Khám phá Dương vật ngắn – dài?
Theo các chuyên gia, khoảng 25% nam giới gặp trục trặc trong chuyện phòng the đổ lỗi cho kích cỡ của “cậu nhỏ”. Nỗi ám ảnh này có thể xuất hiện từ thời thơ ấu và làm hỏng chuyện chăn gối của họ.
Trước đây, đối với đàn ông Hy Lạp, quan niệm “cậu nhỏ” nên nhỏ thôi. Theo một nhà triết học người Hy Lạp, dương vật quá dài là biểu hiện của triệu chứng vô sinh ở nam giới.
Ở Colombia và cộng đồng những người Ấn Độ dòng Desana-Tukano, cho rằng chỉ những người đàn ông có “cậu nhỏ” bằng kích cỡ của con chim ruồi mới có thể thành đạt.
Còn ở châu Âu, đàn ông thường cho rằng kích cỡ “cậu nhỏ” của họ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng chăn gối của họ. Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh rằng điều này không phải lúc nào cũng đúng.
Đâu là kích cỡ “chuẩn”?
Dương vật phát triển kích cỡ cho đến tận thời kỳ cuối cùng của giai đoạn phát triển của các em trai. Do đó, các em trai trong gia đoạn dậy thì đừng vội so sánh kích cỡ cậu nhỏ của mình với các bạn nam khác và lo lắng. Khi các em bước vào độ tuổi 17 hoặc 18, lúc này “cậu nhỏ” mới có độ dài lớn nhất.
Theo các chuyên gia, dương vật của một bé trai khi mới chào đời dài khoảng từ 3,1 – 3,5cm. Các nhà khoa học thực hiện việc đo đạc này khi dương vật ở trang thái bình thường, không bị kéo dãn. Độ dài này sẽ thay đổi, khoảng 4,7 cm khi các em được 2 tuổi, 5,13cm khi các em được 10 tuổi, 6 – 13cm đối với các em từ 11 – 16 tuổi và 13,3cm đối với người lớn.
Kích cỡ “cậu nhỏ” thay đổi như thế nào?
Từ năm 1687, nhà khoa học Nicolas Venette – Pháp đã tiến hành nghiên cứu về độ dài của “cậu nhỏ” ở những trạng thái khác nhau.
Video đang HOT
Nhiều đàn ông lo lắng về kích cỡ cậu nhỏ.
Các thế hệ nhà khoa học sau ông không ngừng nghiên cứu về lĩnh vực này. Họ tiến hành nghiên cứu độ dài của “cậu nhỏ” khi ở trạng thái nhũn và được kéo dài ra, khi ở trạng thái bình thường và khi căng cứng. Tuy các kết quả có khác nhau nhưng sự khác biệt này không đáng kể.
Dù người đàn ông cao lớn hay thấp bé nhẹ cân, đi giầy cỡ 39 hay 46, nhưng kích cỡ “cậu nhỏ” của họ không phụ thuộc vào hình dáng bên ngoài.
Theo một nghiên cứu của R. Virag được in trong cuốn “Le sexe de l”homme”, độ dài trung bình của dương vật ở trạng thái nhũn và không bị kéo dãn là 10,84cm. Các nhà nghiên cứu cũng đưa ra một con số chênh lệch cho phép tính được độ dài của những “cậu nhỏ” có độ dài ngắn hoặc dài hơn mức trung bình: 1,32cm. Điều đó có nghĩa là 2/3 “cậu nhỏ” có độ dài khoảng từ 9,52cm (10,84 – 1,32) đến 12,16 (10,84 1,32).
Cũng cùng trong nghiên cứu này, “cậu nhỏ” đang căng cứng có độ dài trung bình là 15,11cm. Do đó 2/3 dương vật sẽ nằm khoảng từ 13,33cm tới 16,89cm.
Chu vi trung bình của “cậu nhỏ” là 12,8cm với số chênh lệch là 2,5cm. Như vậy chu vi trung bình tới chu vi lớn nhất là từ 10,3 cm tới 15,3cm.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, các quý ông đừng quá bận tâm tới kích cỡ của cậu nhỏ trong chuyện chăn gối. Tình yêu, sự chia sẻ và cảm thông mới là chìa khóa giúp bạn giữ lửa cho đời sống vợ chồng.
Một vài con số về “cậu nhỏ”
- 8cm: “Cậu nhỏ” dưới 8cm, có nghĩa là cậu nhỏ bị coi là quá bé. Khoảng 3% đàn ông có kích cỡ này. Đối với trường hợp này, có thể can thiệp bằng cách kéo dài dương vật.
- 15cm: là kích cỡ trung bình “cậu nhỏ” của đàn ông Pháp
Theo VTC
Ung thư dương vật: Chia tay với cậu nhỏ
Vì chủ quan, cho rằng "cậu nhỏ" là nơi bất khả xâm phạm, không ít quý ông đã trở nên đau khổ, thất vọng, ám ảnh khi buộc phải "chia tay" với "cậu nhỏ" vì bị ung thư ở giai đoạn muộn.
80% bệnh nhân phải cắt bỏ dương vật
Theo TS Nguyễn Sĩ Hoá, Phó Viện trưởng Viện Da liễu quốc gia, đây chắc chắn là một con số khiến nhiều quý ông phải "rùng mình". Đáng nói, số ca ung thư dương vật đang ngày một tăng. Năm 2007, tại Viện có hơn 50 ca thì 100% số bệnh nhân này phải cắt bỏ hoàn toàn "chỗ ấy".
Số liệu thống kê tại Việt Nam cho thấy, ung thư dương vật khá phổ biến. Vùng Hà Nội, theo ghi nhận ung thư từ năm 1992 đến 1996, tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi là 2,1/100.000dân. Còn tại TP Hồ Chí Minh, bệnh này chiếm khoảng 3,4% tổng số các bệnh về ung thư.
Có nhiều nguyên nhân gây ung thư dương vật, trong đó, phần lớn là do chít hẹp bao quy đầu. Theo TS Hoá, hẹp bao quy đầu không trực tiếp gây ung thư, nhưng nó tạo điều kiện viêm mạn tính niêm mạc bao quy đầu và quy đầu. Tổn thương viêm kéo dài nhiều năm làm biến dị tế bào niêm mạc, biến hoá dần thành ung thư.
Trên thực tế, 90% bệnh nhân ung thư dương vật có tật hẹp bao quy đầu, viêm quy đầu thường xuyên, đời sống nghèo, vệ sinh cá nhân kém. Số còn lại là do bệnh sùi mào gà đường sinh dục, có nguyên nhân từ bệnh lây qua đường tình dục...
"80% bệnh nhân phải cắt bỏ dương vật là do người bệnh đến viện khi bệnh tình đã ở giai đoạn muộn. Vì khi dương vật, bao quy đầu có dấu hiệu viêm loét, người bệnh chỉ nghĩ đơn giản là bệnh hoa liễu thông thường nên chủ quan không đi khám sớm. Thực tế, nhiều bệnh nhân đến viện Da liễu nhằm mục đích điều trị hoa liễu thông thường", TS Hoá nói.
Còn thực tế điều trị ung thư dương vật tại bệnh viện K cũng cho thấy, đa số người bệnh đến viện khi đã quá muộn, không còn khả năng bảo tồn dương vật. Cụ thể, có khoảng 57% vào viện sau 6 tháng xuất hiện thương tổn, 29% để bệnh kéo dài trên 1 năm. 93% số bệnh nhân trước khi đến bệnh viện đã tự điều trị bằng nhiều phương pháp, tự bôi thuốc, đi chữa thầy lang... Khi đó, khối u đã di căn, nên không chỉ phải cắt bỏ toàn bộ dương vật, mà việc duy trì được cuộc sống người bệnh cũng rất khó khăn, chỉ khoảng 30% người bệnh sống được trên 5 năm. Trong khi đó, nếu phát hiện sớm, việc điều trị không mấy khó khăn và đạt hiệu quả cao.
"Cắt" là "hết"?
Đó là sự băn khoăn, lo lắng của rất nhiều người khi bác sĩ có chỉ định phải cắt bỏ toàn bộ dương vật. Theo TS Hoá, việc bảo tồn dương vật, hay cắt một phần, cắt toàn bộ, thậm chí phải "nạo vét" hạch bẹn do ung thư xâm nhập... là tuỳ thuộc bệnh cảnh của từng người.
Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, người bệnh sẽ được điều trị bảo tồn dương vật. Tuy nhiên, hiếm người bệnh có được cơ may đó, vì đa phần, họ đều đến viện khi đã quá muộn. Còn khi đã có di căn hạch, chỉ định cắt cụt toàn bộ dương vật là khó tránh khỏi.
Bệnh nhân N.V.V, 50 tuổi ở Ninh Bình mới được phẫu thuật cắt cụt dương vật và vét hạch hai bên bẹn. Hiện, bệnh nhân này vẫn đang được phối hợp xạ trị sau phẫu thuật. BS điều trị cho biết, anh V buộc phải cắt bỏ "cậu nhỏ" là vì đã có di căn hạch. Anh V vào viện khi đã ở giai đoạn muộn, bị loét, sùi dương vật và bị sốt cao. Bệnh nhân này có tiền sử là hẹp bao quy đầu từ nhỏ, nhưng thấy không ảnh hưởng quá nhiều đến sinh hoạt, nên anh V không đi tách bao quy đầu. Các bác sĩ đánh giá, khả năng bị viêm tái phát bao quy đầu kéo dài đã gây nên tình trạng bệnh lý nghiêm trọng của anh hiện tại.
Theo TS Hóa, sau khi phẫu thuật cắt bỏ dương vật và điều trị ổn định, Viện sẽ tạo hình dương vật giả cho bệnh nhân, tuy nhiên, chất lượng sống của người bệnh chắc chắn bị ảnh hưởng, vì "đồ giả" không thể như "đồ thật".
Vì thế, để tránh lâm vào tình cảnh này, mỗi người cần có ý thức đi khám sớm khi có biểu hiện nghi ngờ. Khi bị hẹp bao quy đầu, nên đi khám, cắt tách để giảm nguy cơ ung thư từ nguyên nhân này.
Tốt nhất cần xử lý chít hẹp bao quy đầu từ khi còn nhỏ, 1 - 2 tuổi. Ở giai đoạn này, việc xử lý rất đơn giản, chỉ cần cắt ở chỗ chít hẹp. Còn nếu để quá tuổi trưởng thành mới can thiệp, bao quy đầu sẽ khó bóc tách hết, chưa kể những trường hợp đã có biến chứng xơ chai hoặc ung thư do quá lâu ngày.
Theo Dân Trí
Rắc rối chuyện Theo các chuyên gia, khoảng 25% nam giới gặp trục trặc trong chuyện phòng the đổ lỗi cho kích cỡ của "cậu nhỏ". Nỗi ám ảnh này có thể xuất hiện từ thời thơ ấu và làm hỏng chuyện chăn gối của họ. Trước đây, đối với đàn ông Hy Lạp, quan niệm "cậu nhỏ" nên nhỏ thôi. Theo một nhà triết học...