làm phân bón. Những ngôi nhà machiya của Kyoto đã tạo ra một lối sống bền vững về mặt sinh thái.
Phương pháp shinkabe-zukuri là cách để kiểm soát độ ẩm trong nhà machiya. Ảnh: Nippon
Một điểm đặc biệt khác của nhà machiya ở Kyoto là khả năng điều chỉnh độ ẩm. Matsui giải thích: "Độ ẩm khoảng 50-60% có thể được duy trì quanh năm. Ngay cả khi không khí bên ngoài trở nên ẩm ướt, tức là khoảng 80%, thì bên trong nhà vẫn khô hơn. Đó là nhờ shinkabe-zukuri, phương pháp xây dựng khiến cột đỡ nhà vẫn được để lộ ra bên ngoài phần tường trát. Điều này đặc biệt hiệu quả trong điều chỉnh độ ẩm".
Ví dụ, trong mùa mưa, lớp giấy phủ cửa trượt shji trở nên ẩm, nặng. Khi đó, những cây cột này sẽ hấp thụ hơi ẩm, khiến ngôi nhà được thông thoáng hơn.
Hành lang engawa bên ngoài giúp cách nhiệt. Ảnh: Nippon
Ngoài ra machiya còn được thiết kế để tăng khả năng đón ánh mặt trời, cũng như không khí. Mái hiên rộng giúp tránh ánh nắng chói chang của mùa hè nhưng lại để ánh nắng vào phòng khi mặt trời mùa đông xuống thấp. Trong khi đó, phần hành lang engawa bên ngoài cửa trượt tạo hiệu ứng cách nhiệt. Còn khu vườn nhỏ đặt trong khuôn viên nhà thì chịu trách nhiệm lấy ánh sáng và thông khí.
Căn bếp của mẹ đảm Hà Nội gọn đẹp, ngăn nắp như trong tạp chí nhờ học hỏi bí quyết tối giản của người Nhật Không gian bếp được bố trí khá ngăn nắp, đầy đủ công năng và quan trọng là mang lại sự thuận tiện trong quá trình nấu nướng. Tất cả có được đều nhờ những bí quyết học hỏi từ lối sống tối giản của người Nhật. Cũng như nhiều người phụ nữ khác, khi chọn lựa căn hộ và thiết kế các công...