Khám phá gây ’sửng sốt’ về loài ếch thủy tinh
Ếch thủy tinh là động vật hoạt động về đêm, có chiều dài từ 2cm-7,6cm. Loài ếch này còn rất nhiều điều thú vị đang chờ bạn khám phá.
Cơ thể của ếch thủy tinh có màu xanh sáng hoặc xanh ô-liu với những chấm đen, trắng, xanh da trời hoặc xanh lá cây. Ở một số loài, xương của nó có màu xanh lá cây hoặc trắng. Đặc biệt, lớp da bụng của nó hơi mờ, nửa trong suốt. Vì thế, nếu nhìn từ dưới lên, bạn có thể thấy tim, gan và ruột của loài ếch này.
Đôi khi ếch thủy tinh bị nhầm với ếch cây. Tuy nhiên, không giống như ếch cây, ếch thủy tinh có đôi mắt to ở phía trước trong khi đôi mắt của ếch cây nằm ở hai bên đầu.
Video đang HOT
Ếch thủy tinh có thị lực tốt, giúp nó phát hiện ra con mồi tiềm năng một cách dễ dàng. Đây là loài động vật ăn thịt, thức ăn của nó chủ yếu là côn trùng thân mềm và các loài nhện. Ếch thủy tinh là một phần quan trọng của hệ sinh thái vì chúng giúp kiểm soát số lượng côn trùng.
Mùa giao phối của loài ếch thủy tinh thường diễn ra sau mùa mưa. Ếch cái đẻ từ 20-30 quả trứng, và những quả trứng này bám vào mặt dưới của những chiếc lá nổi trên mặt nước. Ếch đực sẽ chăm sóc và vào bảo vệ trứng khỏi những côn trùng và các loài ký sinh. Sau 2 tuần, trứng nở thành nòng nọc và rơi xuống nước.
Do kích thước nhỏ nên ếch thủy tinh dễ dàng trở thành mục tiêu của một số động vật săn mồi kích thước lớn. Kẻ thù chính của nó bao gồm rắn, động vật có vú và các loài chim. Trong môi trường hoang dã, tuổi thọ của ếch thủy tinh thường kéo dài từ 10-14 năm.
Hà Nguyễn
Theo Kiến thức
Điểm danh những loài vật kỳ dị tự chửa rồi đẻ
Thằn lằn lưỡng tính, luân trùng Bdelloid, rệp vừng... là những loài động vật kỳ dị có thể tự sinh sản mà không cần người bạn đời để duy trì giống nòi.
Luân trùng (trùng bánh xe) là những động vật khoang giả, có chiều dài từ 0,1 - 0,5 mm, sống phổ biến trong các khu vực nước ngọt. Loài vật kỳ dị này đã sống sót hơn 80 triệu năm mà không cần tình dục và chưa có một con đực nào của loài này được phát hiện. Luân trùng lấy những gene xung quanh đã bị bỏ đi để ghép vào cơ thể của mình. Chúng gắn các gene này vào đầu bộ gene và truyền cho những đứa con nhân bản của mình.
Không chỉ có thể tự tái tạo phần đuôi của mình, loài thằn lằn trinh nữ Whiptail (thuộc chi Cnemidophorus) có một "mánh" khác trong việc duy trì nòi giống: tự nhân bản chính mình. Trên thực tế, loài thằn lằn này chỉ tồn tại con cái và sinh sản bằng phương pháp thụ thai đơn tính - tức là trứng của loài này không cần qua thụ tinh, mà phát triển luôn thành cá thể mới.
Một số loài cá mập trong đó có cá mập đầu búa và cá mập tre đốm trắng cũng thuộc loài thụ thai đơn tính. Sau khi quan sát sự thụ thai đơn tính ở loài cá mập búa trong điều kiện nuôi nhốt, các nhà khoa học ở Viện Hải dương học Belle Isle đã thử nghiệm với loài cá mập tre đốm trắng và thành công. Một số nhà nghiên cứu đặt giả thuyết, chính khả năng thụ thai đơn tính này đã giúp cá mập trở thành một trong những loài động vật sống lâu trên Trái đất.
Một số loài sao biển sử dụng hình thức sinh sản vô tính phân mảnh như việc sinh sản chính của mình. Sao biển có thể tự tái tạo từ các "cánh tay" nếu những "cánh tay" này gắn liền với một phần "chiếc đĩa trung tâm". Ở một số loài, "cánh tay" tự động tách ra và phát triển thành một cá thể mới có đặc tính di truyền giống hệt bản thể cũ.
Những con rệp vừng cái có khả năng tự nhân bản bằng cách tạo ra 100 bản sao mang toàn bộ ADN của mình và không bị xáo trộn bởi những gene khác. Những đứa con của rệp vừng có vòng đời đến 40 ngày và chúng cũng tạo ra những bản sao của riêng mình. Sau quãng thời gian ngắn của mùa Hè, một con rệp vừng đủ sức "sáng chế" được cả đoàn quân.
Nguyên Thảo
Theo Kiến thức
Australia cứu loài cây cổ tuổi đời hơn 200 triệu năm khỏi cháy rừng Nhà chức trách Australia ngày 16-1 cho biết đã triển khai một chiến dịch bí mật để cứu loài thông Wollemi - một loại cây lá kim có từ thời tiền sử còn có tên gọi khác là 'cây khủng long' khỏi các đám cháy rừng đang hoành hành dữ dội ở khu vực đông nam đất nước. Chỉ còn chưa đến 200...